Mẫu giáo án minh họa Giáo dục thể chất mô đun 2 Tiểu học là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT mới.
1. Mục tiêu bài học:
1.1. Về phẩm chất:
Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
– Trung thực: Học sinh tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và hoàn thiện nhiệm vụ vận động.
1.2. Về năng lực:
Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh biết xem tranh ảnh trong sách giáo khoa phục vụ nội dung bài học và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác vươn thở.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác với bạn trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
Năng lực đặc thù:
– Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết vệ sinh sân tập, phòng tập và vệ sinh tập luyện.
– Năng lực vận động cơ bản: Biết hô nhịp, cách thực hiện các động tác vươn thở đúng nhịp và đúng phương hướng.
2. Địa điểm – phương tiện:
– Địa điểm: Sân trường
– Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
-Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi
4. Tiến trình dạy học:
4.1. Hoạt động mở đầu:
Nhận lớp
Hoạt động của giáo viên : (SD PP lời nói; KT giao nhiệm vụ)
– Phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
– GV nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh.
– Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Hoạt động học sinh:
– Đội hình nhận lớp
– Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho giáo viên.
Khởi động
Trò chơi “đứng ngồi theo lệnh”
Hoạt động giáo viên: (PP trò chơi, hợp tác, nhóm.KT giao nhiệm vụ)
– Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi
– Cho học sinh chơi, đánh giá trò chơi
Hoạt động học sinh: Vỗ tay, giậm chân theo nhịp bài hát.
4.2. Hình thành kiến thức:
Động tác vươn thở
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như nhịp 1,2,3,4 nhưng bước chân phải sang ngang
Hoạt động giáo viên: (PP trực quan,phòng tranh, dùng lời, thực hành,.KT giao nhiệm vụ, động nãotrình bày, làm mẫu)
– Giáo viên treo tranh minh họa.
– Cho học sinh quan sát tranh.
– Cho biết động tác vươn thở có mấy nhịp?
– Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu
– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và ghi nhớ.
– Gọi một học sinh thực hiện lại động tác.
– Giáo viên làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
Hoạt động học sinh:
– Đội hình học sinh quan sát tranh
– Quan sát giáo viên làm mẫu
– Một học sinh thực hiện, lớp quan sát nhận xét
– Học sinh quan sát, lắng nghe
4.3. Hoạt động luyện tập:
(PP thực hành, hợp tác, nhóm, giải quyết vấn đề. KT giao nhiệm vụ, động não, trình bày, làm mẫu)
Tập đồng loạt
– Giáo viên hô – học sinh tập theo
– Giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh
– Đội hình tập luyện đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
– Cho học sinh luyện tập theo tổ.
– Đội hình tập luyện theo tổ.
Tập theo cặp đôi
– Giáo viên cho học sinh tập luyện theo cặp đôi
– Đội hình tập luyện theo cặp đôi
4.4. Hoạt động vận dụng:
Trò chơi “ Kết bạn”
(PP trò chơi, làm mẫu, dùng lời,thi đấu hợp tác, thực hành, khám phá. KT giao nhiệm vụ, động não, trình bày, làmmẫu)
– Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
– Cho học sinh chơi thử và chơi chính thức.
– Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật
– Học sinh lắng nghe, hình thành cách chơi.
– Học sinh chơi trò chơi
Trò chơi Nhảy đúng, nhảy nhanh
Chuẩn bị :
Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ mỗi ô có cạnh 0,5m và đánh số 4, 3, 2, 1. Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 0,5m kẻ ô số 1. Tập hợp học sinh thành 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị.
Cách chơi: Theo thứ tự lần lượt từng bạn học sinh nhảy vào ô số 1 bằng hai chân, sau đó nhảy vào ô số hai bằng cách bật nhảy, rồi lại tiếp tục bật nhảy vào ô số ba,nhảy vào ô số bốn bằng cách nhảy chụm chân, tiếp theo nhảy ra ngoài bằng cách bật nhảy cả hai chân.Bạn học sinh số 1 nhảy xong đến học sinh số 2, học sinh số 3,… cứ lần lượt vậy đến hết.
Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn
Mục đích : Rèn luyện phản xạ, kĩ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khẩn trương, nhanh nhẹn.
Chuẩn bị :
– Kẻ 2 – 4 vòng tròn, vòng nọ cách vòng kia 1 – 2m, mỗi vòng có bán kính 3 – 4m.
– Chia học sinh trong lớp thành nhiều đội, mỗi đội 10 người, mỗi đội lại chia làm 3 nhóm A, B, C đứng thành 3 hàng dọc quay mặt vào tâm, nhóm A nhiều hơn một người.
Cách chơi: Mỗi khi có hiệu lệnh, người thứ tự số 4 của nhóm A theo đường vòng tròn ( ngược chiều kim đồng hồ) chạy thật nhanh vòng qua đằng sau nhóm B, lên đứng ở đầu hàng.Nhóm B lúc này có 4 người, người cuối hàng phải nhanh chóng chạy nhanh sang nhóm C, người dư ra của nhóm C cũng chạy tương tự như vậy sang nhóm A. Trò chơi sẽ tiếp diễn như vậy cho đến hết, đội nào xong trước và ít phạm quay hơn thì đôi đó sẽ thắng cuộc.
Những trường hợp phạm quy :
– Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chạy trước đứng vào vị trí quy định.
– Không chạy theo đường kẻ của vòng tròn.
– Không chạy vòng qua phía sau người đứng cuối của hàng tiếp theo.
