Mẫu biên bản bàn giao thư viện trường học mới và chuẩn nhất

Biên bản bàn giao tài sản hay công việc hiện được sử dụng phổ biến rất nhiều trong đời sống. Dưới đây là mẫu biên bản bàn giao thư viện trường học mới và chuẩn nhất: 

1. Mẫu biên bản bàn giao thư viện trường học mới và chuẩn nhất: 

Mẫu số 01: 

TRƯỜNG …………. 

Số: … / BB …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày……tháng……năm……

BIÊN BẢN BÀN GIAO THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

Hôm nay, vào lúc ……., ngày……tháng……năm……

Tại:…… chúng tôi gồm:

NGƯỜI BÀN GIAO: Ông/bà…

Bộ phận:…………Chức vụ:…………

NGƯỜI NHẬN BÀN GIAO: Ông/bà…

Bộ phận:………Chức vụ:…………

Địa chỉ:………

LÝ DO BÀN GIAO

Do bên bàn giao chuyển công tác nên không đảm bảo được thời gian quản lý thư viện.

NỘI DUNG BÀN GIAO

– Các đầu số tham khảo, giáo trình, tài liệu nghiên cứu … cuốn;

– Trang thiết bị cơ sở vật chất:

+ Điều hòa: …. chiếc; Trạng thái hoạt động:………

+ Bóng đèn: …. chiếc; Trạng thái hoạt động:………

……….

– Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học

…….

Bên bàn giao cam đoan rằng toàn bộ công việc đã được bàn giao đầy đủ. Và bên nhận bàn giao cung cam kết đã nhận bàn giao công việc.

Biên bản được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.

BÊN BÀN GIAO BÊN NHẬN BÀN GIAO
   (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Mẫu số 02: 

PHÒNG GD VÀ ĐT ………….

TRƯỜNG………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Bàn giao cơ sở vật chất thư viện năm học………..

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:

– Thời gian: Vào hồi ……. giờ…….. phút, ngày …….. tháng …… năm…….

– Địa điểm: Tại lớp ………, Chi xóm:………….Trường PTDT Bán trú TH&THCS Lạc Sỹ, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

II. THÀNH PHẦN

1. Bên bàn giao

– Ông: ………… – Phụ trách lao động Trường………….

2. Bên nhận bàn giao

– Ông (bà): …………- Giáo viên chủ nhiệm lớp: ………

– Học sinh ……….- Lớp trưởng

III. NỘI DUNG BÀN GIAO

Hai bên đã tiến hành bàn giao cơ sở vật chất lớp học năm học ………. với các nội dung cụ thể sau:

STT

Tên loại

SL

ĐVT

Tình trạng

(Còn sử dụng tốt hay hư hỏng)

Ghi chú

1

Bảng lớp

 

Chiếc

 

 

2

Bàn ghế học sinh

 

Bộ

 

 

3

Bàn ghế giáo viên

 

Bộ

 

 

4

Tủ sách

 

Chiếc

 

 

5

Ảnh Bác

 

Chiếc

 

 

6

Khẩu hiệu

 

Chiếc

 

 

7

Biển lớp

 

Chiếc

 

 

8

Khóa lớp

 

Chiếc

 

 

9

Quạt trần

 

Chiếc

 

 

10

Ổ điện

 

Chiếc

 

 

11

Công tắc

 

Chiếc

 

 

12

Tường lớp

 

m2

 

 

13

Cửa sổ 2 lớp(kính+chớp gỗ)

 

Bộ

 

 

14

Cửa ra vào

 

Bộ

 

 

Bên nhận bàn giao có trách nhiệm bảo quản, sử dụng đúng mục đích các cơ sở sở vật chất lớp học đã được giao. Nếu làm hư hỏng cơ sở vật chất lớp học phải tự tu sửa lại.

Vào cuối năm học, bên nhận bàn giao có trách nhiệm bàn giao lại cơ sở vật chất lớp học cho nhà trường.

