Gợi ý đáp án Mô Đun 04 môn Công nghệ thông tin Tiểu Học sẽ giúp giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy cũng như cách thức làm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trong tập huấn mô đun 4 một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn: Phần trắc nghiệm? Phần tự luận? Phần đáp án?
1. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Chương trình môn Công nghệ ở cấp tiểu học nhấn mạnh quan điểm nào?
A. Tất cả các đáp án trên
B. Khoa học, thực tiễn
C. Mở, linh hoạt
A. Hội nhập, khả thi
E. Kế thừa, phát triển
F. Hướng nghiệp
Câu 2: Mục tiêu của mỗi một bài môn Công nghệ ở Tiểu học phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
A. Chỉ cần có một vài thành tố của năng lực chung và năng lực công nghệ
B. Chỉ cần có hành tố của năng lực công nghệ và phẩm chất
C. Chỉ cần có một vài thành tố của năng lực chung và năng lực công nghệ và phẩm chất
D. Có đủ các thành tố của năng lực chung, năng lực công nghệ và phẩm chất
Câu 3: Môn Công nghệ ở cấp tiểu học bao gồm những nội dung nào?
A. Công nghệ và hướng nghiệp
B. Công nghệ và đời sống
C. Thiết kế và đổi mới công nghệ
D. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu
Câu 4: Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống:
Năng lực công nghệ ; hứng thú; thiết kế; trao đổi; nhận xét; nhận biết; sử dụng.
Giáo dục công nghệ ở cấp tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh ……………… trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy ……………… học tập và tìm hiểu công nghệ. Kết thúc tiểu học, học sinh ……………… được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; ……………… được sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản; ……………… được một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; ……………… được ở mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thường gặp; ……………… được vai trò của công nghệ đối với đời sống trong gia đình, ở nhà trường.
2. Phần tự luận:
Câu 1:Dựa vào Chương trình môn học và những hiểu biết của Thầy/cô sau khi tìm hiểu Mô-đun 3, hãy rút ra những kinh nghiệm khi kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ ở cấp Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Câu 2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nhận thức công nghệ | là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức năng, chất lượng, kinh tế – tài chính, tác động môi trường và những mặt trái của kĩ thuật, công nghệ |
Giao tiếp công nghệ | là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ. |
Sử dụng công nghệ | là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn. |
Đánh giá công nghệ | là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ, con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ chủ yếu ở Việt Nam. |
Thiết kế kĩ thuật | là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ trong sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật. |
Câu 3: Theo Thầy/ Cô, vai trò của việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Công nghệ là gì?
Câu 4: Trong quy trình xây dựng Kế hoạch dạy học cụ thể, Thầy cô đã thực hiện những bước nào sau đây?
Câu 5: Thầy/cô hãy so sánh điểm chung và riêng của các nguyên tắc xây dựng KHGD môn học và KHBD. Lý giải tại sao lại có những khác biệt này?
Câu 6: Thầy/cô hãy áp dụng quy trình xây dựng KHBD vừa học để xây dựng một KHBD cho một chủ đề/bài học của môn Công nghệ.
Câu 7: Theo Thầy/cô trong những nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học môn Công nghệ, nguyên tắc nào cần chú trọng nhưng dễ bị lơ là nhất? Thầy/cô tự rút ra lưu ý gì cho riêng mình khi xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn của mình?
Câu 8: Dựa vào việc tự xây dựng KHDH và theo dõi các ví dụ minh họa, Thầy cô rút ra kinh nghiệm gì về việc xây dựng KHDH môn Công nghệ cấp tiểu học?
Câu 9: Dựa trên ví dụ minh họa về xây dựng kế hoạch bài dạy thuộc phần Công nghệ trong mục này, Thầy, Cô hãy phân tích và đánh giá kế hoạch dạy học đó.
3. Phần đáp án:
3.1. Phần trắc nghiệm:
Câu 1:Đáp án: A. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Đáp án: C. Chỉ cần có một vài thành tố của năng lực chung và năng lực công nghệ và phẩm chất
Câu 3:Đáp án: A. Công nghệ và hướng nghiệp
3.2. Phần tự luận:
Câu 1: Giáo dục công nghệ ở cấp tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ. Kết thúc tiểu học, học sinh sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế được sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản; trao đổi được một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét được ở mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thường gặp; nhận biết được vai trò của công nghệ đối với đời sống trong gia đình, ở nhà trường.
Câu 2: Giáo viên đưa ra khẳng định về sự cần thiết và những việc cần làm của học sinh để học sinh tự phản ánh được quá trình học tập của chính mình và điều chỉnh để học sinh có tầm hiểu sâu sắc hơn về nâng cao năng lực và phẩm chất của học sinh đảm bảo tính chuẩn xác, đảm bảo tính tin cậy, đảm bảo tính chân thực, đảm bảo tính thực tế và hiệu quả.
