Tóm tắt, sơ đồ tư duy văn bản Tuyên ngôn độc lập ngắn nhất

Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Dưới đây là bài viết tham khảo về Tóm tắt, sơ đồ tư duy văn bản Tuyên ngôn độc lập ngắn nhất, mời bạn đọc theo dõi.

1. Tóm tắt văn bản Tuyên ngôn độc lập ngắn nhất:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đây là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu kỷ nguyên mới về độc lập, tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Văn bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho ai? Chủ tịch Hồ Chí Minh viết để hướng tới “đồng bào dân tộc cả nước”- những con người hơn 80 năm qua bị chèn ép, áp bức dưới ách xâm lược của kẻ thù thực dân Pháp và quân phát xít Nhật. Không những vậy bản Tuyên ngôn còn hướng đến đối tượng khác là thế lực thù địch của dân tộc ta là các nước thực dân xâm lược có dã tâm cướp nước Việt ta một lần nữa, mà kẻ thù chủ yếu trước mắt là thực dân Pháp và đế quốc tư bản Mỹ đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh còn hướng đến nhân dân các nước trên toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những cơ sở trên mặt lý luận và thực tế cho bản Tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam. Trước tiên đó là cơ sở lí luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của nước Pháp về nội dung quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong khi đó cơ sở thực tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo, vạch trần tội ác của thực dân Pháp đã khiến cho dân tộc ta bị đày đọa hơn 80 năm qua. Từ đó Người đã nêu những luận điểm, dẫn chứng để đập tan luận điệu xảo trá, lật tẩy ngọn cờ “bảo hộ” dối xá của chúng. Và mục đích cao cả nhất và có thể nói là lớn lao nhất của bản Tuyên ngôn độc lập là: tuyên bố dân tộc ta đã thoát ly hoàn toàn khỏi ách thực dân, xóa bỏ chế độ cai trị thực dân phong kiến, khẳng định quyền độc lập, tự do và vị thế bình đẳng của nước ta trên thế giới và khẳng định ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nước Việt ta bằng mọi thứ “tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải”. Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận hội tụ vẻ đẹp cả về mặt tư tưởng và mặt tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời cho thấy khát vọng nồng nàn, cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

2. Tóm tắt văn bản Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn và hay nhất:

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận chuẩn mực, cho thấy tài năng và tấm lòng của Chủ tích Hồ Chí Minh. Tác phẩm mở đầu bằng những lời trích dẫn kinh điển từ “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Mỹ, ” Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1791 của Pháp để khẳng định chắc nịch quyền độc lập tự do, quyền bình đẳng, quyền con người của dân tộc Việt Nam. Sau đó, bản tuyên ngôn vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai đối với dân tộc Việt Nam trong thời gian hơn 80 năm chúng cai trị xâm lược dân tộc ta. Đó là tội ác các trên các mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, với chiêu bài hèn hạ bán nước hai lần cho phát xít Nhật. Bản tuyên ngôn cũng nêu cao tinh thần chính nghĩa của cuộc đấu tranh và thắng lợi vang dội của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn khép lại bằng lời tuyên bố cuối cùng quyền độc lập tự do bình đẳng và ý chí quyết tâm hy sinh tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải” bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

3. Tóm tắt văn bản Tuyên ngôn độc lập điểm cao nhất:

“Con người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lý lẽ, lập luận mà tất cả mọi người đều thừa nhận, không ai chối cãi được, và đây cũng là cơ sở lý luận để nói về quyền con người. Ở các bản tuyên ngôn Độc lập lâu đời được nhiều nước thừa nhận cụ thể là Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 đến Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp 1791.

