Lương tối thiểu vùng tăng, trợ cấp thất nghiệp có tăng không?

Khi lương tối thiểu vùng tăng thì trợ cấp thất nghiệp có tăng không? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều người lao động thắc mắc khi có thông báo về việc lương tối thiểu vùng tăng, để giải đáp thắc mắc này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Lương tối thiểu vùng tăng, trợ cấp thất nghiệp có tăng không?

1.1. Lương tối thiểu vùng năm 2023:

Tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (áp dụng từ ngày 01/7/2022 đến thời điểm hiện tại)

– Mức lương tối thiểu vùng theo tháng năm 2023 quy định như sau ( Nghị định 38/2022/NĐ-CP):

+ Vùng 1: mức lương tối thiểu vùng theo tháng sẽ là: 4.680.000 đồng/tháng

+ Vùng 2: mức lương tối thiểu vùng thoe tháng sẽ là: 4.160.000 đồng/tháng

+ Vùng 3: mức lương tối thiểu vùng theo tháng sẽ là: 3.640.000 đồng/tháng

+ Vùng 4: mức lương tối thiểu vùng theo tháng sẽ là: 3.250.000 đồng/tháng

– Mức lương tối thiểu vùng theo giờ năm 2023 quy định như sau ( Nghị định 38/2022/NĐ-CP):

+ Vùng 1: mức lương tối thiểu vùng theo giờ là 22.500 đồng/giờ

+ Vùng 2: mức lương tối thiểu vùng theo giờ là 20.000 đồng/giờ

+ Vùng 3: mức lương tối thiểu vùng theo giờ là 17.500 đồng/giờ

+ Vùng 4: mức lương tối thiểu vùng theo giờ là 15.600 đồng/giờ

1.2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023:

Tại Điều 50 luật việc làm quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng sẽ được tính như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

 – Tuy nhiên, mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối  với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Ví dụ: Chị L đóng bảo hiểm thất nghiệp được 8 năm khi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân ở vùng 2 với mức lương trung bình 6 tháng cuối cùng là 35 triệu đồng/tháng. Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị L được tính như sau:

Trợ cấp thất nghiệp tính theo công thức: 40 x 60% = 24 triệu đồng

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa = lương tối thiểu vùng * 5 =  4.16 * 5 = 20.8 triệu đồng/tháng

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị L sẽ là 20.8 triệu đồng

Như vậy, nếu tăng mức lương tối thiểu vùng tăng thì sẽ không tăng tiền trợ cấp thất nghiệp mà sẽ chỉ tăng mức tối đa được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhằm phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới theo quy định, cụ thể như sau:

– Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng x 5 = 23.400.000 đồng

– Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng x 5 = 20.800.000 đồng

– Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng x 5 = 18.200.000 đồng

– Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng x 5 = 16.250.000 đồng

2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?

– Hàng tháng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động được quy định như sau:

+ Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

+ Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

+ Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

– Ngoài những nguồn đóng vừa nêu trên thì nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp còn được lấy từ:

+ Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

+ Nguồn thu hợp pháp khác, như tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Vậy quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng vào mục đích gì?

 + Chi trả trợ cấp thất nghiệp;

+ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

+ Hỗ trợ học nghề: người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm sẽ được hỗ trợ học nghề khi đã chấm dứt hợp đồng lao động và đã nộp hoò sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ

+ Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

+ Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

+ Đầu tư để bào toàn và tăng trưởng quỹ

+ Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ

3. Đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp không?

Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng sẽ phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ khi người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn (có giấy xác nhận)  hoặc trường hợp bất khả kháng.  Nếu người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng thì sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động nào bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà vẫn còn thời gian hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc làm hằng tháng

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp sau đây:

– Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Tìm được việc làm, người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc các trường hợp sau:

+ Khi họ đã giao kết hộp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất  địn có thời hạn từ 01 tháng trở lên

+ Người nào là chủ hộ kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

–  Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

– Hưởng lương hưu hằng tháng. Ngày mà người lao động xác định hưởng lương hưu là ngày đầu tiền tính hưởng lương hưu được khi vào trong văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đó người hưởng lương hưu sẽ không được hưởng trợ cấp xã hội nữa

–  Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng. Lý do không chính đáng ở đây là:

+ Trung tâm dịch vụ việc làm đã giới thiệu việc làm phù hợp với ngành , nghề, trình độ được đào tạo hoặc công việc mà người lao động đã từng làm nhưng người lao động không tiếp nhận việc làm đã trúng tuyển

+ Người lao động đã tham gia dự tuyển việc làm  theo sự giưới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm và đã được người sử dụng lao động tuyển dụng nhưng lại không tiếp nhận việc làm đã trúng tuyển

– Trong vòng 03 tháng liên tục, người lao động  không thực hiện thông báo hằng tháng về tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào ngày kết thúc của thời hạn thông báo tìm kiếm việc làm của tháng thứ 3 liên tục

–  Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, ngày mà người lao động bị chấm dứt hưởng trọ cấp thất nghiệp là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học

–  Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng

– Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

– Bị tòa án tuyên bố mất tích;

–  Chết;

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị hấp hành hình phạt tù, tạm giam

Theo đó, nếu người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì sẽ chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, khi đó người lao động sẽ phải thực hiện bảo lưu thời gian còn lại mà mình được hưởng trọ cấp thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi họ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Lưu ý: Thời gian bảo lưu trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính bằng tổng thười gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đã đưuọc hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó, dựa theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

Luật việc làm 2013

Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật việc làm, được sửa đổi bổ sung tại nghị định  61/2020/NĐ-CP sửa đổi một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com