Câu 3:
1 – Nhận thức công nghệ: là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ, con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ chủ yếu ở Việt Nam.
2- Giao tiếp công nghệ: là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ trong sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật.
3- Sử dụng công nghệ: là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ.
4- Đánh giá công nghệ: là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức năng, chất lượng, kinh tế – tài chính, tác động môi trường và những mặt trái của kĩ thuật, công nghệ
5- Thiết kế kĩ thuật: là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn.
Câu 4:
Xây dựng kế hoạch dạy học môn công nghệ theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và trình bày các nhiệm vụ giảng dạy cần phải thực hiện trong năm học, giúp giáo viên thực hiện công việc giảng dạy một cách chủ động, toàn diện. Giáo viên có thể sử dụng kế hoạch dạy học môn công nghệ như một danh sách các công việc và thực hiện theo dõi tiến trình học tập trong năm học. Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch dạy học mông công nghệ, giáo viên có cơ sở để phát triển các kế hoạch bài học hoặc chủ đề cụ thể, tiến hành giảng dạy hiệu quả hơn.
Câu 5:
Quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ
Bước 1: Phân tích các văn bản pháp luật, hướng dẫn (Chương trình tổng thể, Chương trình môn học; Hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT,…) về giáo dục.
Mục tiêu: Xác định các yêu cầu cốt lõi của Chương trình tổng thể, chương trình môn Công nghệ cấp tiểu học trong chương trình GDPT về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá … của môn và yêu cầu của ngành; xác định trọng tâm của KHGD nhà trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện, triển khai chuyên môn của các cấp quản lí trong năm học.
Cách thực hiện: Tổ chuyên môn Công nghệ họp, nghiên cứu, phân tích các văn bản, các chương trình, văn bản pháp quy, hướng dẫn chuyên môn.
Sản phẩm: Bản báo cáo tổng hợp kết quả, trong đó xác định các yêu cầu cốt lõi trong Chương trình tổng thể, chương trình môn Công nghệ cấp tiểu học trong chương trình GDPT về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá.. chất lượng môn học và yêu cầu; trọng tâm của KHGD nhà trường, các văn bản hướng dẫn thực hiện, triển khai chuyên môn của các cấp quản lí trong năm học.
Bước 2: Phân tích đặc điểm, điều kiện của nhà trường và từng đối tượng học sinh
Bước 3: Xây dựng tổng thể KHGD môn Công nghệ
Bước 4: Hoàn thiện và phê duyệt văn bản KHGD của môn Công nghệ trong chương trình.
Câu 6:
Kế hoạch dạy học là kịch bản dạy học do giáo viên tự thiết kế, bao gồm các hoạt động của giáo viên và học sinh trong một tiết học cụ thể, nhằm hiện thực hóa kế hoạch giáo dục môn học phù hợp với đối tượng học sinh trong những điều kiện thời gian và môi trường cụ thể, đồng thời, giúp giáo viên chủ động về thời gian.
Câu 7:
BÀI 5: MÁY THU HÌNH
I. Yêu cầu cần đạt
– Về năng lực công nghệ:
+ Cần trình bày được tác dụng của máy thu hình (tivi) trong gia đình.
+ Xác định chuỗi hoạt động học của kế hoạch bài dạy tương ứng với các mục tiêu của bài học Trên cơ sở mục tiêu và nội dung kiến thức. Chuỗi các hoạt động học này chính là khung kịch bản giảng dạy cho tổng thể bài học, làm cho kế hoạch bài học sẽ logic, hợp lí, đảm bảo thực hiện được đầy đủ mục tiêu của bài học, không vượt quá/ bỏ sót và hạn chế sự trùng lặp về mục tiêu trong các hoạt động của bài học.
Câu 8:
Nguyên tắc cần chú trọng là 3 và 4 .
Bởi vì, khi xây dựng tổ, nhóm cần đảm bảo các nguồn lực xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường; có lộ trình, kế hoạch thực hiện chi tiết, khả thi, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lí giáo dục, các lực lượng bên ngoài nhà trường với các trường tiểu học để tạo mọi điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
Câu 9:
Giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy, giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao kiến thức
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục môn Công nghệ cấp tiểu học
Giám sát quá trình triển khai kế hoạch giáo dục, điều hành xây dựng kế hoạch, định hướng xây dựng về thời lượng, chất lượng, đóng góp ý kiến và đánh giá hiệu quả kế hoạch dạy học đó.