Việc bảo vệ quyền tác giả là một trong những vấn đề tất yếu nhất hiện nay. Bởi thực tế rất nhiều hành vi vi phạm xâm phạm đến quyền tác giả. Vậy những trường hợp nào bị coi là vi phạm bản quyền tác giả? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
1. Những trường hợp nào bị coi là vi phạm bản quyền tác giả?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, những hành vi được coi là xâm phạm đến quyền tác lgiả bao gồm:
– Xâm phạm quyền nhân thân.
– Xâm phạm quyền tài sản.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ:
– Cố ý thực hiện hành vi làm hủy bỏ hoặc làm vô hiệu những biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Thực hiện hành vi sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
– Thực hiện hành vi xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi với lỗi cố ý những thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết được hoặc có cơ sở để xác định biết việc thực hiện hành vi của mình sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện hành vi phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng với những bản sao của tác phẩm khi biết rõ hoặc có cơ sở để biết được thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Hoặc khi biết rõ hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện những hành vi có tính chất xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian.
2. Mức xử phạt hành vi xâm phạm quyền tác giả:
Hiện nay, mức xử phạt hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
2.1. Hành vi xâm phạm quyền được đứng tên, đặt tên tác phẩm:
– Mức xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng:
+ Hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm.
+ Hoặc hành vi nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
Ngoài ra, sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch.
+ Bắt buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm.
(quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.2. Hành vi xâm phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm:
– Hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: mức xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: mức xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là:
+ Bắt buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật.
+ Bắt buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng, và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
(theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.3. Hành vi xâm phạm đến quyền công bố tác phẩm:
– Hành vi không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà tự ý công bố tác phẩm: mức xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thực hiện cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
(theo quy định tại Điều 11 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.4. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh:
– Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi làm tác phẩm phái sinh và không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả: mức phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số.
(theo quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.5. Hành vi xâm phạm đến quyền cho phép biểu diễn tác hẩm trước công chúng:
– Không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định mà thực hiện biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định mà thực hiện biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được: mức phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Ngoài ra cá nhân, tổ chức phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm.
(theo quy đinh tại Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.6. Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính:
Không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà thực hiện việc cho thuê bản gốc, bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
(theo quy đinh tại Điều 14 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.7. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm:
– Không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà thực hiện hành vi phân phối tác phẩm: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng, và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
(theo quy đinh tại Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.8. Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm:
– Không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà thực hiện hành vi nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: mức xử phạt từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng.
– Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất tang vật vi phạm. Có trường hợp sẽ phải tiêu hủy nếu như không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất.
(theo quy đinh tại Điều 16 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.9. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng:
– Không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà thực hiện hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào: mức xử phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải bỏ bản sao tác phẩm vi phạm.
(theo quy đinh tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.10. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm:
– Không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà thực hiện hành vi sao chép tác phẩm: mức phạt từ 15 triệu đồng đến 35 triệu đồng.
– Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng, kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.
(theo quy đinh tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.11. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm:
Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm: mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Ngoài ra, còn buộc phải tiêu hủy tang vật vi phạm.
(theo quy đinh tại Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
2.12. Hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả:
Hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình: phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
(theo quy đinh tại Điều 20 Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.
Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.