Kiểm điểm Đảng viên là hoạt động mang tính thường xuyên mà các Đảng viên cần đảm bảo thực hiện. Dưới đây là bài phân tích về mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo điều 30 kèm hướng dẫn.
1. Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo điều 30 kèm hướng dẫn:
ĐẢNG ỦY KHỐI CCQ TỈNH………. CHI BỘ …… |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
|
…., ngày…tháng…năm…. |
BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA
ĐẢNG VIÊN THEO ĐIỀU 30 ĐIỀU LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Kính gửi: Chi bộ …………….
Tôi tên là: …………….
Sinh ngày: …………….
Quê quán: ………………
Ngày vào Đảng: ………
Chức vụ Đảng: ………….
Chức vụ Chính quyền: …………….
Chức vụ đoàn thể: ……………………
Hiện nay tôi đang sinh hoạt tại Chi bộ …….. Là Phó phòng Chính sách Tuyên truyền, phát triển Hợp tác xã.
– Thực hiện Quyết định số……….. ngày … tháng …. năm …… của Chi bộ Liên minh HTX tỉnh “ Về việc kiểm tra việc chấp hành điều 30 của Điều lệ Đảng đối với đồng chí …………….” tôi xin báo cáo nội dung tự kiểm tra như sau:
I. Ưu điểm, nguyên nhân:
1. Phẩm chất chính trị:
Trong quá trình công tác, bản thân tôi luôn nói, viết và làm đúng quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Luôn tuyên truyền, vận động gia đình, và bạn bè đồng nghiệp thực hiện quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản, kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, suốt đời phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản; vững vàng, không dao động trước khó khăn thử thách.
2 Đạo đức lối sống:
Chấp hành tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, không vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Luôn giữ gìn tình đoàn kết, thống nhất trong đảng, ý thức được việc đoàn kết nội bộ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng, có ý thức và thực hiện tốt việc đấu tranh nhằm mục đích xây dựng nội bộ Đảng.
Có lối sống trong sáng, lành mạnh, dám đấu tranh chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, quan liêu, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
3. Thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao:
– Đối với công việc Phó trưởng phòng Chính sách Tuyên truyền phát triển hợp tác xã:
Cùng với Trưởng phòng tham mưu giúp việc cho trực tiếp là Thường trực tổ chức, điều hành, xử lý công việc hàng ngày của Liên minh hợp tác xã, theo dõi nắm tình hình, tổng hợp thông tin; tiếp nhận thông tin của cấp trên, nghiên cứu đề xuất việc điều hành, chỉ đạo hoạt động đối với khối kinh tế tập thể. Tổng hợp đề nghị những chính sách, chế độ đối với Tổ hợp tác, Hợp tác xã.
– Đối với công tác phụ trách thi đua – khen thưởng:
Thực hiện công việc nhiệm vụ được Lãnh đạo giao phụ trách Thi đua khen thưởng, luôn hoàn thành nhiệm vụ về thời gian và tiến độ mà Thường trực đề ra.
– Đối với công tác đoàn thể:
+ Với cương vị đảng viên trẻ sinh hoạt đoàn viên Chi đoàn luôn cùng với Ban Chấp hành xây dựng chương trình hoạt động của chi đoàn và đôn đốc thực hiện chương trình đó; trong năm 2012 chi đoàn được bầu làm Trưởng khối thi đua của khối thi đua đoàn thể, bản thân cùng với Chi đoàn tham gia đầy đủ các chương trình hoạt động. Tổ chức giao lưu thể thao nhân năm quốc tế Hợp tác xã, Chi đoàn đạt giải nhất của khối thi đua.
+ Trong năm Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ …… (nhiệm kỳ …………..) được sự tín nhiệm của các đoàn viên Công đoàn tôi được bầu tái cử làm Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở. BCH Công đoàn Cơ sở đã chủ động xây dựng chương trình phối hợp giữa Công đoàn với Thường trực cơ quan, nhằm cải thiện đời sống của Cán bộ viên chức.
– Đối với công tác Đảng:
Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế và các quy định của Đảng, quy chế dân chủ, đoàn kết thống nhất trong chi bộ. Thực hiện học tập và viết bài thu hoạch đầy đủ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Sinh hoạt và đóng đảng phí, công đoàn phí, đoàn phí đầy đủ.
4. Ý thức tổ chức kỷ luật:
Luôn chấp hành và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tuyệt đối sự phân công, điều động công việc của Thường trực, Chi bộ Đảng.
Thực hiện tốt nội quy, quy chế của Cơ quan.
