Xã hội ngày nay càng phát triển bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại ngày càng phổ biến bấy nhiêu, kéo theo đó là tình trạng tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Do đó, an toàn giao thông là vấn đề quan trọng nhức nhối của nhân loại. Dưới đây là bài viết về Cách xây dựng kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông, giúp các bạn học sinh nâng cao hiểu biết về tham gia giao thông một cách an toàn, bảo vệ tính mạng cho bản thân và những người xung quanh.
1. Các bước xây dựng kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông:
Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tượng tuyên truyền an toàn giao thông.
– Mục tiêu và đối tượng tuyên truyền an toàn: Các bạn học sinh trong nhà trường
Bước 2: Xây dựng nội dung tuyên truyền an toàn giao thông.
– Nội dung:
Trong nhà trường, hiện đang rất phổ biến các loại xe đạp điện, xe máy điện. Hầu hết các bạn học sinh đều đi các loại xe đạp điện, xe máy điện nhưng khi điều khiển có rất ít người đội mũ bảo hiểm. Chính điều đó có thể gây ra những hậu quả không mong muốn bởi trong quá trình tham gia giao thông mũ bảo hiểm có vai trò hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe của người tham gia giao thông. Chức năng của mũ bảo hiểm là khi xảy ra tai nạn giao thông mũ sẽ bảo vệ và làm giảm bớt những chấn thương cho phần đầu nhất là phần não bộ. Phần não bộ là cơ quan rất quan trọng của con người, đây chính là nơi nơi điều khiển mọi ý thức và hoạt động của con người, nên chỉ cần có một tác động nhỏ nào cũng sẽ để lại ảnh hưởng.
Mặc dù mũ bảo hiểm có vai trọng quan trọng nhưng có không ít học sinh khi tham gia giao thông lại không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm hoặc có những học sinh đội mũ bảo hiểm theo kiểu chống đối như: không cài quai đúng quy cách, đội mũ bảo hiểm thời trang, mỏng nhẹ. Qua đó có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí còn liên quan đến tính mạng. Và khi đó bản thân các bạn sẽ là người chịu sự đau đớn đầu tiên, sau đó chính là gia đình và người thân của bạn.
Qua bài viết này, em mong rằng mọi người sẽ có cách nhìn khác cũng như những nhận thức đúng đắn về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là quan trọng đến nhường nào.
Bước 3: Xác định hình thức tuyên truyền an toàn giao thông.
– Hình thức: viết một đoạn văn để nêu thực trạng an toàn giao thông diễn ra trong trường học của mình: Học sinh không đội mũ bảo hiểm đúng quy định.
Bước 4: Thực hiện công tác tuyên truyền an toàn giao thông.
– Bài văn về an toàn giao trông được đọc trong buổi giao lưu.
– Treo những khẩu hiệu hay băng rôn để tuyên truyền về việc đội mũ bảo hiểm.
2. Kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông:
a, Mục đích
– Nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về an toàn giao thông, qua đó xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông một cách an toàn, văn minh, thân thiện.
– Nâng cao nhận thức trách nhiệm khi tham gia giao thông cho toàn thể giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh học sinh,…
– Góp phần làm giảm tối đa tình trạng ùn tắc gây ra tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
b, Yêu cầu
– Mọi người cần phải xác định được việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường là vô cùng quan trọng.
– Tất cả thành viên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa, tạo môi trường giao thông trường học theo định hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.
c, Đối tượng tham gia
– Tất cả mọi người đều tham gia, đặc biệt đó là hoc sinh và các bậc phụ huynh học sinh.
d, Nội dung và phương pháp tiến hành tuyên truyền về an toàn giao thông
– Biên tập, in ấn những tài liệu như: dán áp phích, tranh cổ động, tờ gấp,… nhằm tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông.
– Tham gia trực tiếp các phong trào vận động tuyên truyền an toàn giao thông cho những bạn học sinh ở trong trường,trong lớp.
– Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ trên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể về tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông ở trong nhà trường.
– Tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh như các hội thi về tuyên truyền, giáo dục đảm bảo, giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
– Các đoàn thể trong nhà trường phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của mình về công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông; đồng thời, chất lượng của công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đạt được hiệu quả.
– Tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về an toàn giao thông trong nhà trường một cách sâu rộng, có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao nhận thức, thái độ, trách nhiệm của học sinh khi tham gia giao thông. Qua đó, góp phần làm giảm thiểu các hành vi vi phạm an toàn giao thông và tai nạn giao thông của học sinh.
– Tạo cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tự giác chấp hành các quy định của pháp luật và có trách nhiệm trong việc tuyên truyền trong phụ huynh và cộng đồng về việc đảm bảo văn hoá khi tham gia giao thông và trật tự an toàn giao thông.
3. Mục đích của kế hoạch Cổng trường an toàn giao thông:
– Nhằm mục đích tiếp tục tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng về trật tự ATGT, nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia văn hóa giao thông, cho học sinh và phụ huynh.
– Công tác giáo dục an toàn giao thông nhằm mục đích nâng cao chất lượng của người có vị trí cao nhất trong trường, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội Tình nguyện thành phố Hồ Chí Minh của nhà trường. Trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cần phải tăng cường phối hợp nhằm duy trì hiệu quả của Cổng trường an toàn giao thông.
