Đất nước giờ đã độc lập, yên bình. Chúng ta giờ đã được sống một cách thoải mái, bình yên không sợ bom đạn hay khói lửa chiến tranh. Tuy nhiên, đôi khi để có được sự độc lập hòa bình như ngày nay, ông cha ta đã đổ biết bao xương máu. Điều đó được thể hiện và ghi lại rất nhiều trong thơ ca như một tráng sử bi hùng của dân tộc. Qua bài Đồng chí của Chính Hữu đã thể hiện rất rõ điều đó. Dưới đây là bài văn mẫu đóng vai người lính để kể lại bài Đồng chí hay và đặc sắc nhất, mời quý bạn đọc tham khảo.
1. Dàn ý đóng vai người lính kể lại bài Đồng chí của Chính Hữu ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
Dẫn dắt vào vấn đề
Đóng vai anh lính giới thiệu câu chuyện.
1.2. Thân bài:
– Kể về sự tiếp xúc và quá trình thành bạn của những người lính.
Sự tương đồng trong hoàn cảnh và xuất thân gia đình.
Cùng chia sẻ khó khăn và kề vai sát cánh với nhau suốt cuộc chiến.
Tình đồng giới nảy nở và bền chặt trong sự yêu thương, che chở, đùm bọc.
– Kể những tháng ngày khốn khó với tình bạn son sắt thuỷ chung.
Những gian lao, vất vả của đời người lính: sốt rét, áo mỏng, quần rách, chân không tất.
Sự chia sẻ và cảm thông với nhau trong mọi tình huống: cầm nắm tay nhau, nở nụ cười cùng nhau.
– Nhớ lại bao đêm cùng nhau ngủ.
Không gian: đồi vắng, sự
Địa điểm: đêm
Những người lính đứng cạnh bên nhau làm nhiệm vụ.
Đêm khuya, ánh trăng lại sà thấp xuống và lơ lửng trên đầu nòng súng.
1.3. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ về tình đồng chí, tình bạn và lòng yêu Tổ quốc
– Nêu cảm nhận của bản thân về những ngày tháng đã qua
2. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu hay nhất:
Vậy mà chiến thắng mùa thu năm 1945, vừa được tận hưởng niềm vui chưa được bao lâu thì thực dân Pháp nổ súng xâm lược lại nước ta. Tôi là một người nông dân chân chất của miền quê nghèo, đã nghe theo lệnh kêu gọi của cách mạng, để cả quê hương đi theo kháng chiến với quyết tâm sẽ không để đất nước bị lọt vào tay kẻ thù một lần nào.
Đã quen với tay cầm cuốc, quen với công việc đồng áng ruộng vườn, nay phải cầm trên tay cây súng, thật sự tôi không quen. Nhưng với lòng yêu nước mãnh liệt cùng ý chí quyết tâm cao tôi không quản ngại gian khổ nghe theo lời chỉ dẫn của anh em để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chúng tôi hành quân trên khắp mọi ngả đường xông pha hiểm nguy và nhiều đêm trăng vẫn soi sáng mỗi bước đường tôi đi. Tuy chưa được qua huấn luyện nhưng tôi tin chắc rằng với lòng yêu nước nồng nàn chúng tôi có thể vượt qua tất cả gian khổ khó khăn để bảo vệ cho bằng được độc lập tự do.
Năm 1947, đơn vị chúng tôi tham gia vào chiến dịch Việt Bắc cùng nhiều quân đoàn khác. Những người vốn không hề quen biết nhau giờ đã trở thành những người anh em, đồng chí thân thiết cùng chia sẻ vui buồn. Lòng yêu nước là sợi dây gắn kết chúng ta lại với nhau và sớm trở thành những người bạn không biết tự lúc nào.