Trải qua hơn 80 năm bị nằm dưới ách độ hộ của thực dân Pháp, chúng lợi dụng luận điệu lá cờ tự do, lợi dụng cái sự bình đẳng, bác ai để đến cướp và biến dân tộc ta, đất nước ta trở thành nô lệ thuộc địa, chúng áp bức đồng bào. Đây là một hành động dối trá trái với chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần chính nghĩa. Thự dân Pháp lập ba chế độ cai trị khác nhau ở ba miền của nước ta khiến cho đất nước ta chia cắt, ngăn cản sự thống nhất đoàn kết của nước Việt Nam. Chúng tàn nhẫn xây dựng nhà tù thay cho trường học, sẵn sàng chém giết, không ghê rợn mùi máu tanh, tàn sát những người yêu nước của ta. Chúng thi hành các chính sách như: ngu dân, sử dụng rượu, thuốc phiện để khiến dân ta biến dân ta thành nô lệ lệ thuộc vào chúng, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Nhân dân ta đã nghèo nay càng thiếu thốn, nghèo nàn hơn. Bọn chúng cướp không đất, cướp không ruộng, cướp hầm mỏ, độc quyền nhập cảnh, xuất cảnh, nghề in giấy bạc, đặt ra hàng trăm ngàn thứ thuế để vơ vét làm dân ta bần cùng mọi tầng lớp từ dân cày đến dân buôn, thậm chí cả những tiểu tư sản cũng bị vùi dập, bóc lột. Một chế độ bóc lột giới lao động, giới công nhân diễn ra ngày càng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, lại một lũ phát xít Nhật đến xâm lăng nước ta được bọn thực dân pháp với danh tự xưng là “quốc mẫu” đã mở cửa để cung kính cho chúng vào nước ta, dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng xiềng xích: Nhật – Pháp. Cả nước ta từ Trung Kỳ đến Bắc Kỳ, đồng bào nhân dân ta bị chết đói số lượng lên đến hơn hai triệu người. Bọn thực dân Pháp đã bán nước ta tận hai lần cho phát xít Nhật trong vòng 5 năm. Đến ngày 9 tháng 3, Nhật đảo chính hoàn toàn tước vũ khí của quân Pháp. Trước đó, lực lượngViệt Minh kêu gọi thực dân Pháp cùng nhau liên minh chống phát xít Nhật nhưng chúng lại bỏ ngoài tai khủng bố Việt Minh, thậm chí đến khi thua chạy, chúng vấn nhẫn tâm giết hết số đông tù binh chính trị của cách mạng ở Yên Bái và Cao Bằng.

Nhưng dân tộc ta với tấm lòng nhân nghĩa cao đẹp vẫn giúp cho nhiều người Pháp thậm chí là binh lính chạy qua biên thùy, cứu những người thoát khỏi nhà giam của phát xít Nhật, bảo vệ tính mạng và của cải của những người này. Từ mùa thu năm 1940 khi dân tộc ta trở thành thuộc địa của phát xít Nhật, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã nổi dậy lật đổ quân Nhật giành lại chính quyền lập và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó nhân dân ta đã lật đổ xiềng xích thực dân phát xít gần 100 năm, thành lập một chế độ mới chế độ Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại mới.

Với lời tuyên bố sắt thép mạnh mẽ với tinh thần kiên quyết đến cùng chống lại âm mưu biến nước ta thành thuộc địa của thực dân Pháp, chống lại quân Nhật phát xít. Sau nêu lên tội ác của kẻ thù Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước toàn thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam và kêu gọi các nước Đồng minh công nhận nền độc lập ấy

4. Tóm tắt văn bản Tuyên ngôn độc lập chuẩn nhất:

Trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản “Tuyên ngôn độc lập” (năm 1776) của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (năm 1791) của nước Pháp. Hai bản Tuyên ngôn đã khẳng định quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người. Người dùng chính lí lẽ của kẻ thù để đáp trả lại kẻ thù, nhắc nhở kẻ thù đang đi ngược lại những gì mà thế hệ trước của họ để lại. Trong đó cách mạng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giống như hai cuộc cách mạng Mĩ, Pháp tức là nước Việt Nam ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Từ đó Bác mở rộng thành quyền con người thành quyền của dân tộc. Đây là một luận điểm hết sức quan trọng vì đối với những dân tộc thuộc địa như nước Việt ta lúc bấy giờ thì khi nói về quyền của con người sẽ đi liền với quyền của dân tộc. Chỉ khi dân tộc có độc lập thì nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Sau đó người liệt kê tội ác của kẻ thù đã gây ra cho nhân dân ta và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta, kêu gọi sự ủng hộ công nhận của các nước Đồng minh.

5. Sơ đồ tư duy văn bản Tuyên ngôn độc lập ngắn nhất:

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com