Cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì? Mục đích thi khoa học kỹ thuật là gì? sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết sau đây.
Tại Việt Nam, cuộc thi khoa học kỹ thuật do ngành giáo dục tổ chức với đối tượng dự thi là học sinh và thầy cô giáo trong cả nước. Cuộc thi được tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới, khuyến khích sự sáng tạo trong môi trường học tập, phát triển năng lực của học sinh. Vậy Cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì?
Cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì?
Cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật, Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật hay Hội thi Khoa học kỹ thuật (SEF: Science and Engineering Fair) là các cuộc thi trưng bày và trao giải cho các phát minh, giải pháp khoa học kỹ thuật công nghệ có ích của các cá nhân và tổ chức.
Mục đích cuộc thi khoa học kỹ thuật
Khuyến khích học sinh trung học NCKH; sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
– Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chấtcủa học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.
– Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Triển khai giáo dục tích hợp về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (Science-Technology-Engineering-Mathematic: STEM) trong giáo dục phổ thông theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
– Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học.
– Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.
Các lĩnh vực thi khoa học kỹ thuật
Các dự án có thể đăng ký dự thi ở 22 lĩnh vực sau đây:
STT |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực chuyên sâu |
1 |
Khoa học động vật |
Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;… |
2 |
Khoa học xã hội và hành vi |
Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã hội học;… |
3 |
Hóa Sinh |
Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;… |
4 |
Y Sinh và khoa học Sức khỏe |
Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;… |
5 |
Kĩ thuật Y Sinh |
Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;… |
6 |
Sinh học tế bào và phân tử |
Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;… |
7 |
Hóa học |
Hóa phân tích; Hóa học trênmáy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;… |
8 |
Sinh họctrên máy tính và Sinh -Tin |
Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;… |
9 |
Khoa học Trái đất và Môi trường |
Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;… |
10 |
Hệ thống nhúng |
Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;… |
11 |
Năng lượng: Hóa học |
Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;… |
12 |
Năng lượng: Vật lí |
Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;… |
13 |
Kĩ thuật cơ khí |
Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;… |
14 |
Kĩ thuật môi trường |
Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;… |
15 |
Khoa học vật liệu |
Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano;Pô-li-me;… |
16 |
Toán học |
Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;… |
17 |
Vi Sinh |
Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng;Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;… |
18 |
Vật lí và Thiên văn |
Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học;Lý – Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học;Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;… |
19 |
Khoa học Thực vật |
Nông nghiệp;Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;… |
20 |
Rô bốt và máy thông minh |
Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;… |
21 |
Phần mềm hệ thống |
Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;… |
22 |
Y học chuyển dịch |
Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;… |
Tiêu chí đánh giá dự án thi khoa học kỹ thuật
Thứ nhất: Đối với dự án khoa học
– Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;
– Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
– Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm;
– Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí nêu trên): 20 điểm;
– Trình bày:35 điểm (poster: 10 điểm; trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
Thứ hai: Đối với dự án kĩ thuật
– Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm;
– Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;
– Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm;
– Tính sáng tạo (thể hiện trong 3 tiêu chí nêu trên): 20 điểm;
– Trình bày: 35 điểm (poster: 10 điểm; trả lời phỏng vấn: 25 điểm).
Trong quá trình chấm thi, các tiêu chí nói trên được xem xét, đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu và chỉ cho điểm sau khi đã xem xét, đối chiếu với các minh chứng khoa học về quá trình nghiên cứu được thể hiện trong các phiếu ghi và sổ tay NCKH của học sinh.
Quy trình chấm dự án thi khoa học kỹ thuật
Mỗi dự án được đánh giá thông qua 2 vòng độc lập:
– Đánh giá thông qua hồ sơ dự án dự thi đối với các tiêu chí: Câu hỏi nghiên cứu/Vấn đề nghiên cứu; Kế hoạch nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu; Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu/xây dựng và thử nghiệm).
– Đánh giá thông qua poster và phỏng vấn đối với các tiêu chí: Tính sáng tạo (câu hỏi nghiên cứu/vấn đề nghiên cứu; kế hoạch và phương pháp nghiên cứu; tiến hành nghiên cứu); Trình bày (poster; trả lời phỏng vấn): Mỗi giám khảo tiến hành chấm độc lập tại gian trưng bày của từng dự án được phân công. Tại gian trưng bày, thí sinh trình bày tóm tắt về dự án bằng tiếng Việt (thí sinh được sử dụng các hình ảnh, video clip trên máy tính xách tay để minh họa); giám khảo phỏng vấn và thí sinh trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt.
Trên đây là nội dung Cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì và một số thông tin liên quan đến cuộc thi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.