Tôi quen Kiên cũng trong hoàn cảnh như thế. Anh bạn quê miền biển nhanh chóng trở thành người anh em tốt với tôi. Anh tâm sự với tôi về nỗi nhớ nhà, về quê hương miền duyên hải nước mặn đồng chua của anh quanh năm gian khó. Tôi kể anh nghe về làng quê nghèo nơi đất cày lên sỏi đá của tôi, cả hai đều có chung một gia cảnh nghèo khó và cùng xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn. Tôi vẫn nhớ mãi nụ cười hiền chân chất của người chiến sĩ nông dân ấy, nụ cười toát lên trong hoàn cảnh thiếu thốn đầu thời chiến bấy giờ. Những người anh em đến từ những phương trời xa xôi, từ trên trời không hẹn mà bỗng nhiên quen nhau. Cùng chung mục đích chiến đấu, cùng lý tưởng cách mạng soi sáng, chúng tôi nhanh chóng trở thành những người bạn thân thiết, chia sẻ với nhau từng bữa ăn giấc ngủ, cả những nỗi nhớ gia đình, quê hương.
Thời đó, chúng tôi phải sống trong thiếu thốn. Quân trang, quân dụng không đủ mặc, có khi hai người phải chia sẻ với nhau một tấm chăn đơn. Rừng Trường Sơn ma thiêng nước độc, đã có lần cả đơn vị bị căn bệnh sốt rét rừng hành hạ làm vàng da, rụng tóc, cả người cứ xanh sạm đi như tàu lá chuối vậy mà anh em vẫn không lúc nào ngớt tiếng cười. Trời vào đông, cát lạnh buốt như cắt vào từng lớp da thớ thit, áo tôi rách vai, quần anh đầy mảnh vá, chân không có giày dép. .. Anh em cứ dựa vào vai nhau mà truyền cho nhau hơi ấm, nắm chặt tay nhau để tiếp thêm nghị lực giúp đồng đội vượt lên khó khăn để cả đơn vị đoàn kết cùng nhau chiến đấu. Mỗi buổi đêm như thế, tôi và Kiên lại chia sẻ với nhau về nỗi nhớ nhà. Anh tâm sự anh đã gửi bạn thân đi bộ đội, anh bỏ lại sau lưng ngôi nhà tranh xiêu vẹo cuối làng, anh đã dứt lòng để lại mẹ già, vợ dại và con thơ để ra mặt trận. Anh nhớ giếng nước, sân đình, cây đa đầu làng, nhớ những bãi cỏ quê hương, nhớ mẹ già ngày đêm mong nhớ con trai. Nói đến đây mắt tôi cũng đỏ hoe chực khóc, tôi chỉ biết động viên anh, cũng là động viên bản thân mình để vượt qua nỗi nhớ nhà.
Bao khó khăn gian khổ nhưng nơi chúng tôi đóng quân không lúc nào vơi đi tiếng cười. Nhớ khi tôi bị cơn sốt rét rừng hành hạ, trong cơn mê man, tôi nghe thấy tiếng anh em đồng chí gọi nhau đưa cho tôi cốc nước và tôi nhìn thấy bóng Kiên đang ngồi sát bên mình với bao nỗi lo lắng lộ rõ trên khuôn mặt. Gác lúc như vậy, tôi lại có thêm động lực để chống lại cơn đau đang hành hạ mình yếu dần đi từng ngày. Thế nhưng, có lẽ cũng nhờ tình yêu của anh em nên tôi đã sống kỳ diệu mặc dù đã có lúc tưởng chừng như cánh cửa tử thần đã đóng lại trước mắt tôi.
Này chú, đêm nay phải đi gác à? Anh em mình lại thêm được buổi nhìn trăng cuối rừng nữa! – Kiên hóm hỉnh nhìn tôi cười.
