Hình thức của hợp đồng vay tiền như nào mới có hiệu lực?

Hiện nay, vấn đề vay tiền cũng như hợp đồng vay tiền là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Thực tế, nhiều quý bạn đọc băn khoăn, lo lắng về hình thức hợp đồng. Vậy, hình thức của hợp đồng vay tiền như nào mới có hiệu lực?

1. Hình thức của hợp đồng vay tiền như nào mới có hiệu lực?

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 về tài sản như sau: 

– Tài sản là giấy tờ có giá, vật, tiền và quyền tài sản.

– Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Theo quy định nêu trên thì hợp đồng vay tiền chính là hợp đồng vay tài sản. Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Đồng thời, khi đến hạn trả, bên vay có trách nhiệm cần phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, hình thức của hợp đồng vay tiền được hiểu là phương tiện để ghi nhận nội dung của các chủ thể đã xác định, tùy thuộc vào tính chất, nội dung của hợp đồng vay tiền mà quý bạn đọc lựa chọn hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng vay tiền. Theo quy định pháp luật hiện hành thì hợp đồng vay tiền có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng vay tiền cần đảm bảo các yếu tố sau đây: 

i) Về chủ thể tiến hành giao kết hợp đồng vay tiền; 

ii) Ý chí của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vay tiền;

iii) Mục đích và nội dung của hợp đồng vay tiền;

iv) Hình thức của hợp đồng vay tiền.

Do đó, để phân tích sâu hơn về hình thức của hợp đồng vay tiền thì Luật LVN Group phân tích cụ thể tại các mục nội dung dưới đây. 

2. Các hình thức của hợp đồng vay tiền:

Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về hình thức hợp đồng vay tiền. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở nguyên tắc của Bộ luật dân sự và các quy định chung về hình thức của hợp đồng thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã có sự kế thừa của Bộ luật dân sự cũ đó là thừa nhận hình thức hợp đồng vay tài sản có thể bằng lời nói hoặc hợp đồng vay tài sản có thể bằng văn bản hoặc thông qua các phương tiện điện tử nhằm mục đích đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự do, thỏa thuận và cam kết. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức giao dịch dân sự như sau: 

– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch bằng văn bản được hiểu là giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 

– Đối với các trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì quý bạn đọc cần phải tuân theo quy định đó. Do vậy, hình thức của hợp đồng vay tiền bao gồm các hình thức sau đây: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành và thông điệp dữ liệu. Các bên hoàn toàn có thể lựa chọn được hình thức của hợp đồng vay tiền. 

2.1. Hình thức của hợp đồng vay tiền bằng lời nói:

Thông qua hình thức của hợp đồng vay tiền bằng lời nói, các bên khi tham gia giao kết hợp đồng vay tiền chỉ cần gặp mặt nhau và tiến hành việc thỏa thuận bằng lời nói về nội dung cơ bản của hợp đồng vay tiền. 

Thực tế, hợp đồng vay tiền được áp dụng trong trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn, các bên đã có độ tin tưởng nhất định với nhau và các bên trong hợp đồng vay tiền này có mối quan hệ thân thích, ruột thịt, thân quen với nhau từ trước và phổ biến là các hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân với nhau. 

Tuy nhiên, hợp đồng vay tiền bằng lời có hạn chế nhất định bởi: hình thức hợp đồng vay tiền không có sự xác thực cao về mặt pháp lý, do vậy khi có tranh chấp các bên thông thường khó có thể đưa ra các chứng từ cần thiết nhằm có thể đảm bảo, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

2.2. Hình thức bằng văn bản: 

Hợp đồng vay tiền được xác lập bằng văn bản thực tế được áp dụng trong các trường hợp sau: 

– Trường hợp các bên lựa chọn để nâng cao độ xác thực về mặt pháp lý của hợp đồng, hợp đồng có giá trị lớn, hợp đồng mà các bên dự liệu sau khi thực hiện có thể phát sinh hậu quả pháp lý;

– Trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản.

Trong văn bản, các bên ghi nhận đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng ký tên xác nhận và văn bản. Khi tranh chấp xảy ra, hợp đồng giao kết bằng văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hợp đồng giao kể bằng lời nói. 

Thông thường, hình thức bằng văn bản thường được áp dụng trong trường hợp số tiền cho vay lớn, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; Các hợp đồng giao kết có ít nhất một bên là chủ thể của tổ chức, pháp nhân hoặc đối với các trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố thế chấp, phát sinh hiệu lực đối đáng với người thứ ba. 

Theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các tổ chức tín dụng cho vay thì phải được xác lập và thực hiện thông qua công ty pháp lý là hợp đồng tín dụng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì thỏa thuận cho vay cần phải được lập thành văn bản và có các nội dung sau đây: 

– Số tiền cho vay; 

– Mục đích sử dụng vốn vay; 

– Hạn mức cho vay đối với các trường hợp cho vay theo hạn mức;

– Đồng tiền cho vay; 

– Đồng tiền trả nợ;

– Phương thức cho vay;

– Thời hạn cho vay; 

Như vậy, đối với hình thức hợp đồng vay tiền bằng văn bản pháp luật đã quy định rõ ràng. Pháp luật đã quy định đối với các hợp đồng tín dụng thì cần phải lập thành văn bản với những ưu điểm: Hợp đồng tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra được các bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết được các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng này, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho các hoạt động quản lý của nhà nước như việc quản lý về thu thuế, thanh tra tài chính, lệ phí, kiểm soát hoạt động thương mại của chủ thể kinh doanh,…

2.3. Hợp đồng vay tiền được giao kết thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu: 

Hiện nay, tại Việt Nam hợp đồng điện tử đã có sự công nhận về giá trị pháp lý khi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/3/2006. Theo đó, các văn bản hợp đồng điện tử sẽ được coi là có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng vay tiền tại mục 2.2. và có giá trị chứng cứ trong quá trình thực hiện giao dịch. 

Cùng với sự phát triển của công nghệ, thông tin thì việc giao kết thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu đang ngày càng phổ biến thì việc thực hiện giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản giấy không còn thích hợp mà thay vào đó các bên có khoảng cách về địa lý. Như vậy, việc giao kết hợp đồng vay tiền có thể thông qua phương tiện điện tử. 

Như vậy, hình thức của hợp đồng vay tiền sẽ thông qua những hành vi cụ thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quý bạn đọc lên lựa chọn hợp đồng vay tiền bằng văn bản bởi khi các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản chính là căn cứ dễ chứng minh nhất nếu xảy ra tranh chấp và mâu thuẫn. Đồng thời, trước khi tiến hành giao dịch cần cân nhắc tới hình thức của hợp đồng. Hiện tại chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc hợp đồng vay tiền phải được công chứng hay chứng thực. 

3. Về chủ thể tiến hành giao kết hợp đồng vay tiền:

Chủ thể hợp đồng vay tiền là các cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. Cụ thể:

Thứ nhất, cá nhân:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình thực hiện, xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định.

Theo đó, những người xác lập thực hiện hợp đồng vay tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ chính là:

– Người từ đủ 18 tuổi trở lên không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 

– Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình xác lập và thực hiện hợp đồng trong trường hợp có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy,  đối với cá nhân thì năng lực hành vi dân sự không giống nhau, tùy thuộc và mức độ năng lực hành vi dân sự có các cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng vay tiền ở mức độ khác nhau.

Thứ hai, pháp nhân:

Pháp nhân là chủ thể của hợp đồng vay tài tiền, khi tham gia giao kết hợp đồng vay tiền thì pháp nhân cần phải thông qua đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của mình là các cá nhân. Theo quy định thì hành vi của người đại diện tham gia giao dịch phải phù hợp với nhiệm vụ, chức năng, phạm vi hoạt động của pháp nhân theo như quyết định thành lập của pháp nhân, điều lệ pháp nhân cũng như phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Ý chí của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vay tiền:

Theo quy định pháp luật, bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, do vậy việc tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí.

Hợp đồng vay tiền cần phải đáp ứng điều kiện về ý chí của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vay tiền phải dựa trên dự tự nguyện, ý chí chủ quan của các bên tham gia.

Trong trường hợp đồng được xác lập không dựa trên ý chí tự nguyện của một trong các bên thì hợp đồng đó vô hiệu. Đơn cử như việc vi tham gia giao dịch bị đe dọa, lừa dối, người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

5. Mục đích và nội dung của hợp đồng vay tiền:

Các giao dịch dân sự được hiểu là các lợi ích hợp pháp mà các chủ thể tham gia giao dịch mong muốn đạt được. Giao dịch dân sự phải thể hiện các nội dung, điều khoản mà các bên tham gia giao dịch thỏa thuận, cam kết và các điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Chỉ những công việc được phép thực hiện, những tài sản được phép giao dịch mà không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của giao dịch dân sự. Còn đối với những giao dịch trái đạo đức xã hội là những giao dịch có mục đích hoặc xác lập nhằm mục đích trốn tránh pháp luật, có nội dung không hợp pháp thì theo quy định pháp luật sẽ không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com