Đối tượng có quyền và không được thành lập doanh nghiệp?

Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Vậy đối tượng nào có quyền và không được thành lập doanh nghiệp?

1. Đối tượng có quyền và không được thành lập doanh nghiệp?

1.1. Thế nào là thành lập doanh nghiệp?

Thành lập doanh nghiệp chính là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhữngnhà đầu tư tiến hành trên cơ sở cácquy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, cácngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốnhay tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cùa cácdoanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp…

Bànvề phương diện pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do những thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc ngườiđại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm để“khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệpcủa mình, ở Việt Nam, việc thành lậpmột doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưathực hiện đăng ký doanh nghiệp thìbị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị những điều kiện vềvật chất để doanh nghiệp ra đời, thìcác nhà đầu tư có nghĩa vụ phảithực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để sự hiện diện của doanh nghiệpmình trong nền kinh tế được coi là hợp pháp. Ngoài ra,sẽ tùy thuộc pháp luật củamỗi quốc gia, cácnhà đầu tư có thể còn phải thực hiện một số cácthủ tục pháp lý có liên quan khác để có đủ nhữngcơ sở pháp lý cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, ví dụ như ở nước ta:

– Thủ tục đăng ký đầu tư (đối với các dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thuộc diện phải đăng ký đầu tư);

– Thủ tục đểđược cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với những nhà đầu tư có lựa chọn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh cỏ điều kiện)…

1.2. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp:

Tại khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rõ tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo đúngquy định của pháp luật về doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp tạiViệt Nam phải là nhữngtổ chức, cá nhân có đủ khả năng và cóđủ điều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do chínhmình khởi tạolên. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệpchính là những tổ chức, nhữngcá nhân được pháp luật công nhận vềquyền thành lập doanh nghiệp. Trường hợp đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân thì nhữngcá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với chínhdoanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập. Nếu nhưđối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó sẽphải có tư cách pháp nhân, bởi, tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lậplên doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Điều này khálà phù hợp khi luật pháp của nước ta quy định rằng“có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc của một pháp nhân.

1.3. Đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp:

Không phải mọi cá nhân, tổ chức đềuđược quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ về vấn đề này, theo điều này thì những đối tượng sau sẽ không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản củanhà nước để thành lập lêndoanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộtheo quy định của Luật Cán bộ, công chức

– Công chứctheo quy định của Luật Cán bộ, công chức

– Viên chức theo quy định củaLuật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong những cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong những cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp donhà nướcnắm giữ 100% vốn điều lệ

– Người chưa thành niên

– Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

– Người bị mất năng lực hành vi dân sự

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Ngườibị tạm giam

– Ngườiđang chấp hành hình phạt tù

– Ngườiđang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

– Ngườiđang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làlàm công việc nhất định

– Nhữngtrường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

– Tổ chức là pháp nhân thương mại màbị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số cáclĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

2. Vì sao pháp luật Việt Nam quy định các đối tượng trên không được quyền thành lậpdoanh nghiệp tại Việt Nam?

Luật Doanh nghiệp 2020 và các Luật Doanh nghiệp trước đã hết hiệu lực cũng đều có các điều khoản quy định về các đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Xét trong Luật Doanh nghiệp 2020, nguyên nhân dẫn đến có những điều khoản đó là vì:

2.1. Đối tượng là các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập lêndoanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình:

Cơ quan Nhà nước mang quyền lực nhà nước và cáchoạt động được nhờ có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp. Với vị trí vàcác lợi thế đó, việc không cho phép cáccơ quan nhà nước thành lập doanh nghiệp riêng nhằm đểngăn chặn tình trạng tiêu cực, phòng tránh vềván đề tham ô tiền ngân sách, tiền thuế của dân.

Nếu như những cơ quan, đơn vị này dùng chínhnguồn ngân sách đó đểđi thành lập doanh nghiệp mới vớimục đích để thu lợi cho cơ quan đơn vị mình thì nguồn vốn nhà nước sử dụng sẽkhông được hiệu quả và sẽ gây thất thoát, lạm dụng ngân sách.

2.2. Đối tượng là các Cán bộ; công chức; viên chức:

Công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, cáccông chức giữ vai trò quản lý Nhà nước trong nhữngngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Với vị trí đó, thìviệc không cho phép công chức thành lập lêndoanh nghiệp được cho là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.

2.3. Đối tượng là cácsĩ quan; hạ sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; làcông nhân; viên chức quốc phòng trong những cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; thuộc Công an nhân dân Việt Nam:

Pháp luật quy định cácsĩ quan; hạ sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; làcông nhân; viên chức quốc phòng trong những cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; thuộc Công an nhân dân Việt Nam không được quyền thành lập lêndoanh nghiệp nhằm đểtránh việc các chủ thể nàycó thể sẽ biến việc kinh doanh thành công cụ đểlạm quyền và tham nhũng. Bởi vì, cácđối tượng trên là người có chức vụ, có quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và là nhữngngười nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.

Nếu không có những quy định ràngbuộc này, rất có thể trong các hoạt động kinh doanh họ sẽđan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cáccơ quan nhà nước, xao nhãngđi nhiệm vụđược giao, tư lợi cá nhân, thậm chí có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

2.4. Đối tượng là người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sựhay người bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân:

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân thì cá nhân đó sẽphải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với chínhdoanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập; còn nếu như ngườithành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhântổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi màcó tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Chính vì thế những đối tượng là người chưa thành niên; người màbị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vicủa mình; tổ chức không có tư cách pháp nhân hoàn toàn không có đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật Doanh nghiệp 2020

– Bộ Luật Dân sự 2015.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com