Khi có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xử lý thế nào? 2023

Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường, hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Cạnh tranh là động lực giúp thúc để sự phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh có nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh.

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

– Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường.

– Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.

Tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 giải thích về cạnh tranh không lành mạnh như sau:

“6. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”

Như vậy, cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là việc doanh nghiệp không tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh

Ví dụ:

Sản phẩm trà sen vàng H của của một thương hiệu nổi tiếng HY và trà sen vàng F của Công ty sản xuất HF chưa thực sự nổi tiếng, chưa được nhiều khách hàng biết đến.

Sản phẩm trà sen vàng H hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với trà sen vàng F của công ty HF.

Như vậy Công ty F đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm trà sen vàng H và F. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc.

Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà Sen vàng này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả F và H cùng là sản phẩm của công ty HY, vì trông chúng khá giống nhau về vẻ bề ngoài…

Biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh

Theo Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Khi có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xử lý thế nào?

Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, chúng ta sẽ tùy vào trường hợp để có những ứng xử, cách xử lý phù hợp. Nếu đó là cạnh tranh không lành mạnh ở mức độ nhẹ thì mình có thể can thiệp. Còn nếu cạnh tranh ở mực độ lớn thì báo ngay với các cơ quan chức năng để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Cụ thể Mức xử phạt hành chính với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Mục 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:

Ví dụ 1: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh

1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ví dụ 2: Hành vi ép buộc trong kinh doanh

1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh.

3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ví dụ 3: Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác

1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính công khai.

Trên đây là chia sẻ của Luật LVN Group về giải đáp thắc mắc liên quan đến Khi có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xử lý thế nào? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com