Hiện nay, rất nhiều trường hợp cá nhân có hành vi trốn tránh đi khám nghĩa vụ quân sự, trong đó hành vi cố tình uống thuốc để trốn nghĩa vụ quân sự. Vậy sẽ bị xử lý thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
1. Thế nào là trốn tránh nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là hành vi không chấp hành đúng theo những hiệu lệnh sau đây:
– Hiệu lệnh gọi đăng kí nghĩa vụ quân sự.
– Hiệu lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ.
– Hiệu lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Nghĩa vụ quân sự là một trong những trách nhiệm vẻ vang của công dân. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng, ý nghĩa.
Đồng thời theo quy định tại Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
– Hành vi chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Hành vi thực hiện gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
– Hành vi sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
– Hành vi xâm phạm đến thân thể, sức khỏe hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
2. Cố tình uống thuốc để trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý thế nào?
Hành vi uống thuốc để trốn nghĩa vụ tức là công dân dùng các loại thuốc uống làm sai lệch kết quả khám sức khỏe với mục đích để sức khỏe không đáp ứng tiêu chuẩn loại 1, loại 2, loại 3 đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự.
Hành vi này thuộc trường hợp gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 95/2014/TT-BQP, hành vi gian dối sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình hướng dẫn cụ thể như sau:
– Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.
– Trong quá trình thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện hành vi sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân.
– Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.
Do đó, hành vi này sẽ bị chịu chế tài theo quy định của pháp luật.
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hành vi cố ý gian dối trong việc khám sức khỏe để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự: Mức phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự khác cũng bị xử phạt, bao gồm:
– Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu: mức phạt từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
– Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm thực hiện kiểm tra, khám sức khỏe ghi nhận trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự và không có lý do chính đáng: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
– Hành vi cố ý không nhận lệnh gọi đi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự và không có lý do chính đáng: mức phạt từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Mức phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Hành vi hối lộ đưa tiền hoặc tài sản khác có trị giá dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác nhằm mục đích làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe để nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
– Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: mức phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng.
– Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ và không có lý do chính đáng: mức phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định mà có hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ: mức phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
– Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hành vi gian dối trong việc khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự nếu như có đủ dấu hiệu còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 332 Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13, cụ thể như sau:
– Mức phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Công dân có hành vi không chấp hành đúng quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định.
+ Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện.
+ Và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về những hành vi trên hoặc trước đó đã bị kết án về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa tích mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm.
– Mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có hành vi tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình.
+ Thực hiện hành vi phạm tội trong thời chiến.
+ Có hành vi lôi kéo người khác phạm tội.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực quân sự:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 5 triệu đồng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
+ Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 37,5 triệu đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Thực hiện áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 75 triệu đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng:
– Thẩm quyền của thanh tra viên quốc phòng đang thi hành công vụ:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 50 triệu đồng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1 triệu đồng.
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Thẩm quyền của Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 37,5 triệu đồng.
+ Được tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75 triệu đồng.
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
– Thẩm quyền của Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 75 triệu đồng.
+ Thực hiện tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
+ Được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
– Thẩm quyền của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành quân khu:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 37,5 triệu đồng.
+ Được tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75 triệu đồng.
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
– Thẩm quyền của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Bộ Quốc phòng:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 52,5 triệu đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 105 triệu đồng.
– Ngoài ra Công an nhân dân; Quản lý thị trường; Bộ đội biên phòng; Cảnh sá biển cũng có thẩm quyền xử phạt với những hành vi khác trong lĩnh vực biên phòng.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: