Dàn ý nghị luận văn học 2023

Nghị luận văn học là dạng văn bản người viết sử dụng những lý lẽ của mình, để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận, đánh giá của bản thân về một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích, chi tiết nào đó trong văn bản.

Dàn ý nghị luận văn học là một trong những bước cơ bản cần thực hiện khi phân tích một tác phẩm văn học. Trên cơ sở dàn ý và việc nắm vững được cách viết đoạn văn nghị luận văn học các em sẽ dễ dàng hoàn thiện đoạn văn của mình.

Nghị luận văn học là gì?

– Nghị luận văn học là dạng văn bản người viết sử dụng những lý lẽ của mình, để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận, đánh giá của bản thân về một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích, chi tiết nào đó trong văn bản.

– Nghị luận được hiểu là việc dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về những vấn đề mà mình đang nói đến. Lý lẽ và dẫn chính được coi là bản chất quan trọng của nghị luận, để thuyết phục được người khác lắng nghe và bị thuyết phục bởi quan điểm, ý kiến của minh, người nói cần phải có lý luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng.

– Văn nghị luận được coi như là một dạng văn mà trong đó người viết sẽ dùng chính các lý lẽm dẫn chứng để lập luận chỉ ra các điểm nhấn, luận điểm nhằm chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được điểm mấu chốt, tư tưởng và quan điểm của các tác về một vấn đề, hiện tượng nào đó mà tác giả đang muốn hướng đến.

– Trong quá trình ứng dụng nghị luận văn học; người viết phải đưa ra những lý lẽ, luận điểm, luận cứ sắc bén; nhằm bày tỏ quan điểm cá nhân và thuyết phục người đọc.

– Trước khi làm bài văn nghị luận thì cần phải tìm hiểu về nội dung của đề bài. Làm như vậy sẽ giúp các bạn phân tích được hết những câu hỏi mà đề bài yêu cầu.

+ Tìm hiểu đề: Thông thường thì sẽ có hai dạng đề bài: Với dạng đề nổi thì chúng ta sẽ dễ dàng nhật biết được trên câu chữ ,chỉ cần gạch chân là có thể làm dễ dàng. Đối với đề chìm thì các bạn cần nhớ lại nội dung của các tác phẩm đã học, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định mục tiêu đề bài.

+ Tìm ý và lập dàn ý: Ở bước này chúng ta cần tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung của tác phẩm đó, những giá trị này đã được thầy cô giảng rất kỹ trên lớp học.

– Có 7 dạng nghị luận văn học thường gặp đó là:

+ Bình giảng một đoạn thơ: Người viết sẽ được yêu cầu trình bày cảm nghĩ về một đoạn thơ cho trước.

+ Phân tích một bài thơ: Đề bài thường yêu cầu phân tích một khía cạnh nhất định (nghệ thuật, tâm tình…)một bài thơ quen thuộc; từng xuất hiện trong chương trình học hoặc hoàn toàn mới.

+ Phân tích một đoạn thơ: Dạng nghị luận văn học này tương tự với yêu cầu phân tích một bài thơ, tuy nhiên, phạm vi cảm thụ sẽ giới hạn trong một đoạn thơ cho trước.

+ Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi: Đối với các đề văn nghị luận phân tích văn xuôi; người viết thường sẽ phải trình bày cảm nghĩ, bình luận về một vấn đề được chỉ định như nhân vật; tình tiết điển hình; câu nói hoặc một ý kiến nào đó về tác phẩm.

+ Phân tích nhân vật: Dạng nghị luận văn học tập trung vào một nhân vật cụ thể sẽ đòi hỏi phân tích về khuôn mẫu, hành động và nghệ thuật tạo dựng của tác giả.

+ Phân tích một hình tượng: Đề bài yêu cầu phân tích một hình tượng thường dành cho các tác phẩm văn học kinh điển; nhân vật cần khai thác sẽ đại diện cho một tầng lớp, tư tưởng, giá trị nào đó mà tác giả muốn gửi gắm.

+ Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật: Đây là dạng nghị luận văn học tương đối khó; đòi hỏi người viết nắm vững thời gian; bối cảnh của câu chuyện lẫn các yếu tố xung quanh nhân vật. Qua đó lý giải và đưa ra những phân tích cho diễn biến tâm trạng đó một cách hợp lý.

Cách lập dàn ý nghị luận văn học

Việc Dàn ý nghị luận văn học sẽ giúp các bạn học sinh nhớ bài lâu hơn và tiến hành một bài văn nghị luận hoàn hảo, có tính thuyết phục người đọc cao hơn. Nội dung này sẽ hướng dẫn cụ thể hơn.

– Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm, nêu đầy đủ các thông tin như tên tác giả tác phẩm, thời điểm và bối cảnh sáng tác, nội dung khái quát của tác phẩm. Nêu vấn đề cần nghị luận được đưa ra trong đề bài.

– Thân bài:

+ Dựa trên bố cục: Luận điểm 1 – luận cứ 1, 2, 3..  – đưa ra dẫn chứng, Luận điểm 2- luận cứ 1, 2, 3…đưa ra dẫn chứng,…

+ Chỉ ra nội dung và những biện pháp nghệ thuật của đoạn trích/tác phẩm, từ đó giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và giá trị của đoạn trích/tác phẩm đó.

+ Kết hợp giữa các phương pháp bàn luận, chứng minh, phân tích… để làm rõ nội dung.

– Kết bài: Tóm tắt lại nội dung của đoạn trích/tác phẩm và đưa ra nhận định; Rút ra kết luận về chủ đề cần nghị luận; Đưa ra ý kiến cá nhân.

Một số lưu ý khi làm bài văn nghị luận văn học

Ngoài Dàn ý nghị luận văn học Khi làm bài văn nghị luận văn học cần lưu ý một số nội dung sau đây:

– Tìm hiểu kỹ thông tin cơ bản về tác giả (tên tuổi, năm sinh, năm mất, quê quán), bối cảnh sáng tác, thời gian ra đời tác phẩm…

– Tâm tư và hoàn cảnh sáng tác để hiểu hơn về ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.

– Xác định rõ vấn đề cần bàn luận (văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, bình luận một nhận định về tác phẩm, chi tiết hoặc nhân vật trong tác phẩm) để tránh lan man, lạc đề.

– Khi nghị luận về các chủ đề thuộc tác phẩm thơ; người viết nên chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu trúc, nghệ thuật sử dụng ngôn từ… 

– Đối với tác phẩm văn xuôi, người viết nên khai thác đến cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, hình tượng điển hình, hoặc cao trào. Để cho luận điểm thêm xác đáng, bạn hoàn toàn có thể bổ sung hệ thống dẫn chứng vào trong bài.

Các bước làm bài văn nghị luận văn học

Bước 1: Định hướng

– Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản.

– Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định: Thể loại; Nội dung; Giới hạn đề; Yêu cầu phụ

Bước 2: Lập đề cương

– Cần xác định và tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung của tác phẩm.

– Nội dung cơ bản (tìm ý): Ở bước này chúng ta cần tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.

 – Bố cục của bài văn (lập dàn ý): Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý (từ ý lớn đến ý nhỏ, nghệ thuật, nội dung).

Bước 3: Viết bài văn

+ Trên cơ sở đề cương đã được lập, bắt đầu thực hiện việc viết bài văn. Đây là khâu quan trọng nhất.

+ Đây là một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận nên cần lưu ý về đặc điểm chung và đặc điểm về cách thức diễn đạt.

+ Thực hiện theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài (khái quát – phân tích – tổng hợp).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com