Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một trong những áng văn tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân. Bài viết dưới đây có nội dung về Các nhân vật và sơ đồ tư duy Chữ người tử tù ngắn gọn nhất, giúp các bạn học sinh nắm được những ý chính nền tảng của tác phẩm trong quá trình làm bài phân tích. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Tóm tắt truyện ngắn “Chữ người tử tù” ngắn gọn nhất:
“Chữ người tử tù” kể về Huấn Cao – nhân vật chính có tài hoa viết chữ nho rất đẹp và ông là nhà cách mạng bị triều đình bắt và xử tội chết do chỉ huy quân chống lại triều đình. Trước khi Huấn Cao bị xử tử, ông được giải đến nhà tù thực dân, nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại, đó là hai con người rất yêu mến cái đẹp. Cả quản ngục và thầy thơ đều đã nghe danh và ngưỡng mộ tài viết chữ nho của Huấn Cao, mong muốn rằng được xin được Huấn Cao viết chữ. Trong quãng thời gian ở trong ngục tù, viên quản ngục đã đối đãi Huấn Cao rất tốt, cơm bưng nước rót hầu hạ nhưng Huấn Cao vẫn không thèm để ý, khinh bạc, ung dung hiên ngang tận hưởng. Khi nhận được tin ngày Huấn Cao bị xử tử, viên quản ngục và thầy thơ lại đã quyết tâm xin chữ ông Huấn cho bằng được. Trước lòng biệt nhỡn liên tài, thái độ chân thành và sự yêu mến cái đẹp của viên quản ngục đã khiến ông Huấn vô cùng cảm mến và cho chữ. Trong nhà lao tăm tối, một chuyện chưa diễn ra bao giờ đó là cảnh tượng ba con người cùng chụm đầu vào nhau để xem Huấn Cao viết chữ. Một người tử tù mang trên mình đầy xiềng xích nhưng đang viết từng nét chữ thơm mùi mực tàu thấm trên tấm lụa trắng, bên cạnh đó là hai con người đang khúm núm, run rẩy, dõi theo, đợi chờ của viên quản ngục và thầy thơ lại. Ông Huấn khuyên nhủ viên quản ngục nên giữ gìn tấm lòng yêu mến cái đẹp, tìm những nơi thanh tao yên bình để khoonh bị vấy bẩn vào tấm lòng đó. Viên quản ngục xúc động vô cùng và đã cúi đầu vái lạy Huấn Cao với tất cả sự trân trọng và biết ơn.
=> Tình huống truyện vô cùng độc đáo và đặc sắc khi tạo ra một cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, có vị trí đối lập nhau trên bình diện xã hội. Một bên là kẻ tử tù sắp thi hành án còn một bên là hình tượng đại diện cho pháp luật, nhưng lại trở thành tri kỷ với nhau.
2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao:
– Huấn Cao là một tử tù, bị bắt do cầm đầu bọn phản loạn đứng lên chống lại triều đình.
– Là một nhà nho tài hoa, anh hùng có tài viết chữ nổi tiếng khắp vùng, có tài bẻ khóa vượt ngục dựa trên lời kể của viên quản ngục.
– Huấn Cao một huyền thoại của nhân dân vùng đất tỉnh Sơn.
– Là một người anh hùng chính trực, đầy khí chất, văn võ toàn tài, phong thái hiên ngang, ung dung với tinh thần yêu mến sự phóng khoáng, tự do.
– Thái độ luôn khinh thường bọn lính quản ngục, hành động rỗ gông, khinh bạc những trò hèn nhác, tiểu nhân, tính cách không chịu khuất phục trước tiền bạc và quyền lực.
– Vẻ đẹp uyên bác, tài hoa, một tính cách khác là thiên lương trong sáng được rất nhiều người ngưỡng mộ.
– Đặc biệt Huấn Cao là một người yêu mến cái đẹp, trọng cái đẹp, cái cao cả, biết trân trọng những con người yêu mến cái đẹp.
=> Huấn Cao mang cái tài hoa đầy tính chất nghệ sĩ, văn hóa được toát ra từ một con người có vẻ thanh tao. Ông là người có sự thiên lương trong sáng tựa như một đấng hào kiệt được nhà văn Nguyễn Tuân lý tưởng hóa cùng với bao sự hoàn mỹ nhất.
3. Nhân vật viên quản ngục:
– Viên quản ngục là một nhân vật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm nên thành công cho câu chuyện.
– Viên quản ngục làm một công việc tuy phải tiếp xúc rất nhiều với những kẻ “đầu trâu mặt ngựa” chốn nhà tù thực dân nhưng ông vẫn luôn giữ được những đức tính tốt đẹp, thiên lương trong sáng của mình.
– Viên quản ngục vô cùng ngưỡng mộ khí phách và tài năng của Huấn Cao, cho dù Huấn Cao là một tên tử tù đang bị giam cầm trong nhà giam của mình nhưng viên quản ngục vẫn luôn kính nể đối đãi rất tốt với Huấn Cao bằng tất cả sự kính trọng của mình dù có bị ông Huấn xua đuổi, không thèm để ý, coi thường.
– Khao khát mong muốn có được chữ của Huấn Cao để treo ở nhà mình riêng một đôi câu đối.
