Gợi ý đáp án mô đun 4 môn Lịch sử – Địa lý THCS mới nhất

Module 4 có chủ đề: Xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trường THCS – môn học Lịch sử và Địa lý. Giáo viên cần phải hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm module 4 sau khi học tập và tập huấn module 4. Để việc tập huấn mô đun 4 đạt được kết quả tốt nhất, mời các thầy cô giáo cùng tham khảo Gợi ý đáp án mô đun 4 môn Lịch sử – Địa lý THCS ngay trong bài viết dưới đây.

1. Khái quát về mô đun 4:

Mô đun 4 có chủ đề: Xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trường trung học cơ sở – môn Lịch sử và Địa lí. Môn đun này thuộc chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông theo Quyết định 4660/QĐ-BGDĐT ngày 4/12/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhằm thực hiện chương trình GDPT 2018.

Mô đun 4 giới thiệu cụ thể kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó trọng tâm là khung thời gian trong năm học thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục của nhà trường, từ đó làm căn cứ để cho các tổ chuyên môn và các giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ, cá nhân; hướng dẫn cho tổ chuyên môn tổ chức, xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ; hướng dẫn cho giáo viên tổ chức, xây dựng kế hoạch giáo dục của cá nhân, kế hoạch bài dạy xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.

Tóm lại, Mô đun 4 vận dụng tổng hợp cho giáo viên các kết quả tập huấn về Chương trình GDPT 2018 (Mô đun 1), PPDH và giáo dục (Mô đun 2), kiểm tra và đánh giá (Mô đun 3) nhằm mục đích xây dựng những loại kế hoạch giáo dục trong hoàn cảnh cụ thể của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

2. Mục tiêu của mô đun 4:

– Học viên khái quát được các vấn đề chung về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh trung học cơ sở.

– Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn được xây dựng.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục trong năm học của cá nhân.

– Xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lý phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

– Phân tích và đánh giá được kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lý qua trường hợp thực tiễn.

– Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực ở học sinh.

3. Nội dung chính của mô đun 4:

Mô đun 4 bao gồm 5 nội dung chính như sau:

– Nội dung 1. Các vấn đề chung về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở.

– Nội dung 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn Lịch sử và Địa lý trường trung học cơ sở.

– Nội dung 3. Xây dựng được kế hoạch giáo dục của giáo viên.

– Nội dung 4. Xây dựng được kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lý trường trung học cơ sở theo phát triển phẩm chất và năng lực ở học sinh.

– Nội dung 5. Xây dựng được kế hoạch tự học, hỗ trợ các đồng nghiệp trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực ở học sinh.

4. Kế hoạch bồi dưỡng mô đun 4:

Kế hoạch bồi dưỡng Mô đun 4 được áp dụng theo công thức (7:2:7), trong đó:

– Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng lần 1 (Thời lượng là 7 ngày trước khi tổ chức bồi dưỡng trực tiếp)

– Kế hoạch bồi dưỡng trực tiếp (Thường lượng là 2 ngày trước khi tổ chức bồi dưỡng trực tiếp)

– Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng lần 2 (thực hành cuối khóa thời lượng là 7 ngày).

5. Gợi ý đáp án mô đun 4 môn Lịch sử – Địa lý THCS:

Câu 1: Nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của CSGD được gọi là:

Gợi ý trả lời: Kế hoạch giáo dục của nhà trường

Câu 2: Yêu cầu trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường “Đảm bảo việc thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành” được hiểu là: 

Gợi ý trả lời: Thực hiện kế hoạch giáo dục đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục cấp quốc gia, đồng thời đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của nhà trường sao cho phù hợp với điều kiện để chất lượng giáo dục của nhà trường được đảm bảo.

Câu 3: Nối các bước ở cột bên trái sao cho tương ứng với nội dung ở cột bên phải. 

Gợi ý trả lời: 

Bước 1 Xây dựng khung kế hoạch thời gian trong năm học thực hiện chương trình giáo dục

Bước 2 Tổ chuyên môn xây dựng KHDH và KHGD theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình giáo dục.

Bước 3 Hoàn thiện kế hoạch và ban hành thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Câu 4: Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống khi xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình giao dục trong năm học. 

Gợi ý trả lời: 

(1) Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ 2018

(2) điều kiện thực tế của nhà trường

(3) mục tiêu giáo dục nhà trường

(4) khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình.

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là thành phần trong khung kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực ở học sinh? 

Gợi ý trả lời: Kế hoạch tổ chức những hoạt động giáo dục ở ngoài giờ lên lớp học.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính mở và linh hoạt trong Chương trình hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 2018? 