Giữa không gian rừng núi của Trường Sơn đại ngàn, dưới cái rét tê tái của mùa đông với sương muối giăng khắp nơi mọi nẻo, bóng anh và bóng em ẩn hiện dưới ánh trăng. Không ai nói với nhau một câu, xung quanh chỉ còn nghe thấy tiếng gió hú rít trên ngọn cây nhưng lòng tôi lại thấy vô cùng ấm áp. Cuộc chiến hãy còn dài lắm và những người lính áo vải chúng tôi có lẽ phải rời xa quê hương thêm một khoảng thời gian dài nữa. Thế nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc bay cao dưới bầu trời hoà bình, nhớ về niềm vui chiến thắng của nhân dân nơi chúng tôi đi qua và đặc biệt là những người anh em đã kề vai sát cánh bên nhau, bao gian khổ khó khan dường như tan biến hết. Được sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của dân tộc, đời người lính chúng tôi đâu mong có điều gì tuyệt vời hơn thế!
3. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu ý nghĩa nhất:
Tôi là một người lính đã tham gia kháng chiến chống Pháp. Câu thơ của Tố Hữu đã ghi lại thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc việt nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Mỗi khi đọc lên tất cả cảm xúc như dậy lại trong tim khiến ta vui mừng khôn xiết. Phải chăng? Tình đồng chí đồng đội thuỷ chung gắn bó là một trong các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng tự hào dân tộc.
Chúng tôi đa phần là những anh lính trẻ xuất thân từ các miền quê nghèo tôi hỏi bạn:
– Quê anh ở đâu
– Quê anh ở vùng đồng trũng ven biển khó làm ăn cày cấy lắm!
– Tôi cũng thế. Quê tôi ở miền núi trung du nơi “Chó ăn đá ăn sỏi” cây cối xơ xác nghèo đói.
Có lẽ vì thế nên chúng tôi dễ xích lại với nhau chăng? Chính sự đồng cảm giai cấp khiến con người trở nên gần gũi dễ dàng cảm thông chia sẻ.
Không những thế chúng tôi còn chung lý tưởng nhiệm vụ vứt bỏ tay cày tay súng. Chúng tôi cầm súng bảo vệ chính quyền cách mạng và nền độc lập dân tộc vừa đạt được. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác Hồ kính yêu chúng tôi từ nhiều phương trời đã đứng trong hàng ngũ lực lượng vũ trang nhân dân. ..
Ngày đó cuộc sống khó khăn vất vả thiếu thốn lắm nhưng chính cái khó khăn gian khổ nắm cơm chia đôi chăn để đắp cùng đã khiến chúng tôi gắn bó khăng khít nhau lúc nào không hay biết. Cái chăn đắp đầy yêu thương nở ra thế là trở thành tri kỷ hiểu bạn và hiểu lòng người tất cả gọi nhau là đồng chí, hai tiếng giản dị mà thiêng liêng biết bao. Nó khẳng định chúng tôi cùng chung đoàn thể tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có sự bình đẳng gắn bó thân mật có lẽ cách gọi ấy là kết tinh cao độ bậc nhất của tất cả tình cảm từ tình giai cấp -> tình đồng chí và cao hơn hết là tình người.
Ôi! Tiếng gọi thân thương “Đồng chí “!
Là đồng chí của nhau chúng tôi chia sẻ những tâm sự, nỗi nhớ quê hương xuất thân từ giai cấp lao động, với chúng tôi ruộng nương, ngôi nhà là những gì quý giá nhất, giếng nước gốc đa là những cái thân quen nhất thế mà chúng tôi đều bỏ lại. Tất cả ra đi vì nghĩa lớn. Anh bạn cũng tâm sự: Căn nhà không được tưới nước giờ đây còn thiếu vắng cả gia đình nên càng trống trải thêm giờ nữa. Nhưng anh vẫn dứt khoát ra đi. Còn đất là còn nhà tất cả cùng có chung suy nghĩ đó đâu chỉ là thái độ vô ý vì nếu không chúng tôi chẳng thể cảm nhận hết nỗi nhớ của quê hương: Mẹ già, vợ ốm, con nhỏ.
