Mức xử phạt thắp hương, đốt vàng mã không đúng quy định

Việc thắp hương, thờ cũng gia tiên là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên, có nhiều người dân khi thờ cúng tổ tiên, đi chùa, đền lại đốt rất nhiều vàng mã gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ rất cao. Vậy mức xử phạt thắp hương, đốt vàng mã không đúng quy định được pháp luật quy định như thế nào?

1. Mức xử phạt thắp hương, đốt vàng mã không đúng quy định:

Việc thắp hương, đốt vàng mã trong các lễ hội truyền thống, ngày lễ,… đã trở thành thói quen lâu đời của người Việt. Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành không cấm đốt vàng mã tại nơi ở riêng nhưng lại có quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi đốt tiền không đúng quy định khi tham dự lễ hội. Tại Điều 14 Nghị định 28/2021/NĐ-CP của chính phủ ban hành về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo đã đưa ra mức phạt với các vi phạm quy định về tổ chức lễ hội.

Trong đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

– Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

– Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam
Do đó, nếu người nào thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại  các lễ hội thì sẽ bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng
Ngoài ra, tại Điều 2 phụ lục 01 ban hành kèm theo thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư thì  đối với các hành vi thực hiện đốt tiền âm phủ, vàng mã trong khu chung cư là hành vi bị cấm theo quy định trên ( trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư).

2. Hậu quả của việc đốt vàng mã không đúng theo quy định:

Pháp luật Việt Nam không cấm việc đốt vàng mã, tuy nhiên việc đốt vàng mã quá nhiều với những loại đồ đắt tiền, kích thước to nhỏ khác nhau và không đúng nơi quy định đã làm biến tướng nét văn hóa tâm linh vốn có từ lâu đời của người Việt. 

Theo tính toán từ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình do Tổng cục Thống kê điều tra cho thấy, người Việt Nam chi cho việc thắp hương, vàng mã, đồ cúng cao hơn nhiều so với chi tiêu hàng ngày. Tính đơn giản, nếu mỗi gia đình chỉ cần bỏ ra 10 nghìn đồng để mua vàng mã thì nhân với 1 triệu hộ gia đình con số đã lên tới 10 tỷ đồng, trong khi số hộ gia đình ở Việt Nam khoảng gần 30 triệu hộ. Qua đây ta có thể thấy  người dân ngày càng có xu hướng lạm dụng vàng mã một cách thái quá, mặc dù đã có những khuyến cáo về việc hạn chế sử dụng do lãng phí tiền của và ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Trường hợp đốt vàng mã gây hậu quả nghiêm trọng như cháy nhà, cháy rừng hay tài sản khác có thể bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, quy định tại Điều 180 Bộ luật hình sự 2015, cấu thành tội phạm của tội này được quy định như sau:

– Mặt khách quan của tội phạm

+ Cấu thành tội phạm của tội này được quy định là cấu thành tội phạm vật chất. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan gồm dấu hiệu hành vị, dấu hiệu hậu quả và dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

+ Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm  (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ) những quy tắc sinh hoạt xã hội thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản. Đó là những quy tắc sinh hoạt xã hội ai cũng có thể biết và có nghĩa vụ tuân thủ nhằm tránh gây ra những thiệt hại về tài sản

+ Hậu quả mà hành vi vi phạm nói trên gây ra được quy định là thiệt hại về tài sản trị giá từ 100 triêu đồng trở lên

+ Thuộc mặt khách quan của tội này còn có dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy tắc an taofn và hậu quả thiệt hại cho tài sản. Khi đã xác định có hành vi vi phạm và có thiệt hại cho tài sản đòi hỏi pahir xác định giữa hành vi vi phạm và thiệt hại này có qauna hệ nhân quả với nhau. Người có hành vi vi phạm quy tắc àn toàn chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những thiệt hại cho tài sản do chính hành vi vi phạm của mình gây ra

– Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Lỗi do người phạm tội được quy định là lỗi vô ý. Đây là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Người phạm tội có thể vô ý vì quá tự tin (Biết có hành vi vi phạm, thấy trước hậu quả  thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản  có thể xảy ra nhưng tin hậu quả đó không xảy ra) hoặc vô ý vì cẩu thả, tức là do cẩu thả không thấy trước hậu quả thiệt hịa nghiêm trọng đến tài sản nhưng có thể và phải thấy trước hậu quả đó

– Hình phạt khi vi phạm tội này:

 Tại điều luật này, quy định 02 khung hình phạt chính:

+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm

+ Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm được quy định cho trường hợp phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá trừ 500 triệu đồng trở lên

Như vậy, theo quy định trên thì những người nào có hành vi đốt vàng mã không đúng quy định mà vô tình gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 180 Bô luật hình sự 2015

3. Nguồn gốc của việc đốt vàng mã và những lưu ý khi đốt vàng mã:

– Tục đốt vàng mã được lan truyền từ Trung quốc sang Việt Nam. Tương truyền việc đốt vàng mã này gắn với chuyện xưa ở Trung Quốc có người chuyên bán vàng mã là Vương Dụ. Do buôn bán ế ẩm, Vương Dụ nằm trong quan tài, giả vờ chết. Ngời thân, bạn bè, hàng xóm mua vàng mã đến viếng thì Vương Dụ tỉnh dậy và kể chuyện mình vừa gặp Diêm Vương, do có nhiều tiền vàng hối lộ nên được tha về trần gian. Từ đó có tục đốt vàng mã cho người chết.

– Đạo phật không có tục lệ đốt vàng mã. Dưới góc độ tâm linh có quan điểm cho rằng các linh hồn không tiêu dùng vật chất, thậm chí việc đốt vàng mã còn là một chứng ngại khiến linh hồn không siêu thoát được. Nhiều người vẫn nghĩ rằng người trần sống như nào thì người âm cũng như thế cho nên có người đốt đến hàng triệu đồng tiền vàng mã, đủ các loại vật dụng cho người âm, điều này vừa lãng phí, vừa không có tác dụng gì, thậm trí còn có thể có hại rất lớn đến môi trường, kinh tế, xã hội. 

– Người dân cần phải thay đổi suy nghĩ của chính bản thân mình. Không nên ỷ lại vào việc đốt vàng mã nhiều để cầu mong vận may đến với mình. Trong đạo phật luôn có luật nhân quả, người sống đức độ, làm việc thiện và giúp ích cho đời thì cũng sẽ gặp được nhiều điều phúc đức, tốt đẹp và cuộc sống vui vẻ, thanh thản hơn. 

– Để hạn chế đến mức thấp nhất việc đốt vàng mã gây lãng phí, nhất là trong mùa lễ hội đầu xuân, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan đơn vị trong ngành văn hóa, giáo hội phật giáo Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại cũng như sự lãng phí của việc đốt vàng mã thông qua các phương tiện Internet, facebook, tiktok hay đưa vào bản tin thời sự,… Từng bước tuyên truyền, hướng dẫn người dân hạn chế đốt vàng mã hay đốt vàng mã thì nên đốt trong lò đốt, đốt ở những thùng sắt có nắp đậy, đốt đúng nơi quy định.

– Chính quyền các cấp cũng cần quan tâm hơn đến người dân, tuyên truyền thông quá hệ thống truyền thanh cũng như đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở để qua đó từng bước hạn chế việc đốt vàng mã một cách lãng phí, không đúng quy định và để việc đốt vàng mã thật sự trở thành nét đẹp trong những ngày lễ, hội,… tránh gây lãng phí và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường

– Chính quyền cũng nên vận động sự giúp đỡ từ các bậc Tăng, Ni, ban quản lý các chùa, đền, miếu trong việc tuyên truyền giảm thiểu việc đốt vàng mã ở nơi thờ tự đến người dân. Khi có những buổi thuyết giảng cho phật tử thì cần lồng ghép những nội dung hạn chế đốt vàng mã. 

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

 Nghị định /NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com