Trò chơi Hoàng Anh – Hoàng Yến
Chuẩn bị :
Trên sân, kẻ 2 vạch song song cách nhau 1m ở giữa sân. Cách đều 2 vạch ở giữa sân khoảng 7 – 9m về mỗi bên, kẻ một vạch giới hạn dài. Học sinh đứng thành hai hàng ngang ở vạch giữa sân, em này cách em kia tối thiểu 1m ; điểm số từ một đến hết và đứng từng cặp theo số đã điểm. Cho hai hàng đứng quay lưng vào nhau. Một hàng có tên là “Hoàng Anh”, hàng kia là “Hoàng Yến”.
Cách chơi :
Khi giáo viên hô tên hàng nào hàng đó phải chạy nhanh về vạch giới hạn bên mình, đội còn lại sẽ đuổi theo để bắt. Ví dụ giáo viên hô : “Hoàng… Anh” thì cả hàng đó nhanh chóng chạy qua vạch giới hạn của bên mình, hàng mang tên “Hoàng Yến” phải nhanh chóng đuổi theo. Nếu đuổi kịp người chạy (trong khu vực từ vạch xuất phát đến vạch giới hạn), thì vỗ nhẹ vào người bạn và người chạy coi như bị bắt. Hàng nào có nhiều bạn bị bắt thì hàng đó thua cuộc. Trò chơi có thể quy định, nếu người đuổi chạy quá vạch giới hạn của bên chạy thì người đuổi cũng coi như bị bắt. Trò chơi này có thể dùng nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ theo khả năng, hiểu biết của học sinh mà giáo viên có thể quy định cách chơi, cự li đuổi bắt hoặc đuổi bắt từng đôi một…để trò chơi thêm phần hứng thú, nhằm rèn luyện sức nhanh và sự tập trung chú ý của học sinh.
Phương pháp giảng dạy
– Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi, sau đó cho học sinh thử 1 – 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ tên hàng của mình.
– Khi phát lệnh chạy, giáo viên nên kéo dài dọng hô để các hàng ở “tư thế chuẩn bị” sẵn sàng chạy hoặc đuổi. Khi chơi yêu cầu học sinh phải tập trung chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng nhanh chóng và chạy hoặc đuổi thật nhanh.
– Trong khi chơi, giáo viên nên quy định cho các em phải chạy thẳng không được chạy chéo dễ xô vào nhau gây nguy hiểm.
(GV chọn một trong số những trò chơi này để tổ chức cho HS chơi)
Trò chơi Trồng nụ, trồng hoa
– Mục đích : Rèn luyện sức mạnh chân và sự phối hợp, khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác.
– Chuẩn bị :
+ Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Kẻ hai vạch giới hạn cách nhau khoảng 8 – 10m.
+ Chia số học sinh trong lớp thành hai nhóm nam, nữ chơi riêng, mỗi nhóm có thể chia làm 2 – 3 đội, mỗi đội khoảng 8 – 10 em. Trong mỗi đội chọn 2 em ra làm nụ, hoa, 2 em này ngồi ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn, hai chân đưa ra trước, co gối để 4 bàn chân ép sát vào nhau (gọi là cây), sau khi các bạn đã lần lượt nhảy qua hết, thì một trong 2 em đặt một nắm tay lên đỉnh (mũi) bàn chân (nơi 4 bàn chân sát nhau và hướng các ngón chân lên trời) gọi là “nụ 1”. Sau khi các bạn lần lượt nhảy qua, thì nụ chuyển thành hoa bằng cách xoè bàn tay ra cho các ngón tay hướng lên cao (gọi là hoa). Sau khi các bạn lại một lần nữa nhảy qua thì em ngồi đối diện đưa một nắm tay đặt lên đỉnh các ngón tay của “hoa 1” gọi là “nụ 2”. Sau đó các em cứ thay nhau lần lượt đặt tay làm nụ và hoa xen kẻ nhau như nụ 1, hoa 1, nụ 2, hoa 2 rồi nụ 3, hoa 3, nụ 4, hoa 4.
Khi ngồi làm nụ, hoa giáo viên nhắc các em hơi ngửa mặt ra sau mặc dù thân trên hơi ngả về trước để tránh các bạn khi nhảy chạm
Cách chơi :
Khi có lệnh, từng em lần lượt chạy từ vạch giới hạn đến chỗ nụ, hoa để nhảy qua, sau đó chạy tiếp đến vạch giới hạn phía trước thì dừng lại, quay sau để chờ lượt tiếp theo. Khi mọi người đã lần lượt nhảy xong, thì chạy – nhảy theo chiều ngược lại lần lượt nhảy qua : cây, nụ 1, hoa 1; nụ 2, hoa 2 ; nụ 3, hoa 3 ; nụ 4, hoa 4. Khi chạy – nhảy như vậy, ai để chân chạm nụ, hoa thì phải thay vị trí một trong hai người đã ngồi làm nụ, hoa và trò chơi có thể bắt đầu lại từ đầu hoặc tiếp tục trồng nụ hoa như trước khi có em bị chạm chân.
Có thể tổ chức trò chơi trên dưới dạng thi tiếp sức.
Chú ý :
+ Khi nhảy không dạng chân sang hai bên như nhảy cừu, vì như vậy dễ đá chân vào mặt bạn.
+ Những em làm ngồi làm nụ, hoa động tác phải cố định, không được thấy bạn sắp nhảy thì nâng tay hoặc chân lên, rất nguy hiểm cho bạn.
5. Hoạt động kết thúc:
(PP lời nói, thực hành. KT: Giao nhiệm vụ, động não, trình bày)
Hồi tĩnh: Cho học sinh thực hiện động tác thả lỏng; học sinh thực hiện thả lỏng
Nhận xét, đánh giá chung của buổi học: Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của học sinh; học sinh lắng nghe.
Xuống lớp