Là đồng chí của nhau chúng tôi còn chia sẻ sự khó khăn thiếu thốn trong quân trang để cùng nhau vượt lên bệnh tật đó là những đợt rét rừng huỷ hoại sức khoẻ dữ lắm và thiếu thốn thuốc men. Tôi mặc áo rách vai còn anh thì quần có mấy miếng vá. Qua thì chân không giày còn anh thì đầu không mũ bảo hiểm, giữa mênh mông cái lạnh của núi rừng Việt Bắc vậy mà tất cả đều ánh lên nụ cười rạng rỡ sưởi ấm cả không gian giá buốt.
Là đồng chí của nhau chúng tôi còn chia sẻ tình cảm gần gũi và chân thật nhất qua chiếc nắm tay dẫu cho mọi lời nói không rõ ràng nhưng cái nắm tay chất chứa biết bao điều muốn nói: Nắm tay để thổi vào nhau hơi ấm. Sưởi ấm đôi bàn chân buốt giá và cao hơn nữa là tiếp vào nhau sức mạnh để vượt lên tất cả khó khăn nguy hiểm. Và đó còn là lời hẹn lời hứa cuối cùng trước lúc ra mặt trận mà chúng tôi hiểu không cần nói nên lời. Bao tình cảm thiêng liêng đó khiến tôi nhớ mãi.
Nhưng có lẽ kỉ niệm về những đêm túc trực trong trận địa mai phục chờ giặc tới in đậm nét khó phai trong lòng anh nhất. Thời tiết khắc nghiệt vô cùng sương muối giá lạnh đầu ngón chân ngón tay buốt như có kim châm. Nhưng tôi cùng đồng đội luôn cầm chắc tay súng sẵn sàng chờ giặc tới, cái tư thế cửa đồng vách thép đã làm lu mờ đi tất cả khó khăn khốc liệt. Đêm đó là một đêm có trăng. Trăng lơ lửng ở trên cao cứ xuống thấp rồi thấp dần có lúc tưởng chừng như mắc đầu mũi súng.
Chúng tôi chiến đấu để bảo vệ ánh trăng và mang lại cuộc sống yên bình cho dân tộc đất nước. Bên cạnh đồng đội của mình chúng tôi còn một người bạn khác đó là ánh trăng. Trăng soi rọi bước đường hành quân trăng làm bạn chia sẻ hạnh phúc Đến giờ nổ súng được thanh thản ngắm ánh trăng, tôi thấy mình cùng đồng đội có tinh thần thép cao cả biết bao nhiêu! Và có lẽ Súng, trăng là một cặp đồng chí tạo ra nhiều liên tưởng lý thú. Súng và trăng là gần và xa là chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ, chất thép chất thơ, chiến tranh và hoà bình, mạnh mẽ và dịu dàng bổ trợ lẫn nhau thể hiện mục tiêu cuộc chiến đấu.
Cuộc chiến đã lùi xa hoà bình đã tái lập nhưng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đánh dấu một mốc son trong lịch sử vàng dân tộc. Mong rằng thế hệ trẻ hiện nay tiếp tục phát huy truyền thống cha anh, rèn luyện để xây dựng đất nước hùng cường dũng vững cảnh giác trước mọi mưu đồ xâm phạm lãnh thổ của địch.
Trong đêm trăng cùng chiến đấu làm tôi nhớ hoài không quên
Trải qua bao ngày tháng đau thương, mất mát, cuối cùng chiến tranh đã đi qua. Hôm nay, ngồi trong ngôi nhà này, trong cái không khí yên bình của đất nước, tôi đã có thể ngắm trông những vầng trăng sáng giữa trời đêm. Ánh trăng gợi nhớ cho anh về bao kỉ niệm ngày còn cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến khu Việt Bắc. Đó là những đêm trăng đẹp cùng người đồng chí thân quen trải qua mà tôi còn nhớ cho đến tận hôm nay.
