Hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm các hành vi chiếm đoạt tác phẩm, mạo danh… Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả như thế nào?
Xâm phạm quyền sở hữu và xử lý xâm phạm quyền tác giả là các vấn đề pháp lý được nhiều người quan tâm và đề cập. Nhất là hiện nay, tình trạng xâm phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan, mà chủ sở hữu không biết cách xử lí. Vậy nên Luật LVN Group sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về luật pháp, am hiểu hơn và cần xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả như thế nào.
Vậy quyền tác giả là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến chủ sở hữu, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống các loại cây trồng. Trong đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình làm ra hoặc mình sở hữu nó.
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả – Luật LVN Group
Hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm các hành vi chiếm đoạt tác phẩm, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm ra ngoài mà không được sự cho phép của tác giả,…cụ thì những hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm:
+ Ăn cắp bản quyền đối với các tác phẩm văn học, các tác phẩm nghệ thuật và khoa học.
+ Mạo danh chủ sở hữu tác phẩm đó.
+ Công bố tác phẩm, phân phối tác phẩm ra ngoài thị trường mà không được sự cho phép của tác giả.
+ Sửa chữa tác phẩm, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm làm tổn hại đến danh tiếng của tác giả.
+ Sao chép bất hợp pháp các tác phẩm mà không được sự cho phép.
+ Làm tác phẩm phái sinh mà không được sự cho phép của chủ sở hữu.
+ Sử dụng tác phẩm tự do mà không được sự cho phép của chủ sở hữu, không trả phí nhuận bút, tiền thù lao.
+ Nhân bản, phân phối, trưng bày tràn lan, sản xuất bản sao hoặc truyền đạt tác phẩm đến các mạng xã hội mà không được sự cho phép.
+ Xuất bản các tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả.
+ Cố ý xóa, thay đổi thông tin bừa bãi trong tác phẩm của một tác giả nào đó.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Như thế nào là quyền tự bảo vệ bản quyền?
Khi phát hiện ra tác phẩm của mình bị xâm phạm bản quyền thì tác giả của tác phẩm có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, lợi ích của mình.
Theo pháp luật ta có những biện pháp sau:
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm mà mình gây lên, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định: tùy theo tính chất, mức độ hành vi xâm phạm gây ra, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đúng quy định pháp luật.
+ Khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu.
Vậy cần xử lí hành vi xâm phạm quyền tác giả như thế nào và bảo vệ quyền lời của mình ra sao?
Cần xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả như thế nào?
Quy định của luật pháp đã có như sau: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất của tình huống, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
– Biện pháp dân sự
Tòa án đã áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý những đối tượng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm mà mình đã gây lên.
+ Buộc xin lỗi chủ sở hữu tác phẩm, cải chính công khai.
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự không chống đối.
+ Buộc bồi thường thiệt hại theo bên tác giả, chủ sở hữu.
+ Buộc tiêu hủy hành vi mình làm ra hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng với yêu cầu không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng xây dựng, khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
– Biện pháp hành chính
+ Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả của tác phẩm đó, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo làm ảnh hưởng uy tín của tác giả về sở hữu trí tuệ quy định hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, sẽ phải chịu mức phạt và thủ tục xử phạt. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh ăn cắp bản quyền thuộc lĩnh vực về sở hữu trí tuệ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Trên đây là một số thông tin về chủ đề “xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả như thế nào” nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn và nhận ra khi gặp phải những đối tượng, hành vi xâm phạm nào đó. Nếu bạn đang gặp vấn đề, hãy liên hệ với Luật LVN Group qua nhiều hình thức mà bạn muốn để thử dịch vụ pháp luật bên chúng tôi. Bạn có thể liên hệ qua:
+ Tổng đài: 1900.0191
+ Số điện thoại dịch vụ: 1900.0191
+ Email: lienhe@luatlvn.vn