Nợ tiền chơi lô đề không trả tiền có bị pháp luật xử lý không?

Chơi lô đề là một trò chơi có khá nhiều người chơi hiện nay. Vậy nợ tiền chơi lô đề không trả tiền có bị pháp luật xử lý không?

1. Nợtiền chơi lô đề không trả tiền có bị pháp luật xử lý không?

1.1. Chơi lô đề có phải là hình thức đánh bạc hay không?

Lô đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán vềkết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, trong đó ngườichơi sẽ đoán 2 hoặc 3 số cuối của giải đặc biệt, đó được gọi là đoán Đề, đoán 2 hoặc 3 số cuối của tất cả các giảithì gọi là đoán Lô. Người tham gia phải tuân thủ các luật lô đề và đượchưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô đề được đưa ra ban đầu, còn nếu không trúng thì người chơi sẽ mất trắng số tiền đã bỏ ra để chơi.

Đánh bạc là hành vi tham gia vào mộttrò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất)về lợi ích vật chất đáng kể nhưtiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác. Tiền có thể là tiền bằngđồng Việt Nam, ngoại tệ; hiện vật có thể là cáctài sản, như: ô tô, xe máy,… Hiện nay, các văn bản pháp luật hiện hành không quy định cụ thể như thế nào là hành vi đánh bạc trái phép, tuy nhiên tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết sô 01/2010/NQ-HDTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (đã hết hiệu lực) có có quy định “đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ mộthình thức nào với mục đích làđược thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với cácquy định trong giấy phép được cấp.

Nhưvậy, qua các khái niệm về “đánh bạc”, “đánh bạc trái phép” đã nêu ở trên thì hành vi chơi lô đề chính là một trong những hình thức chơi đánh bạc, vì thế đây là hành vi vi phạm pháp luật, bởi chơi lô đề cũng là một trò chơi được ăn thua bằng tiền hoặc bằng tài sản khác.

Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đếntrật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và chínhcá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác.

1.2. Nợ tiền chơi lô đề không trả tiền có bị pháp luật xử lý không?

Vấn nạn chơi cờ bạc, lô đề,…dẫn đến việc tan nhà nát cửa, nợ nần chồng chất xảy ra rất nhiều trong xã hội từ trước đến nay. Việc một người đi chơi lô đề và ghi nợ với người chủ cái ghi lô đề không phải là một chuyện hiếm gặp, thậm chí những người chủ ghi lô đề đó có thể lợi dụng việc người chơi đang “nợ đề” để ép người chơi ký giấy vay nợ với lãi suất “cắt cổ”, sau đó dùng những phương thức “đòi nợ bẩn” để ép những người đó trả tiền. Câu hỏi được đặt ra ở đây đó chính là việc nợ tiền ghi lô đề mà không trả hoặc không trả được có vi phạm pháp luật không?.

Tại Điều 123 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật(Điều cấm của luật là các quy định của luật không cho phép cácchủ thể thực hiện những hành vi nhất định), trái đạo đức xã hội. Tại Điều này quy định cácgiao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạmcác điều cấm của luật thì vô hiệu.Mà hành vi chơi lô đề, ghi lô đề (hành vi đánh bạc) là hành vi trái với pháp luật thế nên tất cả những giao dịch dân sự của các bên có liên quan đến chơi lô đề đều là vô hiệu, kể cả là hành vi ghi lô đề “chịu”.

Và theo pháp luật dân sự, nếu giao dịch bị vô hiệu thì các bên sẽphải trao trả lại cho nhau những gì đã nhậncủa nhau, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Chính vì thế người nợ tiền chơi lô đề mà không trả tiền cho người ghi lô đề thì sẽ không bị pháp luật xử lý hay nói cách khác thì người ghi lô đề sẽ không kiện được người chơi lô đề “chịu” ra tòa án dân sự để yêu cầu tòa án buộc người chơi trả tiền được hoặc người ghi lô đề không thể ra cơ quan công an để tố cáo người chơi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người chơi lô đề mặc dù không phải trả tiền nợ lô đề cho người ghi lô đề bởi vì giao dịch đó là giao dịch vô hiệu, tuy nhiên người chơi lô đề sẽ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc nhẹ hơn là bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc, bởi vì như đã phân tích ở trên thì hành vi chơi lô đề cũng là một trong những hình thức đánh bạc mà pháp luật Việt Nam cấm.

2. Người nợ tiền chơi lô đề bị xử phạt như thế nào:

2.1. Hình phạt đối với hành vi chơi lô đề:

Tại Điều 321 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội đánh bạc (lô đề là hình thức đánh bạc), theo điềuluật này thì khung hình phạt của hànhvi chơi lô đề sẽđược chia làm hai trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Khung hình phạt cơ bản: được quy định tại khoản 1 Điều 321 củaBộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: bịphạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bịphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Trườnghợp 2: Khung hình phạt tăng nặng: được quy định tại khoản 2 củaĐiều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: bịphạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với những trường hợp:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi chơilô đề còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Có thể thấy, nếu một người đánh bạc trái phép (ghi lô đề) với giá trị tài sản chơilô đề là từ 5.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Điều này thìđồng nghĩa với việc, nếu nhưchơi lô đề với giá trị tài sản là dưới 5.000.000 đồng thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà ngườichơi chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính, với mức phạt hànhchính được quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể thì người chơi sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự cũng đãđưa ra một ngoại lệđó là không phải tất cả mọi trường hợp đánh bạc (chơi lô đề) lần đầu dưới 5.000.000 đồng đềusẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; màđối với những đối tượng mặc dù chơilô đề lần đầu nhưng trước đó đã bị xử lý bằng một trong hai hình thứcđó là xử phạt viphạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; hoặcđã bị kết án về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc nhưngchưa được xóa án tích, nay vẫn vi phạm thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

2.2. Những yếu tố cấu thành tội phạm của hành vi chơi lô đề:

2.2.1. Chủ thể:

Theo quy định tại Điều 12 củaBộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và tội đánh bạc không thuộc vào cáctrường hợp là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thếnên độ tuổi của chủ thể sẽphải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc là từ đủ 16 tuổi trở lên trong trường hợp làhành vi đánhlô đề đủ cấu thành tội phạm (tội đánh bạc).

Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi đánh bạc trái phép (đánh lô đề) là tất cả những người màcó đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo cácquy định của Bộ luật Hình sự, làm chủ được cáchành vi cũng như nhận thức được nhữnghậu quả của mình gây ra và đủ độ tuổi theo như đúngquy định trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm của mình.

2.2.2. Khách thể:

Tội phạm đánh bạc xâm phạm đến an ninh, trật tự công cộng và xâmphạm đến trật tự an toàn xã hội. Hành vi đánhlô đề ảnh hưởng đến lối sống văn hóa, thuần phong mỹ tục của xã hội và được xem như một tệ nạn của xã hội.

2.2.3. Mặt khách quan:

Hành vi đánh bạc trái phép (chơi lô đề) dưới bất kì hình mộtthức nào, có sự thỏa thuận thắng thua bằng tiền hoặc bằnghiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; bằngtiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 5.000.000 đồng nhưng trước đó ngườichơi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc xửphạt hành chính về hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc ngườiđó đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạcnhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2.2.4. Mặt chủ quan:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tộirõ ràng nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mìnhthực hiện và mong muốn thực hiện hành vi đó, nhằm thu lợi chocá nhân, lấy tiền, tài sản của người thua bạc.

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

– Bộ Luật Dân sự 2015

– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com