Mẫu giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt hội Cựu chiến binh

Chính phủ ban hành Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhằm quy định rõ tổ chức cũng như sinh hoạt của Hội cựu chiến binh. Dưới đây là mẫu giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt hội Cựu chiến binh:

1. Mẫu giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt hội Cựu chiến binh: 

HỘI CCB KHỐI CÁC CƠ QUAN TP…………

HỘI CCB …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: ………

……………, ngày…tháng…năm…

GIẤY GIỚI THIỆU SINH HOẠT HỘI

Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh (cơ quan sở A)

Giới thiệu đồng chí: ……………

Vào hội ngày: …………..Số thẻ: ……………..

Đang sinh hoạt Hội tại: …………….

Chuyển đến sinh hoạt Hội Cựu chiến binh tại Hội …………..

Từ ngày ……tháng …..năm 201…

Đã đóng hội phí đến hết tháng …..năm 201….

T/M. BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ, tên)

2. Hội cựu chiến binh là gì? 

Căn cứ theo quy định của Điều 3 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005, hội cựu chiến binh Việt Nam được hiểu là một tổ chức chính trị – xã hội nằm trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đứng với tư cách để đại diện theo ý chí cũng như nguyện vọng của Cựu chiến binh. Đây là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Trong đó, thành phần của hội là cựu chiến binh, đó là công dân của nước Việt Nam, từng tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu để chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, thực hiện các nhiệm vụ quốc tế, xây dựng cũng như bảo vệ Tổ quốc. Hiện đã nghỉ hưu sau đó chuyển ngành, phục viên và xuất ngũ, trong đó cụ thể bao gồm các đối tượng sau: 

– Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế. 

– Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945. 

–  Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. 

– Đối tượng là công nhân viên quốc phòng từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm nhằm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 

– Đối tượng là những cán bộ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã từng thực hiện tham gia vào công cuộc chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ của Hội cựu chiến binh Việt Nam: 

3.1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội cựu chiến binh Việt Nam: 

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 150/2006/NĐ-CP, Hội cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức từ trung ương đến cơ sở bao gồm:

– Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

– Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội cựu chiến binh được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:

– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động tự nguyện.

– Hoạt động dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời dựa trên điều lệ của Hội.

3.2. Nhiệm vụ của hội cựu chiến binh Việt Nam: 

Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây:

Một là, có đóng góp trong việc xây dựng cũng như bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đối với những âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; những quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải nỗ lực đấu tranh.

Thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, thực hiện đấu tranh để nhằm chống lại quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội.

Thực hiện giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, của các cán bộ cũng như công chức trên cơ sở quy định của pháp luật.

Hai là, có đóng góp tham gia vào sự phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.

Tham gia kiến nghị với các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến hội cựu chiến binh.

Ba là, trong công cuộc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân thì phải tập hợp cũng như đoàn kết và động viện các cựu chiến binh.

Thực hiện tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.

Bốn là, thực hiện các công tác trong việc chăm lo, giúp đỡ cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát triển đời sống kinh tế gia đình, từ đó nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, thực hiện làm giàu hợp pháp.

Thực hiện tổ chức các hoạt động tình nghĩa để cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống xã hội.

Năm là, bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của cựu chiến binh.

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.

Sáu là, thực hiện các hoạt động đối ngoại nhân dân, nhằm góp phần thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Bảy là, thực hiện giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ khi phối hợp cùng với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự.

4. Quyền lợi và nghĩa vụ của cựu chiến binh: 

4.1. Quyền lợi của cựu chiến binh: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cựu chiến binh có quyền lợi sau đây:

– Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi với người có công với cách mạng và những quy định khác.

– Ưu tiên được tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của Chính phủ.

– Với những đối tượng nghèo sẽ được hưởng chính sách ưu tiên vay vốn ngân hàng chính sách, các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất, kinh doanh với mục đích để nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách khác đối với người nghèo.

– Đối tượng là những cựu chiến hết độ tuổi lao động, cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập sẽ được hưởng quyền lợi Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.

– Với những cựu chiến binh khi chết đi sẽ được chính quyền, cơ quan quân sự, đoàn thể địa phương thực hiện phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình tổ chức tang lễ, đồng thời sẽ được hưởng tiền mai táng theo quy định.

– Thực hiện tham gia Hội cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu quân nhân theo đúng Điều lệ của Hội.

4.2. Nghĩa vụ của cựu chiến binh: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cựu chiến binh phải có nghĩa vụ sau đây:

– Có trách nhiệm phát huy truyền thống cách mạng, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với đất nước Việt Nam.

– Có trách nhiệm tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích của dân tộc.

– Luôn gương mẫu để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, học tập, tuyên truyền, vận động nhân dân, gia đình chấp hành đường lối, những chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.

– Có trách nhiệm tích cực để tham gia thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở tại cơ sở.

Tham gia công tác hòa giải, đóng góp trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Trách nhiệm tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc một cách tích cực.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005. 

Nghị định 150/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Cựu chiến binh. 

Nghị định 157/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 150/2006/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Cựu chiến binh. 

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com