Hai bên đã nhất trí với các nội dung đã nêu ở trên.

Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau:

– Người bàn giao giữ 01 bản;

– Người nhận bàn giao giữ 01 bản;

– Lưu tại Trường PTDT Bán trú TH&THCS Lạc Sỹ 01 bản.

Buổi bàn giao kết thúc vào hồi ……….. giờ ……… phút ……. cùng ngày.

NGƯỜI BÀN GIAO

Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI NHẬN BÀN GIAO

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 03:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦA NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tiền Phong, ngày… tháng… năm…

BIỂN BẢN BÀN GIAO THƯ VIỆN

Hôm nay hồi 9h30 ngày tại phòng Thư viện, trường Tiểu học Tiền Phong.

Chúng tôi gồm:

1. Đ/c Trần Thị Mai Lan – Phó Hiệu trưởng phụ trách

2. Đ/c Phạm Thị Ngọc Ninh – GV kiêm nhiệm Thư viện (cũ)

3. Đ/c Trương Thị Huyền – GV được phân công công tác thư viện (mới)

Đ/c Phạm Thị Ngọc Ninh đã tiến hành bàn giao công tác thư viện cho đ/c Trương Thị Huyền, được sự chứng kiến của đ/c Trần Thị Mai Lan.

Cụ thể:

I. Trang thiết bị

1. Tủ, giá các loại: 18 chiếc

2.  Bộ nghe nhìn (TV, Đầu DVD, điều khiển kèm theo): 01 bộ

3. Bảng: 01 chiếc

4. Bộ bàn đọc sách HS (01 bàn, 04 ghế): 8 bộ

5. Bộ bàn đọc sách GV: 4 bộ

6. Các trang thiết bị trong phòng: đèn, quạt, đồng hồ, trang trang trí, bảng nội quy

II. Sách, truyện, tài liệu

1. Sách nghiệp vụ: 731 bản.

2. Sách tham khảo: 2483 bản.

3. Băng đĩa giáo dục: 85 loại.

4. Các loại hồ sơ sổ sách thư viện, dấu, báo chí, tạp chí.

5. Sách cũ quyên góp.

Hội nghị kết thúc vào hồi 11 giờ 00 phút ngày… tháng… năm… Biên bản được thông qua ý kiến của các thành viên.

Biên bản được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi người lưu 1 bản, lưu VP trường 01 bản./.

NGƯỜI BÀN GIAO                   NGƯỜI NHẬN BÀN GIAO                          PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH

2. Thế nào là biên bản bàn giao thư viện trường học: 

Biên bản bàn giao thư viện trường học được lập ra với mục đích để nhằm chuyển giao giữa cán bộ quản lý cũ và cán bộ quản lý mới của thư viện. Nội dung là toàn cảnh những hiện trạng của cơ sở vật chất, tình trạng, tiến độ của những công việc, tài sản thuộc thư viện của trường học. 

3. Khi nào thì nên sử dụng biên bản bàn giao? 

Hiện nay, việc chuyển giao công việc hay tài sản là việc diễn ra thường xuyên, đặc biệt trong môi trường trường học, những tài sản công giao cho người phụ trách quản lý hoặc chuyển giao từ quản lý cũ sang quản lý mới,… Vậy để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có thì khi đó cần lập biên bản bàn giao xác nhận đầy đủ chữ ký của các bên. 

Vậy việc lập biên bản bàn giao thư viện trong trường hợp được lập khi: 

– Các bên bàn giao lại tài sản trong thư viện cho nhau. 

– Khi người quản lý thư viện nghỉ việc, hay nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau trong một khoảng thời gian,… cần bàn giao lại đầu mục công việc kèm theo các giá trị tài sản có trong thư viện cho cán bộ quản lý phụ trách mới. 

