Mẫu biên bản bàn giao lớp chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm

Biên bản bàn giao về mặt pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có giá trị chứng minh cho những sự kiện đã xảy ra trên thực tế và làm căn cứ quan trọng cho những vấn đề phát sinh sau này. Dưới đây là Mẫu biên bản bàn giao lớp chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm; mời các bạn cùng tham khảo.

1. Trường hợp sử dụng biên bản bàn giao:

Biên bản bàn giao là văn bản xác nhận bàn giao một vấn đề, chẳng hạn như: công việc, tài sản, hàng hoá, hồ sơ,… một cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Những thông tin của người bàn giao, người nhận và nội dung bàn giao sẽ được ghi lại trong biên bản bàn giao. Đồng thời, biên bản bàn giao còn có giá trị dùng để minh chứng cho những sự kiện đã xảy ra trên thực tế và làm căn cứ pháp lý quan trọng cho những vấn đề sau này phát sinh.

Hiện nay, việc chuyển giao tài sản, công việc, hàng hoá diễn ra ngày càng phổ biến. Để tránh những rủi ro, tranh chấp không mong muốn xảy ra, các bên cần phải lập biên bản bàn giao:

– Các bên cần bàn giao tài sản như cho thuê nhà, bàn giao cho đơn vị chuyển nhà thuê,… thì các bên tiến hành lập biên bản bàn giao tài sản;

– Các bên cần bàn giao hàng hóa trong hoạt động mua bán, giao nhận hàng hóa,… thì các bên tiến hành lập biên bản bàn giao hàng hóa;

– Khi người lao động muốn nghỉ việc, nghỉ ốm, chuyển công tác,… cần phải bàn giao lại những đầu mục công việc cho người tiếp nhận nắm rõ công việc thì cần tiến hành làm biên bản bàn giao công việc.

– Biên bản bàn giao là bằng chứng hai bên đã tiến hành bàn giao xác định người có lỗi phải chịu trách nhiệm nếu sau này việc bàn giao xảy ra tranh chấp. Vì vậy, biên bản bàn giao cần phải được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.

2. Mẫu biên bản bàn giao lớp học:

PHÒNG GD&ĐT………………
TRƯỜNG………………………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

BIÊN BẢN BÀN GIAO LỚP HỌC

(V/v bàn giao lớp……….)

Căn cứ Quyết định số…….. của Ban giám hiệu Trường…….… về việc……………

Vào hồi…… giờ ngày……. tháng….… năm……. tại lớp…… Trường…………., chúng tôi tiến hành họp, bàn giao lớp học, giáo dục từ lớp ………… năm học……….. cho giáo viên chủ nhiệm trong năm học………….., cụ thể như sau:

I. Thành phần tham dự

1. Đại diện Ban giám hiệu Trường…………

– Ông/Bà………Chức vụ:……………

– Ông/Bà………Chức vụ:……………

2. Đại diện Ban kiểm kê cơ sở vật chất Trường………

– Ông/Bà…………………Chức vụ:……………

– Ông/Bà…………………Chức vụ:……………

3. Giáo viên chủ nhiệm nhận bàn giao

– Ông/Bà………Chức vụ:………

II. Danh mục cơ sở vật chất bàn giao

STT Tên Thiết bị SL Tình trạng Ghi chú
1 Bảng lớp
2 Bàn, ghế giáo viên
3 Bàn, ghế học sinh
4 Quạt trần
5 Quạt tường
6 Bảng điện
7 Bóng điện
8 Đồng hồ lớp
9 Cánh cửa chính
10 Cánh cửa sổ
11 Biển lớp

III. Kết quả bàn giao

…………………………………………….

Kể từ ngày…… tháng…… năm  …… tất cả cơ sở vật chất trên sẽ do đại diện……………… chịu trách nhiệm quản lý và đền bù nếu xảy ra tình trạng thất thoát, hư hỏng. Biên bản bàn giao kết thúc vào hồi… giờ ngày… tháng… năm…. Biên bản được lập thành Tiếng Việt bao gồm 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.

