Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao nên trong cùng một lĩnh vực, một ngành nghề sẽ có rất nhiều doanh nghiệp, công ty thay nhau mở ra khiến cho áp lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp ngày một lớn hơn. Bởi vậy mà việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là một nhu cầu vô cùng cần thiết để bào đảm lợi ích và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy, bảo hộ thương hiệu là gì và thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm những gì? Hãy cùng Luật LVN Group giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

1. Bảo hộ thương hiệu là gì?

Thương hiệu là dấu hiệu riêng dùng để phân biệt các loại hàng hoá, dịch vu của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, bao gồm tổng hợp sự đánh giá, ghi nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, đó là sự tin tưởng mà người dùng gắn lên hàng hoá. Chẳng hạn như cùng một mặt hàng là trà sữa lại có nhiều thương hiệu khác nhau như: Dingtea, Toco toco, Phúc long, Koi Thé, Gongcha, … Một thương hiệu tồn tại càng lâu thì giá trị nó mang lại càng lớn vì tỷ lệ người tiếp cận và biết đến rất nhiều.

Bảo hộ thương hiệu hay đăng ký bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính đề  nghị Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó (Luật Sở hữu trí tuệ). 
 

2. Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Mỗi một sản phẩm, mỗi một dịch vụ khi xuất hiện trên thị trường đều bởi người sáng chế, sáng tạo ra nó, họ bỏ rất nhiều công sức, tâm tư, tâm huyết, nỗ lực của mình vào sản phẩm đó, dịch vụ đó cung cấp ra thị trường nhằm phục vụ người dân, đồng thời thu về lợi nhuận cho mình

Chính vì vậy đăng ký bảo hộ thương hiệu là tạo điều kiện để doanh nghiệp, công ty bảo vệ chính mình trước những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh, có thể là việc ăn cắp chất xám, ăn cắp bản quyền. Bảo hộ thương hiệu là xây dựng cho mình một hành lang pháp lý vững chắc trong việc bảo hộ độc quyền thương hiệu, phòng ngừa rủi ro về hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ, đồng thời giúp gia tăng giá trị hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao những thương hiệu trà sữa như Phúc long hay Starbucks lại đắt hơn rất nhiều so với Toco toco hay Dingtea. Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường

Tuy nhiên chỉ những thương hiệu đáp ứng được đầy đủ những điều kiện theo quy định mới được bảo hộ gồm: dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

 

3. Ai có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Người có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu là những chủ thể sau:

– Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đăng ký tên thương hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc người ngước ngoài khác tiến hành hoạt động thương mại có quyền nộp đơn làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Điều kiện là người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn.

– Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

– Sau khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải luôn được sử dụng liên tục trong 05 năm liền. Trường hợp không sử dụng thì các chủ thể khác  có quyền huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thương hiệu không sử dụng 05 năm liên tục.

 

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Để thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

– Thông tin của người nộp đơn: tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch

– Bản mô tả logo (nhãn hiệu): ý nghĩa, màu sắc, phần dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nếu nhãn hiệu có chữ nước ngoài

– Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản đóng dấu, dãn mã vạch trả lại cho người nộp đơn

– Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được phân nhóm theo bảng danh mục phân loại quốc tế

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng

– Bản sao đăng ký kinh doanh dùng để phân nhóm sản phẩm

– Mẫu nhãn hiệu: 09  mẫu

 

5. Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu được thực hiện như sau:

– Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

* Người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc căn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh

* Sau khi nộp đơn đăng ký Cục sẽ cấp số nhận đơn và ghi nhận ngày nộp đơn là cơ sở pháp lý quan trọng để xác nhận đơn hợp lê

– Bước 2: Thẩm định hình thức của đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

* Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời hạn từ 01 đến 02 tháng đảm bảo đơn được khai đúng, đúng nhóm đăng ký và tư cách pháp lý của chủ đơn

– Bước 3: Công bố đơn đăng ký

* Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ về hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu

* Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng theo các điều kiện bảo hô, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng

* Thời gian thẩm định từ 09 đến 12 tháng, trong quá trình thẩm định người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, khi đó thời hạn thẩm định sẽ được kéo dài thêm tương ứng

– Bước 5: Thông báo kết quả.

* Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp bằng trong thời hạn 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu

* Trường hợp không được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn xem xét làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi.

– Bước 6: Nộp lệ phí cấp bằng

– Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ. Trong khoảng 01 – 02 tháng kể từ ngày chủ đơn nộp lệ phí

– Phí cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 360.000 đồng/ 01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ

– Các loại chi phí khác như: phí tra cứu nhãn hiệu, phí nộp đơn đăng ký, … sẽ tuỳ thuộc vào dịch vụ của mỗi công ty khác nhau, quý khách hàng có thể cân nhắc để lựa chọn dịch vụ chất lượng, uy tín.

 

6. Phạm vi bảo hộ thương hiệu

Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng nhóm đăng ký mà chi phí sẽ khác nhau. Mặt khác, sau này việc phát sinh thêm sản phẩm hay dịch vụ mới thì doanh nghiệp phải đăng ký đơn đăng ký mới mà không thể kê khai thêm vào đơn, văn bằng bảo hộ đã nộp và đã được cấp. Vậy nên quý khách hàng cần cân nhắc, xem xét thật kỹ để hạn chế mức chi phí phát sinh

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật LVN Group về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu, nơi đăng ký bảo hộ thương hiệu. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ qua tổng đài trực tuyến 24/7, gọi số 1900.0191 hoặc gửi email tai địa chỉ: Tư vấn pháp luật qua Email để nhân được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật LVN Group. Chúng tôi rất mong nhân được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.