Mục đích của biên bản bàn giao này được lập ra để ghi nhận số lượng, chất lượng của các tài sản hiện có, đồng thời đó cũng là bằng chứng để ghi nhận ai là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm nếu việc bàn giao xảy ra tranh chấp sau này. Vì thế, biên bản bàn giao có ý nghĩa rất lớn trong những trường hợp này.

4. Hướng dẫn cách lập biên bản bàn giao thư viện trường học: 

– Về hình thức trình bày: trình bày tương tự như một văn bản hành chính lưu hành trong nhà trường bình thường. 

– Về mặt nội dung: 

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ: trình bày trang trọng và đầy đủ. 

Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” viết in hoa, trình bày tại giữa khổ giấy. 

Tiêu ngữ viết phía dưới và viết thường, trình tại giữa khổ giấy. 

+ Ngày tháng năm lập biên bản: viết phía bên dưới quốc hiệu, tiêu ngữ, phía bên tay phải. 

+ Tên văn bản: viết in hoa trình bày trang giữa: 

Ví dụ: BIÊN BẢN BÀN GIAO THƯ VIỆN. 

+ Thông tin của từng chủ thể tham gia trong quá trình bàn giao: gồm thông tin họ và tên; ngày tháng năm sinh; chức vụ; phòng ban làm việc của mỗi người. 

+ Tiếp theo là đến nội dung kiểm kê trang thiết bị: 

Giá sách, tủ, kệ các loại. 

Bảng và các thiết bị viết bảng. 

Bàn ghế ngồi đọc sách. 

Máy tính. 

Tài liệu, sách vở. 

Các trang thiết bị khác như: đồng hồ, quạt điện, đèn, trang trí thư viện, các biển chỉ dẫn, bảng nội quy,… 

Lưu ý: khi kê khai phải ghi đúng đủ tên, số lượng để kiểm đếm với thực tế và tình trạng của các thiết bị. 

+ Kiểm kê các loại sách và tài liệu trong thư viện: khi ghi nên ghi từng đầu mục của sách cho cụ thể và rõ ràng. 

Với sách tham khảo: ghi rõ số lượng, tình trạng sách. 

Với sách nghiệp vụ: ghi rõ số lượng, tình trạng sử dụng. 

Với sách truyện đọc: ghi rõ số lượng, tình trạng sử dụng. 

– Phần kết: ghi rõ số lượng biên bản được lập và do ai nắm giữ. 

Sau đó những thành phần tham gia quá trình bàn giao ghi trên đầu mục phải cùng kí vào biên bản: cụ thể gồm người bàn giao, người nhận bàn giao, phó hiệu trưởng phụ trách của trường học. 

5. Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao thư viện trường học: 

– Ghi rõ ràng, chính xác về thời gian cũng như địa điểm bàn giao và thời điểm lập biên bản.

– Biên bản rất đơn giản, ngắn gọn nhưng quan trọng là sự chính xác và đầy đủ để tránh xảy ra tranh chấp sau này. Khi tiến hành bàn giao, quản lý thư viện cần phải so sánh cũng như đối chiếu với tình trạng các trang thiết bị; sách vở có trên thực tế. 

– Trình bày biên bản bàn giao thư viện một cách ngắn gọn, tránh lan man: 

Như các mẫu trên, có thể thấy biên bản bàn giao không có quá nhiều nội dung phức tạp. Do đó, chỉ cần kê khai đầy đủ theo số thứ tự và đầu mục cần kê khai, ghi chú thêm tình trạng để đối chiếu cho chính xác. 

– Khi viết tên các trang thiết bị hoặc đầu mục loại sách phải viết đúng chính tả, tránh viết sai. Sau này có xảy ra sai sót rất khó khăn cho các bên trong việc xác minh, kiểm tra lại. 

– Cuối cùng phải có chữ ký của bên giao và bên nhận, cẩn thận hơn nữa hãy xin chữ ký của cả người làm chứng.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com