   BAN GIÁM HIỆU                                          BAN KIỂM KÊ                                         GIÁO VIÊN NHẬN BÀN GIAO

 (Ký và ghi rõ họ tên)                                    (Ký và ghi rõ họ tên)                                            (Ký và ghi rõ họ tên)

3. Mẫu biên bản bàn giao lớp chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm:

PHÒNG GD&ĐT………………
TRƯỜNG………………………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM – LỚP

Năm học: …………………..

I. Đặc điểm, tình hình lớp

1. Thuận lợi:…………………………….

2. Khó khăn:………………………….

3. Tình hình lớp:…………………….

– Tổng số: ………… học sinh (Trong đó có ……… học sinh nữ và ……….. học sinh nam)

– Ban cán sự lớp bao gồm:

1. Lớp trưởng:

2. Phụ trách học tập:

3. Phụ trách văn thể:

4. Phụ trách lao động:

– Con mồ côi: …………………

– Con thương binh:…………………….

– Con hộ nghèo:……………………….

– Con hộ cận nghèo:………………………

– Con có gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (nêu rõ hoàn cảnh cụ thể):………….

– Học sinh khuyết tật:…………………

– Học sinh có các năng lực (nêu năng lực cụ thể):…………….

– Học sinh chậm tiến bộ:…………..

Ưu điểm:

– Lớp trưởng gương mẫu, năng động, sáng tạo.

– Đội ngũ cán sự lớp có tinh thần trách nhiệm cao.

– Đa số các em học sinh đều có ý thức vươn lên trong quá trình học tập.

– Các bậc phụ huynh học sinh đúng mực.

– Các em học sinh ngoan ngoãn, lễ phép và dễ mến.

Hạn chế:

– Một số các em học sinh nam còn hiếu động, nghịch ngợm:

– Vẫn còn một số học sinh hay vi phạm nội quy của nhà trường như: không mặc đồng phục, sinh hoạt chưa nghiêm túc, nói chuyện trong giờ học, vứt rác bừa bãi,……

II. Kết quả học tập và rèn luyện cuối năm

Về học lực:

– Học sinh giỏi: ………………………

– Học sinh tiên tiến: ……………………

– Trung bình:……………………………..

– Yếu:…………………..

– Học sinh giỏi trường:

+ Toán

+ Văn

+ Tiếng Anh

– Học sinh giỏi Thành phố:

+ Thể dục, thể thao

+ Giải Toán, Tiếng Anh qua mạng Internet…….

– Trung bình:

– Yếu:

Về hạnh kiểm

– Tốt:……………….

– Khá:…………….

III. Kiến nghị, đề xuất

– Nhà trường:……………………………

– Đội:…………………..

– Giáo nhiệm chủ nhiệm năm học …………: …………

…………, ngày…….tháng…….năm…….

                                                                                                                                    GVCN

                                                                                                                               (Ký và ghi rõ họ tên)

4. Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN
BÀN GIAO LỚP  NĂM HỌC 20… – 20..

Thời gian: … giờ … phút ngày … tháng … năm 20…

Địa điểm: Tại lớp ……. Trường…..

Thành phần tham dự bao gồm:

Phía Đại diện nhà trường có :

– Ông (bà):…………………, – Chức vụ:…………..

Đại diện tổ chuyên môn có :

– Ông (bà):………………., – Chức vụ :………………

Hai giáo viên chủ nhiệm lớp :

1- Ông (bà):…………………., – GVCN lớp … năm học 20….– 20…

2- Ông (bà):………………….,  – GV nhận lớp năm học 20….– 20….
Căn cứ theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về việc thực hiện nhiệm vụ bàn giao kết quả giáo dục từ lớp dưới lên lớp trên theo hướng dẫn của…………………………….Hôm nay chúng tôi tiến hành họp, làm biên bản bàn giao kết quả giáo dục từ lớp ….. năm học 20… – 20…. cho giáo viên chủ nhiệm trong năm học 20…. – 20…..

I. Nội dung bàn giao:

Thứ nhất, Bàn giao chất lượng.

– Số liệu bàn giao cụ thể như sau :

+ Tổng số HS cuối năm lớp… : …. em.       + Nữ : ….em.

