Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.0191 

1. Tóm tắt về thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép các cơ sở giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục

  Trung tâm giáo dục thường xuyên Trung tâm hỗ trợ học tập cộng đồng Trung tâm ngoại ngữ, tin học
Thẩm quyền quyết định thành lập Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện

– Trung tâm trong khuôn viên nhà trường: Do Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập.

– Trung tâm trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm nằm ngoài khuôn viên nhà trường; Các trung tâm trực thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc: Do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.

Thẩm quyền cấp phép hoạt động giáo dục Không phải làm thủ tục cấp phép Không phải làm thủ tục cấp phép

– Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cấp phép hoạt động giáo dục với các trung tâm thuộc thẩm quyền quyết định thành lập.

– Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định cho phép hoạt động giáo dục cho các trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.

Về quy trình thành lập các cơ sở giáo dục thường xuyên chi tiết, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết sau: Quy định về thành lập các cơ sở giáo dục thường xuyên

2. Các trường hợp Trung tâm giáo dục thường xuyên bị đình chỉ hoạt động giáo dục

Theo quy định tại Điều 40 Văn bản hợp nhất số 07, Trung tâm giáo dục thường xuyên bị đình chỉ hoạt động giáo dục nếu:

– Trung tâm vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

– Hoặc vì lý do khách quan mà Trung tâm không bảo đảm hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên:

Thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Quy trình thực hiện:

Bước 1Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị Sở Nội vụ thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm giáo dục thường xuyên.

Bước 2: Chuyển hồ sơ kiểm tra đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

Nội dung quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục phải có những vấn đề chủ yếu sau:

– Xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động,

– Thời gian đình chỉ;

– Các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

3. Giải thể Trung tâm giáo dục thường xuyên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41, trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể khi:

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm;

– Hết thời gian đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà trung tâm vẫn không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

Quy trình giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên

Thẩm quyền quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trình tự, thủ tục giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên:

Bước 1Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định.

Bước 2Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên sau khi văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra xong hồ sơ thẩm định do Sở Nội vụ gửi tới.

Quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Các trường hợp đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng

Theo quy định tại Điều 44, Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trung tâm vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

– Trung tâm không có hoạt động để phục vụ nhu cầu học tập của cộng đồng trong thời hạn 12 tháng liên tục.

Thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng:

Bước 1Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm học tập cộng đồng.

Nếu có căn cứ đình chỉ hoạt động thì trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Bước 2Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng

Quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm phải có các nội dung sau:

– Lý do và căn cứ đình chỉ;

– Thời gian đình chỉ;

– Các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên.

Quyết định này phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

5. Giải thể trung tâm học tập cộng đồng

Trung tâm học tập cộng đồng bị giải thể nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

-Khi đã hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà trung tâm vẫn không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

Thẩm quyền giải thể trung tâm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trình tự, thủ tục thực hiện giải thể trung tâm học tập cộng đồng:

Bước 1Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trung tâm học tập cộng đồng.

Nếu có căn cứ để giải thể theo quy định thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trung tâm học tập cộng đồng.

Quyết định giải thể phải có các nội dung sau:

– Lý do giải thể,

– Các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên

Quyết định phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6. Các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục trung tâm ngoại ngữ, tin học

Trung tâm ngoại ngữ, tin học bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong các trường hợp sau:

– Trung tâm vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

– Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động bình thường của trung tâm;

– Các trường hợp vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học:

Thẩm quyền đình chỉ hoạt động

– Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục với các trung tâm thuộc thẩm quyền quyết định thành lập.

– Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục cho các trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nêu trên thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm ngoại ngữ, tin học ngay khi trung tâm có những vi phạm thuộc trường hợp bị đình chỉ hoạt động và đề xuất phương án xử lý;

Bước 2: Người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trưng tâm căn cứ vào kết quả kiểm tra.

Quyết định đình chỉ hoạt động phải có các nội dung sau:

– Lý do đình chỉ hoạt động giáo dục.

– Thời hạn đình chỉ.

– Các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp người học.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

7. Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học

Theo quy định tại Điều 52, trung tâm ngoại ngữ, tin học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

– Trung tâm có những vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;

– Giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Quy trình giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học:

Thẩm quyền ra quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học: Theo quy định, người có thẩm quyền quyết định thành lập sẽ có thẩm quyền quyết định giải thể đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học, Cụ thể như sau:

– Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học trong khuôn viên nhà trường: Do Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định giải thể.

– Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm nằm ngoài khuôn viên nhà trường; Các trung tâm trực thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc: Do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể.

Trình tực thực hiện giải thể trung tâm:

Bước 1: Người có thẩm quyền quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả kiểm tra;

Bước 2: Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ra quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học căn cứ dựa trên kết quả kiểm tra. Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Những nội dung trên mang giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group