– Giảm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự An toàn giao thông và giảm tình trạng tai nạn giao thông một cách tối đa nhất trong cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh trong trường.
– Xây dựng thói quen cư xử đúng pháp luật, có văn hóa và không vi phạm quy định an toàn giao thông cũng như hình thành cjo bản thân một ý thức tự giác tuân thủ mọi pháp luật khi tham gia giao thông nhằm tạo nên một môi trường giao thông an toàn, trật tự, văn minh và thân thiện.
– Xây dựng nên một Cổng trường an toàn giao thông và trở thành một công trình thanh niên của cán bộ, đoàn viên và học sinh nhà trường.
4. Công tác thực hiện kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông:
– Ban an an toàn giao thông nhà trường xây dựng các kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch đó một cách cụ thể, các thành viên theo dõi, quản lý phải được phân công nhiệm vụ một cách cụ thể. Kế hoạch An toàn giao thông phải được triển khai đến ban an toàn giao thông nhà trường và các thành viên trong ban, triển khai một cách phổ biến nhất đến các cán bộ giáo viên và nhân viên cùng toàn thể các em học sinh, đồng thời nhà trường cũng cần phải thông báo tới toàn thể bậc phụ huynh học sinh và công an xã,… Luôn theo dõi kết hợp với phối hợp để việc quản lý học sinh được dễ hơn. Đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5 cần phải phát động tuyên truyền về An toàn giao thông với nhiều hình thức khác nhau.
– Tổ chức kí cam kết thực hiện các quy định về An toàn giao thông cho 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường và đồng thời vận động mọi gia đình chấp hành các quy định như: Khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm và đã uống rượu, bia thì không tham gia giao thông.
– Để tuyên truyền nội dung về quyết tâm thực hiện một trường học thân hiện và để học sinh tích cực tuân theo các quy định về An toàn giao thông thì cần gắn biển các công trình, cũng như hình ảnh, quy định định về an toàn giao thông tại cổng trường cũng như các bài thông báo, tuyên truyền tại trường học.
– Có thể lồng ghép, thêm hoặc tích hợp các nội dung về việc giáo dục An toàn giao thông vào các môn học hằng ngày để việc tuyên truyền cho học sinh được dễ dàng hơn.
– Tăng cường các công tác giáo dục, tuyên truyền để cán bộ giáo viên, nhân viên, toàn thể học sinh toàn trường và bậc phụ huynh học sinh có ý thức hơn trong việc thực hiện tốt các quy định về An toàn giao thông. Nhà trường nên mở các phiên họp với các bậc phụ huynh học sinh và thêm các tiêu chí về An toàn giao thông vào việc đánh giá xếp loại thi đua cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.
5. Viết một chủ đề về vấn đề an toàn giao thông:
Với sự phát triển của xã hội ngày nay thì cuộc sống con người cũng ngày càng đi lên và các phương tiện giao thông hiện đại cũng ngày càng phổ biến hơn, hậu quả là đường phố ngày càng đông đúc và tình trạng tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Do đó mà tình trạng về an toàn giao thông là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với nhân loại loài người.
Ngày nay, những vụ tai nạn giao thông được thống kê lại ngày một nhiều hơn, đó là hậu quả đáng buồn. Tại sao việc nhiều vụ tai nạn giao thông lại xảy ra nhiều như vậy? Nguyên nhân là gì? Đó không chỉ là do sự chủ quan của người dân mà còn là sự thiếu ý thức trách nhiệm khi họ tham gia giao thông, chỉ khi thấy công an giao thông thì họ mới chấp hành luật, còn khi có sơ hở là họ sẵn sàng không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, phóng nhanh, hay vượt đèn đỏ,… Dù đi xe thuộc dòng hiện đại ngày nay nhưng nhiều người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường họ lại không dùng tới xi nhanh, còi hay đèn báo hiệu,… Đặc biệt là tình trạng uống rượu, bia khi tham gia giao thông, điều này khiến cho người lái thiếu tỉnh táo dẫn đến tai nạn. Hầu hết những vụ tai nạn giao thông xảy ra đều là do sự vô ý thức của chính người dân khi tham gia giao thông dẫn đến thiệt hại rất nặng nề về người và của.
Sau những vụ tai nạn giao thông sẽ có những trường hợp mất nhà, mất cửa, mất người thân, gia đình đau xót, người còn sống thì cũng bị những di chứng sau này, thậm chí là tàn tật suốt đời. Cho thấy được an toàn giao thông có vai trò vô cùng quan trọng cho mỗi cá nhân và cho toàn xã hội. Tai nạn giao thông chỉ giảm khi người tham gia giao thông có ý thức chấp hành luật. Khi tai nạn được giảm, thì số người chết và bị thương cũng cùng đó mà giảm theo.
Việc tai nạn giao thông được giảm thiểu sẽ làm nên một xã hội ổn định và một đất nước ngày càng phát triển đi lên. Mỗi người dân cần phải ý thức trách nhiệm về việc chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Các quy định này ngoài việc phải chấp hành mà còn là sự bảo vệ cho an toàn của chúng ta khi tham gia giao thông. Vì vậy chúng ta đừng nên đối phó hay chống đối lại mà cần phải nghiêm túc chấp hành những quy định như không vượt đèn đỏ, đi tốc độ đúng quy định hay không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông,… để góp phần tạo nên một xã hội văn minh, an toàn.