– Khi được ông Huấn cho chữ và đưa ra những lời khuyên nhủ bèn lĩnh hội bằng mọi sự trân trọng nhất, viên quản ngục xúc động trước những lời khuyên đó, ông coi đó chính là một lí tưởng mà mình đã được giác ngộ.
=> Viên quản ngục có vẻ đẹp tâm hồn vô cùng cao quý và tình yêu mến cái đẹp, chính điều đó đã là tiền đề để kết nối hai phía đối lập nhau tạo nên cảnh tượng mà xưa nay chưa từng có. Một người có tấm gương sáng đáng để noi theo về cách mà ông đối xử với những người khác cũng như tấm lòng lương thiện không hề thay đổi cho dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cái thiện cũng sẽ chiến thắng được cái ác.
4. Nhân vật thầy thơ lại:
– Thầy thơ lại là một kẻ giúp việc giấy tờ cho viên ngục quan. Một con người có tâm điền tốt.
– Là một kẻ có sự thương mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người tài, không phải là kẻ vô tình hay là kẻ xấu.
– Suốt nửa tháng tử tù ở trong buồng tối vẫn được Viên thơ lại gầy gò vẫn dâng rượu và đồ nhắm cho tử tù trong suốt nửa tháng.
– Viên thơ lại trở thành kẻ tâm phúc của viên ngục quan.
– Sốt sắng sau khi nghe ngục quan tâm sự rằng muốn xin chữ của Huấn Cao, ông chạy ngay tới trại giam để gặp Huấn Cao.
– Khi Huấn Cao cho chữ viên thơ lại “run run bưng chậu mực” điều đó thể hiện ông là một người “biết yêu mến khí phách, biết tiếc và biết trọng người có tài”.
=> Tuy rằng nhân vật thầy thơ lại chỉ là một nét phụ trong câu chuyện nhưng góp phần làm rõ chủ đề chính của tác phẩm với cảnh cho chữ từ xưa đến nay chưa bao giờ có.
5. Cảnh cho chữ từ xưa nay chưa từng có:
Hoàn cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có
– Thời gian cho chữ: thường thì cho chữ sẽ diễn ra một cách công khai, đường hoàng nhưng ở lại diễn ra bí mật vào giữa đêm khuya nhưng đây lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa có số phận bạc mệnh ấy.
– Không gian – địa điểm cho chữ: Thông thường cho chữ sẽ diễn ra ở nơi trăng thanh gió mát, nhưng ở đây cho chữ lại diễn ra ở trong ngục tù tối tăm, u ám. Trong một không gian chật hẹp, nền đất ẩm ướt, hôi hám của phân dán, phân chuột,…
Tư thế và vị thế của người cho chữ, người nhận chữ
– Về tư thế:
+ Người cho chữ: người nghệ sĩ Huấn Cao tài hoa, là một kẻ tử tù khắp mình đầy xiềng xích chứ không phải là một người tự do và đến sáng mai là phải ra pháp trường tử hình nhưng ông vẫn uy nghi, ngay thẳng, tô từng đường nét chữ một cách say mê.
+ Người xin chữ gồm có thầy thơ lại và viên quản ngục: đó là những người có cuộc sống hoàn toàn tự do và kẻ có quyền hành vị trí trong tay thì lại “khúm núm”, người thì “run run”, tư thế gợi cảm giác sợ sệt.
– Về vị thế:
+ Kẻ có quyền hành trong tay thì lại không có uy quyền mà uy quyền lại thuộc về Huấn Cao – kẻ bị tước mọi thứ quyền, kẻ sắp phải ra pháp trường hành hình.
+ Kẻ nắm quyền hành và có vị thế thì lại khúm núm, tỏ vẻ sợ sệt; còn người tử tù thì hiên ngang.
+ Kẻ có quyền hành giáo dục và quản lý tội phạm thì lại đang được tội phạm giáo dục, còn bản thân thì có thái độ thành kính, tôn trọng, lĩnh hội từng lời nói giống như đang đón nhận những lời di huấn, giảng dạy thiêng liêng của một bậc cao cả về nhân cách và lẽ sống. Vị thế đã hoàn toàn bị đảo lộn. Qua đó đã khẳng định rằng nơi tối tăm của ngục tù không phải là nơi thống trị của cái xấu xa, cái ác, cái tàn bạo của xã hội mà ở đó chính cái thiện, cái đẹp, cái dũng cảm và vẻ đẹp của sự tài hoa thống trị và làm chủ.
=> Người cho chữ ở hiện tại là một kẻ tử tù sắp phải ra pháp trường nhưng lại trong tư thế oai phong, đường bệ, đang ban những ân huệ cuối cùng của đời mình cho người khác. Còn kẻ xin chữ là người có quyền hành và vị thế cao hơn nhưng lại trở thành một kẻ cúi đầu mang ơn huệ. Qua đó cho thấy được tấm lòng thiện lương, cao đẹp của hai người đó là Huấn Cao và viên quản ngục, đồng thời ngợi ca cái đẹp đã chiến thắng hoàn toàn trước những cái ác, cáu xấu xa và tàn bạo của nhà tù. Từ đó đã khẳng định được một tâm hồn cao đẹp của nhân vật Huấn Cao và qua đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.