Gợi ý trả lời: Tính mở và linh hoạt về tổ chức và sắp xếp các nội dung hoạt động, thời gian cho các nội dung.

Câu 7: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về quan niệm kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn trong hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp? 

Gợi ý trả lời: Bản dự kiến để triển khai mọi hoạt động trong một năm học của tổ chuyên môn nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển tổ chuyên môn, nhà trường.

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục trong hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của tổ chuyên môn? 

Gợi ý trả lời: Là cơ sở đánh giá GV, đảm bảo cho quá trình dạy học gắn liền với những điều kiện cụ thể.

Câu 9: Cần thực hiện yêu cầu nào khi xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của tổ chuyên môn? 

Gợi ý trả lời:

Xây dựng kế hoạch dựa trên những căn cứ pháp lý cụ thể và những kế hoạch giáo dục ở cấp cao hơn.

Dựa trên sự phân tích về tình hình, đặc điểm của tổ chuyên môn, nhà trường.

Chú trọng đến việc thống nhất với những môn học và các hoạt động giáo dục khác.

Câu 10: Nối các cột ở bên trái với nội dung ở cột bên phải sao cho phù hợp những yêu cầu xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn. 

Gợi ý trả lời: 

A -> Xây dựng kế hoạch giáo dục dựa trên những căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch giáo dục cấp cao hơn

B -> Đảm bảo duy trì, thực hiện mạch nội dung và hoạt động trong chương trình hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp; chú trọng đến cách trình bày phù hợp, cấu trúc với kế hoạch giáo dục những môn học và những hoạt động giáo dục khác.

C -> Kế hoạch giáo dục không bị cứng nhắc mà trong các trường hợp cần thiết có thể được thay đổi xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn.

D -> Dựa trên sự phân tích tình hình, đặc điểm của tổ chuyên môn, nhà trường và những yếu tố khác.

Câu 11: Vai trò của giáo viên trong quá trình xây dựng các kế hoạch cũng như thực hiện việc giáo dục các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của tổ chuyên môn được thể hiện qua những công việc nào sau đây?

Gợi ý trả lời:

Cụ thể hóa các kế hoạch tập thể thành kế hoạch của cá nhân theo mỗi nhiệm vụ được phân công để thực hiện nó.

Tham gia xây dựng, tích cực đóng góp ý kiến cá nhân để kế hoạch được hoàn thiện một cách tốt nhất.

Câu 12: Trong phần đặc điểm tình hình của kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của tổ chuyên môn thì cần phải trình bày những nội dung nào sau đây? 

Gợi ý trả lời: Thiết bị dạy học và việc giáo dục Đội ngũ giáo viên và đặc điểm của học sinh Phòng học của các bộ môn

Câu 13: Nối các cột ở bên trái với các nội dung ở bên phải sao cho quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của tổ chuyên môn phải theo thứ tự phù hợp? 

Gợi ý trả lời:

Bước 1 Phân tích các đặc điểm tình hình

Bước 2 Xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp đối với từng khối/ lớp của tổ chuyên môn

Bước 3 Rà soát đồng thời hoàn thiện kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của tổ chuyên môn

Bước 4 Phê duyệt đồng thời tổ chức việc thực hiện kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của tổ chuyên môn

Câu 14: Nối các cột bên trái với nội dung ở cột bên phải sao cho phù hợp với nội dung trong xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tổ chuyên môn: 

Gợi ý trả lời: 

1 -> Phân tích tình hình GV, HS, thiết bị giáo dục, phòng học và địa điểm có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

2 -> Xây dựng những loại kế hoạch: Phân phối các chương trình hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp theo các khối lớp; các kế hoạch để đánh giá chủ đề và đánh giá định kỳ và các kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khác với mục đích thực hiện các yêu cầu cần đạt của chương trình.

3 -> Rà soát những nhiệm vụ nhằm có bản dự thảo hoàn thiện.

4 -> Trình hiệu trưởng xem xét phê duyệt, tổ chức và phân công nhiệm vụ để thực hiện kế hoạch giáo dục

Câu 15: Các hoạt động hướng đến xã hội có ở trong chương trình hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp cấp trung học phổ thông có thời lượng là bao nhiêu? 

Gợi ý trả lời: 30%

Câu 16: Vai trò kế hoạch giáo dục của giáo viên:

Gợi ý trả lời: 

– Các giáo viên nỗ lực phối hợp với cán bộ quản lí trong nhà trường

– Trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục giảm tính bất ổn định của giáo viên.

– Là chìa khoá cho quá trình thực hiện kế hoạch có hiệu quả các mục tiêu đã được nhà trường đề ra.