Anh và tôi đã gặp nhau trong kháng chiến. Cả hai chúng tôi lúc đó còn là những người vô tư, hồn nhiên và đầy nhiệt huyết. Quê hương anh “nước mặn đồng chua”, làng em thì “ruộng cày lên sỏi đá”. Chúng tôi đều có xuất thân từ những vùng khó khăn và hoàn cảnh nghèo khó giống nhau cả. Mang theo nét hồn nhiên trong sáng của người trẻ, anh và tôi đã nhanh chóng làm quen với nhau.
Chúng tôi vốn là hai con người hoàn toàn xa lạ, bằng một cách nào đó đã gặp gỡ nhau và trở nên thân quen. Có lẽ tình cảm của tôi với anh ngày một nảy nở sau những năm tháng cùng làm chung nhiệm vụ và sát cánh bên nhau lúc chiến đấu. “Súng bên súng, đầu áp sát đầu” cùng ra vô nơi chiến trường nhiều nguy hiểm. Lại nhớ những đêm cùng đắp chung chăn dưới tiết trời lạnh cóng. Đó là mối tình tri kỷ của anh và người đồng chí bình dị mà cao quý.
Anh và em là hai người có cùng chung lý tưởng, là hai con người tách rời quê hương để tham gia chiến đấu. Chúng tôi tuy có xuất thân khác nhau nhưng có lẽ cùng một giấc mơ-giấc mộng về ngày đất nước thống nhất. Những đêm cạnh nhau, anh kể tôi nghe câu chuyện của quê hương anh. Hơn anh gửi cả người bạn của tôi cày giúp, còn căn nhà thì đành bỏ không vì gió lớn tàn phá. Anh vẫn kể, kể những chuyện cũ, anh chia sẻ với tôi nỗi niềm của mình, những suy nghĩ thầm kín ấy được anh nói ra một cách chân thành và sâu sắc. Mỗi ngày qua đi, tôi thấy mình hiểu được anh sâu sắc hơn và mối quan hệ của chúng tôi cũng ngày một gắn bó.
Chúng tôi cùng nhau trải qua biết bao khó khăn của chiến tranh. Lúc đó ở rừng có đại dịch sốt rét. Anh em chiến hữu của tôi chết rất nhiều, vì lúc đó còn chưa có bất kì thứ thuốc hiệu quả nào để chữa sốt rét. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, rét cóng cả người, toàn thân thể ướt ngập mồ hôi. Áo anh rách vai, quần chỉ có mấy miếng vải. Trải qua gian khổ như thế nhưng chúng tôi vẫn bên nhau và hỗ trợ lẫn nhau vượt lên khó khăn. Mệt mỏi là vậy sao miệng vẫn cười? , lạnh cóng là thế nhưng vẫn mỉm cười, chỉ vì không muốn anh buồn, hơn nữa, nụ cười là động lực cho em phấn đấu mỗi ngày. Anh nắm tay tôi thật chặt để an ủi em, có thêm nghị lực vượt lên số phận.
Khi khỏi bệnh, anh động viên em tiếp tục làm nhiệm vụ. Trong đêm rừng hoang sương muối, anh cùng tôi đứng gác cạnh bên nhau “chờ” giặc tới. Có lẽ tình đồng chí của chúng ta đã sưởi ấm nhau giữa đêm rừng đông lạnh giá. Trong lúc đánh giặc giữa rừng, chúng tôi còn một người bạn khác, đó là ánh trăng. Súng và trăng dù gần mà xa, song luôn đan xen và hoà quyện với nhau, tựa như tình đồng chí của em và anh. Trong cái lạnh xuyên vào da, đầu súng của người lính cùng vầng trăng đứng cạnh bên nhau, đầu súng có nhiệm vụ bảo vệ ánh trăng bình yên.
Đất nước giờ đã độc lập và thống nhất. Tôi giờ đã có thể sống một cách thoải mái không sợ chiến tranh. Tuy nhiên, thi thoảng tôi vẫn nhớ về quãng thời gian còn chiến đấu, nhớ đến anh – người bạn thân thiết của mình. Tất cả những gian khổ của người lính tôi đã có thể vượt qua hết, nhờ vào sự gắn bó và hỗ trợ của tình đồng đội. Đó là khoảng thời gian mà tôi sẽ mãi nhớ về.
4. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu ấn tượng nhất:
Những người lính chúng tôi từ nhiều miền quê xa nhau, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc cùng sum họp nơi đây, sống dưới ánh sáng lý tưởng của ngọn cờ cách mạng. Buổi đầu với biết bao bỡ ngỡ, lạ lẫm chúng tôi chào hỏi nhau bằng những lời trân thành, chân chất: Quê anh ở đâu? Anh bạn nhập ngũ cùng tôi ngày đó không ngần ngại chia sẻ: “quê tôi vùng ven biển ngập mặn, lắm phù sao; mùa màng thất bát” Tôi cũng thật thà đáp cùng: “Nhưng tôi lại sinh ra ở miền quê nghèo; đất đai cằn cỗi; cây cối hoa màu khó có thể phát triển; kinh tế đói kém, chiến tranh liên miên làm cho đời sống con người khốn khó trăm bề” Cái vỗ vai thấu hiểu đầy yêu thương, sự sẻ chia nhọc nhằn; trân thành; và chính vẻ chân chất của những anh nông dân như đã xoá đi mọi rào cản, mọi điều xa lạ, kéo những người lính chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó cái mục làm quen của người lính nó mộc mạc, chân chất và giản dị lắm các bạn ạ.
Chúng tôi đến đây với ước mơ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hi vọng cuộc sống no ấm, bình yên ở muôn nhà, muôn nơi.
Trước khi đến đây chúng tôi ai cũng đã tự có cho mình nhiều ước mơ; hoài bão và cả những dự định lớn cho đời mình. Cho chúng tôi biết chúng tôi yêu và chúng tôi khát khao biết dường nào 2 chữ “Tự do”. Nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm giấc mộng riêng cho mơ ước chung; hi sinh cái tôi cá nhân; bỏ quên lại quê hương; đất nước; tình yêu lên đường ra chiến trận hành quân; đánh bại kẻ thù. Trong lòng chúng tôi cũng buồn lắm đấy, cũng nhớ và thương quê hương tha thiết lắm chứ nhưng chúng tôi cảm nhận thấy rõ hơn tất cả: “Có độc lập quê hương, đất nước mới có thể yên bình ’. Chính động lực ấy đã nâng bước các chàng trai trẻ ngày nào cầm súng hăng hái ra chiến trận lập công.
Cuộc sống người lính bắt đầu với biết bao khó khăn, hi sinh và mất mát. Cơm ăn không đủ chất, thức nhiều hơn học; hành quân liên tục. Tôi vẫn nhớ hoài trận sốt rét giữa rừng hoang lạnh giá năm đó. Những người đồng đội của mình và cả gia đình phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo – sốt xuất huyết; lương thực và thuốc men đều không kịp thời cung cấp cho chiến trường, chúng tôi cứ thế hôn mê, sốt run người. Thời tiết khắc nghiệt; địa hình hiểm trở như những con quái vật đang chực chờ nuốt gọn những mảnh cơ thể gầy guộc, ốm yếu và bệnh tật kia. Từng đôi bàn tay nắm lấy, vỗ về khích lệ; dìu nhau vượt qua vách đá cheo leo. Người ốm cõng người ốm, người ốm chăm lo cho người ốm; cùng chia nhau bát cháo loãng ăn vội vàng; quàng tay nhau tấm khăn mỏng suốt đoạn đường hành quân. Nhớ lại những tháng ngày chiến đấu khốc liệt với bệnh tật với vết thương lòng tôi lại đau đến quặn lòng. Trận dịch bệnh năm đó đã cướp mất của tôi biết bao người đồng đội, nhiều anh nằm lại ngay trên con đường hành quân, được trải tạm manh áo cùng chút lòng thương xót của người để lại. Và thế là chúng tôi vẫn tiếp tục cuộc hành quân, tiếp tục đấu tranh và sẻ chia cùng nhau.