5. Trách nhiệm đối với địa phương và gia đình: (nơi cư trú và nơi sinh hoạt):
– Chấp hành tốt các quy định ở địa phương và làm tròn các nghĩa vụ theo quy định, tích cực tham gia đóng góp vì lợi ích cộng đồng do địa phương phát động;
– Xây dựng mối quan hệ mật thiết với chính quyền, đoàn thể và dân cư xung quanh. Xây dựng mối quan hệ tình làng – nghĩa xóm (không để bản thân gia đình mình mất đoàn kết);
– Trách nhiệm đối với gia đình: Làm nòng cốt và làm tấm gương sáng trong gia đình, xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc,
– Bản thân, các thành viên trong gia đình không vi phạm pháp luật, không vi phạm các tệ nạn xã hội;
6. Nguyên nhân ưu điểm:
Luôn tranh thủ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong cơ quan;
Bản thân luôn chủ động tự nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn;
Thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục trong các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cơ quan; bản thân luôn lắng nghe ý kiến nhận xét, góp ý của đồng chí, đồng nghiệp và kịp thời sửa chữa những tồn tại, khuyết điểm của bản thân;
II. Khuyết điểm và nguyên nhân:
– Chưa mạnh dạn phát biểu trong các cuộc họp cơ quan cũng như trong cuộc họp chi bộ.
– Trong công việc sắp xếp chưa khoa học.
– Đôi khi hơi nóng tính, còn hay nói to.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Do khả năng, cũng như trình độ lý luận còn nhiều hạn chế; có những lúc làm việc tài liệu để chưa khoa học dẫn đến chưa có hiệu quả.
III. Phương hướng khắc phục:
Bản thân sẽ cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận; tự nghiên cứu, học hỏi trên sách vở, sách báo, các kênh thông tin khác và đồng chí đồng nghiệp để nâng cao nhận thức; chủ động hơn nữa trong công việc chuyên môn cũng như các công việc khác của cơ quan và các tổ chức đoàn thể; trong bất cứ trường hợp nào cũng không chủ quan;
Trên đây là nội dung báo cáo tự kiểm tra của bản thân theo nội dung kế hoạch kiểm tra của Cấp ủy Chi bộ giới thiệu. Rất mong các đồng chí trong chi bộ góp ý thêm giúp tôi khắc phục, sửa chữa những mặt tồn tại để tôi ngày càng hoàn thiện mình hơn, xứng đáng với danh hiệu người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
|
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA |
2. Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30:
Khi viết bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30, các cá nhân cần lưu ý các thông tin cần cung cấp đủ như sau:
Phần thông tin cá nhân: Đảng viên phải nêu đầy đủ thông tin cá nhân của người kiểm điểm vào phần thông tin.
A- Về nội dung kiểm tra (nêu nội dung, thời điểm kiểm tra được ghi trong quyết định).
– Nội dung: Kiểm tra theo điều 30.
– Thời gian kiểm tra: Tháng….năm….
B- Phần tự kiểm tra.
I. Những ưu điểm: Nêu rõ những ưu điểm của bản thân trong năm vừa qua
II. Những khuyết điểm, nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì cũng cần phải nêu rõ những khuyết điểm, nhược điểm mà Đảng viên chưa làm được trong năm qua.
III. Nguyên nhân của những khuyết, nhược điểm: Nêu nguyên nhân của những nhược điểm mà bản thân chưa làm được, từ nguyên nhân chủ quan cho tới nguyên nhân khách quan.
IV. Biện pháp khắc phục
Nêu một số biện pháp để khắc phục những nhược điểm của bản thân.
V- Những kiến, đề nghị, đề xuất.
Nêu một số kiến nghị của bản thân về chi bộ, những đề xuất để phát triển chi bộ trong năm mới.
VI- Tự nhận xét: Tự nhận xét về bản thân trong năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao hay chưa.
3. Ý nghĩa của bản kiểm điểm Đảng viên:
Bản kiểm điểm Đảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hoạt động Đảng của mỗi cá nhân, cũng như kết quả Chi bộ Đảng nơi cá nhân đó hoạt động. Cụ thể như sau:
– Bản kiểm điểm Đảng viên là bản khai, tự đánh giá của cá nhân Đảng viên với quá trình, kết quả hoạt động Đảng của mình. KHi trở thành Đảng viên, hoạt động trong một chi bộ Đảng nhất định, mỗi cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm đảm nhận những công việc cụ thể. Nhiệm vụ của các Đảng viên này là hoàn thành tốt các công việc được giao. Tuy nhiên, trong một trường hợp nhất định, có những Đảng viên không đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích hoạt động cá nhân của đối tượng đó, cũng như công tác vận hành của cơ quan, tổ chức đó. Bản kiểm điểm Đảng viên là cơ sở để cá nhân Đảng viên trình bày kết quả hoạt động của mình, ưu nhược điểm của kết quả đó. Từ đó, Đảng viên phải nêu ra nguyên nhân của những hạn chế, đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Thông qua bản kiểm điểm này, Đảng viên sẽ ý thức được công tác Đảng của mình, từ đó nâng cao ý thức hoạt động, khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm nhằm giúp nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của bản thân.
– Đối với Chi bộ nơi Đảng viên hoạt động: Thông qua bản kiểm điểm Đảng viên, cán bộ chức năng sẽ nắm bắt được tình hình hoạt động của Đảng viên. Từ đó, đưa ra phương hướng điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp, thúc đẩy sự đi lên của chi bộ.