+ Kết quả  cuối năm lớp … :

XL Các môn học XL Năng lực XL Phẩm chất Khen thưởng
SL % SL % SL % SL %

+ Học sinh lên lớp lần 1:…………, …………..%;

+ Học sinh thi lại:…………., ……………..%;

+ Học sinh lên lớp sau khi thi lại: …………, …………..%;

Những điểm cần lưu ý:

+ Về học tập:
……………………….

+ Về năng lực:
……………………….
.
+ Về phẩm chất:
…………………………..

Thứ hai, Bàn giao hồ sơ:

Hồ sơ học sinh…………bộ gồm các loại ( học bạ …   quyển/em, bài kiểm tra cuối năm học; giấy chứng nhận khen thưởng (nếu có).

Trên đây là những số liệu cụ thể về kết quả giáo dục của lớp …., năm học 2015- 2016 được ghi vào biên bản bàn giao chất lượng cho giáo viên nhận lớp chủ nhiệm mới trong năm học 20… – 20…. và đã được sự thống nhất giữa giữa hai bên: giáo viên bàn  giao lớp và giáo viên nhận lớp.

Biên bản kết thúc vào lúc ….giờ ……. phút cùng ngày (Biên bản này được lập thành 3 bản: cá nhân giáo viên giao giữ 01 bản, giáo viên nhận nhận lớp giữ 1 bản; BGH giữ 1 bản).

GV nhận lớp                                                          GV bàn giao lớp
(Kí, ghi rõ họ và tên)                                               (Kí, ghi rõ họ và tên)

5. Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao:

Bàn giao là việc xác nhận chuyển giao tài sản giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp…. Trong quá trình giao dịch, làm việc, việc bàn giao có thể dẫn tới phát sinh các tranh chấp giữa các bên và việc giải quyết tranh chấp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và số lượng thực tế của tài sản bàn giao không thể chứng minh được. Do đó, trong trường hợp này biên bản bàn giao có ý nghĩa rất quan trọng.

Để đảm bảo tính pháp lý của biên bản thì khi lập biên bản bàn giao cần phải có chữ ký của các bên. Khi tài sản được bàn giao xác lập thành văn bản và có chữ ký của các bên thì khi xảy ra tranh chấp sẽ dễ dàng nhận biết được bên nào có lỗi và phải chịu trách nhiệm.

Vì thế, việc tiến hành xác lập bằng các giấy tờ, biên bản bàn giao về mặt pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngay cả khi trong mối quan hệ thân thiết cũng nên lập biên bản bàn giao rõ ràng để tránh sau này xảy ra tranh chấp.

6. Nội dung cần có trong biên bản bàn giao:

Thông thường trong biên bản bàn giao cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ;

– Tên biên bản bàn giao;

– Thông tin đầy đủ chi tiết giữa các bên (người bàn giao và người nhận bàn giao);

– Địa điểm, thời gian thực hiện việc bàn giao;

– Nội dung bàn giao: Tài sản, tài liệu, hàng hoá bàn giao.

– Lời cam kết và trách nhiệm bắt buộc của các bên;

– Chữ ký và xác nhận đóng dấu của các bên (nếu cần thiết có cả chữ ký, xác nhận đóng dấu của người làm chứng).

Một số lưu ý khi lập biên bản bàn giao:

– Trong một biên bản bàn giao phải có đầy đủ thông tin chi tiết của bên giao và bên nhận. Nếu một trong các bên không ký tên hoặc không đóng đâu xác nhận đầy đủ thì biên bản bàn giao đó không có giá trị pháp lý. Do đó, đồng thời phải có chữ ký của cả hai bên, đây chính là biểu hiện xác định sự đồng tình của cả hai bên.

– Bên nhận bàn giao các loại phải lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý tương đương nhau để mỗi bên giữ 01 bản.

– Sẽ có đôi chút khác biệt khi soạn thảo biên bản giao nhận.

– Nêu rõ ràng chi tiết về trách nhiệm và cam kết của các bên

– Cần phải bảo quản biên bản bàn giao một cách cẩn thận, để tránh rủi ro khi các bên xảy ra tranh chấp.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com