Sẻ chia tình thần, sẻ chia vật chất trong cuộc sống khó khăn; gian khổ của người lính. Áo anh sờn chỉ rách vai thì quần cũng đã có mấy miếng vá. Anh đừng lo, tôi ấm rồi anh cũng sẽ ấm, một chiếc chăn cũng đủ cho đôi ta. Gió bấc ngoài kia thì thét gào nhưng trong này tình thương ấm ấp của em với anh lại cứ thể toả sáng, lung linh.
Lớp người lính đến từ các miền quê hương dưới những khắc nghiệt của thiên nhiên, của thời gian đã hun đúc lên tình cảm tri kỷ vô giá, đó là tình Đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí” với biết bao tình nghĩa nặng cao đẹp.
Đặc trưng của người lính đó là những cái nắm tay. Nắm tay để khích lệ nhau cùng phấn đấu; nắm tay để dìu nhau đứng lên, vững bước đi tiếp trên con đường cách mạng nhiều chông gai, nắm tay để cho nhau tình thương yêu, sự cảm thông và sẻ chia và cũng nắm tay để quyết tâm lập công giành chiến thắng, ngày không xa sẽ lại đem theo niềm tin thắng trận.
Cuộc sống người lính giản dị mà ý nghĩa là như thế đấy. Người lính không biết nói những lời hoa mỹ, người lính chẳng biết nói lên thật cái tâm của mình, chỉ biết làm những việc để bày tỏ tình cảm và tấm lòng chung thuỷ.
Chúng tôi nhớ hoài cái đêm canh gác giữa rừng hoang giá buốt năm đó. Trời thì lạnh cóng; gió rít từng cơn ầm ầm; mưa trút vô mặt tê tái nhưng chúng tôi đều làm tốt công việc canh gác như thường. Chúng tôi canh gác để phòng giặc tấn công bất ngờ; còn bảo vệ những giây phút ngắn ngủi bình yên của anh em đồng đội nữa. Ánh trăng đêm nay lên cao qua, xa hơn. Ánh trăng lan toả khắp bầu trời; lấp lánh trên nòng súng người lính. Tôi nghĩ về vầng trăng kia, có lẽ ánh trăng ấy sẽ càng to và tròn vành hơn bây giờ. Trăng với súng soi bên nhau là biểu trưng cho tinh thần cách mạng cao cả và cho thấy tương lai chiến thắng không xa xôi. Hình ảnh đó rất đẹp; đầy ý nghĩa; đọng lại trong lòng tôi bao đêm dài hành quân, chiến đấu và mãi đến tận hôm nay. ..
Đất nước hoà bình, độc lập, chúng tôi trở về quê cũ, có nhiều người lính người đồng đội đã anh dũng hi sinh đã nằm xuống nhưng tình đồng chí của chúng tôi thì luôn nguyên vẹn và đậm đà như vậy. Cảm ơn bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã thay tiếng lòng của tôi gởi tặng những người anh em thuở ấy. Tôi mong rằng máu sương của chúng ta sẽ được thế hệ sau này tôn trọng và phát triển nhằm dựng nên đất nước ngày một phát triển và to đẹp hơn.
5. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu 10 điểm:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng “
Chắc chắn đây đã là một câu thơ hay và mang nhiều ý nghĩa đối với kháng chiến chống Pháp trường kỳ của chúng ta. Khi có thể làm nên được chiến thắng Điện Biên thì bộ đội đã phải vượt qua bao khó khăn, gian khổ. Tôi vẫn nhớ như in thời giant tham gia trận chiến khốc liệt với đồng đội để bảo vệ quê hương năm ấy.