Câu 17: Trong năm học cấu trúc kế hoạch giáo dục của giáo viên được sắp xếp theo trật tự thế nào? 

Gợi ý trả lời: 

(1) Tiêu đề

(2) Kế hoạch dạy học

(3) Nhiệm vụ khác

Câu 18: Những nội dung nào dưới đây thể hiện cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên? 

Gợi ý trả lời: 2, 1, 4, 3

Câu 19: Ý nào dưới đây đúng khi nói về kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp theo chủ đề? 

Gợi ý trả lời: Là kế hoạch giáo dục của giáo viên đối với từng đối tượng HS và nội dung trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể đồng thời lựa chọn những phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá sao cho phù hợp với đề nghị cần đạt về nội dung cũng như năng lực và phẩm chất có sự tương ứng trong chương trình kế hoạch giáo dục.

Câu 20: Ý nào sau đây không phải là yêu cầu của việc xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp theo chủ đề của sự phát triển của học sinh về phẩm chất và năng lực?

Gợi ý trả lời: Trong lớp học và trong các hoạt động tổ chức thì giáo viên phải đảm bảo việc giữ vai trò là chủ đạo

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là yêu cầu của việc xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp có chủ đề qua loại hình sinh hoạt dưới cờ? 

Gợi ý trả lời: Phải đảm bảo thể hiện đầy đủ theo tiến trình đó là: Nhận diện và khám phá; luyện tập và thực hành; vận dụng và mở rộng; kết nối kinh nghiệm

Câu 22: Kịch bản “học sinh kết hợp với giáo viên điều hành” và kịch bản “học sinh điều hành” có trong tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp có chủ đề qua loại hình sinh hoạt lớp, sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực đặc thù nào tốt nhất? 

Gợi ý trả lời: Đó là năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động

Câu 23: Các phương án được sắp xếp hợp lí nhất theo tiến trình của việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp với chủ đề nhằm phát triển phẩm chất cũng như năng lực học sinh là:

(1) Xác định chuỗi các hoạt động giáo dục của chủ đề hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp và xác định được rõ mục tiêu của hoạt động. (2) Xác định rõ mục tiêu của chủ đề hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. (3) Các tiến tình của tổ chức được thiết kế một cách cụ thể của các hoạt động trong chủ đề hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. (4) Hoàn thiện kế hoạch chủ đề tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. (5) Tài liệu biên soạn như phiếu học tập và phiếu đánh giá. (6) Rà soát và chỉnh sửa dồng thời hoàn thiện các kế hoạch giáo dục chủ đề

Gợi ý trả lời: (2) –> (1) –> (3) –> (4)

Câu 24: Những căn cứ nào sau đây được sử dụng trong việc xác định mục tiêu của chủ đề trong khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp chủ đề? 

Gợi ý trả lời:

Yêu cầu cần đạt của chủ đề.

Đặc điểm và trình độ của học sinh.

Đặc điểm phương tiện hoặc thiết bị, phương pháp và hình thức cũng như kỹ thuật tổ chức hoạt động giáo dục

Câu 25: Các mức độ sau đây nằm trong tiêu chí nào trong các tiêu chí phân tích kế hoạch, tài liệu giáo dục theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT? 

Gợi ý trả lời: Mức độ rõ ràng của mục tiêu và nội dung, kĩ thuật tổ chức cũng như sản phẩm cần phải đạt được của mỗi nhiệm vụ trong học tập.

Câu 26: Chủ đề cần thực hiện theo chuỗi hoạt động như thế nào là đúng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp? 

Gợi ý trả lời: (3) –> (2) –> (4) –> (1)

Câu 27: Trong một kế hoạch hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp chủ đề thì thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của kế hoạch? 

Gợi ý trả lời: Lựa chọn chủ đề bắt buộc

Câu 28: Trình tự các bước thường được thực hiện trong tổ chức một hoạt động trong chuỗi hoạt động giáo dục trải nghiệm và hướng nghiệp? 

Gợi ý trả lời: (1) –> (3) –> (4) –> (2)

Câu 29: “Thay đổi được cách suy nghĩ, có biểu hiện thái độ và cảm xúc của bản thân nhằm đáp ứng tốt với yêu cầu, nhiệm vụ và hoàn cảnh mới” là biểu hiện đặc thù của năng lực nào khi được hình thành trong chương trình hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp cấp Trung học phổ thông? 

Gợi ý trả lời: Thích ứng tốt với cuộc sống

Câu 30: Loại hình hoạt động nào sau đây không thuộc trong hoạt động của hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp? 

Gợi ý trả lời: Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com