Khi làm theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ thì tôi và nhiều thanh niên đã hăng hái lên đường đi đánh giặc để bảo vệ quê hương. Như chúng tôi khi ấy được cầm súng và được làm một người lính thực sự là một niềm vui không tả hết được. Tôi cũng xuất thân là nông dân, hành trang của mình không có gì ngoài lòng nhiệt thành yêu nước và căm thù giặc sâu sắc lắm. Khi ấy thì tôi được phân công vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, ở trong đơn vị tôi được biết cũng có rất nhiều người có xuất phát điểm và hoàn cảnh như mình. Những người lính chúng tôi xuất thân từ các miền quê nghèo khó và vì thế chúng tôi dễ dàng quen biết và thành bạn của nhau. Có thể nói rằng điều cuối cùng chúng tôi trao đổi là các miền quê của từng người ra sao.
Thực sự những người lính mang áo đỏ và làm theo tiếng gọi của Tổ quốc như chúng tôi ra đi mà không lưu lại là dối trá. Mãi nhưng vận nước đang lâm nguy, không một ai có thể ngồi yên đợi chờ được. Khi ấy thì tôi cùng đồng đội đành phải bỏ lại tất cả, quyết chiến đấu cho Tổ quốc và bảo vệ giang sơn.
Đi lên Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc, ở đấy cùng với những cơn rét rừng vẫn luôn theo tôi tới tận hôm nay. Chỉ cần mỗi khi nghĩ lại tôi thấy rùng mình ớn lạnh và cảm giác thật khủng khiếp. Tôi dám chắc chắn rằng nếu ai đã từng trải qua chiến tranh mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh cóng, còn bên ngoài lại ấm toát mồ hôi nó rất kinh khủng. Hoàn cảnh khó khăn, khi ấy số đồng đội bị thiệt mạng do sốt rét còn nhiều hơn là chết ngoài chiến trường, tử vong trong bệnh viện. Những người lính đi hành quân và hoàn cảnh vô cùng khó khăn chỉ có một chiếc chăn đơn mà cả hai người đắp chung và chúng tôi đã thấy được hơi ấm của tình đồng chí, đồng đội gắn bó khăng khít biết bao nhiêu.
Chính vì những cái thiếu thốn, sự khó khăn ấy đã khiến cho mỗi người lính chúng tôi lại thêm dễ đồng cảm và chia sẻ với nhau hơn nhiều. Khi cuộc kháng chiến diễn ra, chúng tôi những ngày đó rất khó khăn và phải chờ đợi nguồn hỗ trợ từ nước ngoài đấy. Thế rồi cũng chính trong những lúc thiếu thốn quân trang như vậy, nhìn manh áo sờn vai, kèm với đó lại là chiếc quần đùi có mấy miếng vá, chúng tôi chỉ biết động viên và nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn, vượt lên sóng gió. Rồi tôi cứ nhớ mãi có thêm những lần hành quân trong rừng mà chân không tất vẫn còn ướt, chân không dép và cái lạnh như cắt da, cắt thịt đã khiến cho cuộc hành quân mỗi lúc càng khó khăn bội phần.
Thế nhưng cạnh sự khó khăn, vất vả thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Để xem có bao hôm mai phục đợi giặc, bên cạnh đồng đội, tôi vẫn có ánh trăng trên cao bầu bạn mà vơi bớt đi nỗi buồn. Được ngắm cho ánh trăng soi khắp thế gian, tôi nhận thấy được khu rừng không hề hoang vu, lạnh lẽo mà còn ẩn chứa vẻ nên thơ và đẹp một cách trữ tình hiếm có. Khi màn đêm về khuya, vầng trăng cứ chếch bóng thấp dần khiến cảnh rừng Việt Bắc trở nên lung linh hơn nhiều.
Khi cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng giờ đây mỗi lần ngồi nhớ lại những năm tháng đó thì tự nhiên trong lòng dâng trào một niềm cảm xúc không thể diễn tả được hết. Đối với tôi thì cái tình đồng chí, đồng đội gắn bó đó đã là động lực để chúng ta vượt lên tất cả khó khăn, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đi đến thành công của cuộc kháng chiến giải phóng đất nước.