Mã định danh bảo hiểm y tế là một bước tiến mới, đảm bảo tối đa lợi ích của người dân để tất cả mọi người cùng có cơ hội khám và chữa bệnh như nhau. Vậy mã định danh y tế là gì? Quy định sử dụng mã định danh y tế ra sao?
1. Mã định danh y tế là gì?
Định danh y tế (tên tiếng Anh là Health Identification, viết tắt là ID) là một nhóm dữ liệu dùng để định danh một cá nhân tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mỗi cư dân có một mã định danh y tế (ID) duy nhất và suốt đời.
Căn cứ theo Quyết định tại 4376/QĐ – BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế xây dựng, sử dụng và quản lý mã định danh y tế, mỗi cơ sở y tế khám chữa bệnh sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu truy cập dữ liệu trên Hệ thống định danh y tế quốc gia. ID cá nhân của người bệnh sẽ được kết nối với hệ thống mã định danh y tế quốc gia. Nếu trường hợp bệnh nhân chưa có kết nối với Hệ thống mã số y tế quốc gia thì nhân viên y tế có thể tra cứu thông tin của bệnh nhân bằng cách truy cập thông tin của Hệ thống mã số y tế quốc tế để tra cứu số ID cá nhân.
Mỗi cơ sở y tế sử dụng ID riêng được cấp để tạo lập và liên kết hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên hệ thống y tế chung. Suốt quá trình sử dụng, các cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm phải đảm bảo đúng các quy tắc để bảo vệ sử an toàn, bảo mật của hệ thống thông tin mã định danh y tế trong nước và quốc tế, cũng như định danh riêng của từng bệnh nhân. Tránh tuyệt đối tình trạng làm lộ mã số định danh của bệnh nhân, gây ra những sai lầm trong khám chữa bệnh.
Mã định danh Y tế được Hệ thống định danh y tế quốc gia ở Trung tâm dữ liệu y tế thuộc Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế quản lý một cách nghiêm ngặt. Việc quản lý chứng minh nhân dân được giao cho các cơ sở y tế có trách nhiệm. Hệ thống định danh y tế quốc gia định kỳ đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Định dạng số thẻ bảo hiểm y tế:
Căn cứ theo Quyết định tại số 1263/QĐ – BHXH ngày 21/11/2014 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và các quy chế quản lý, sử dụng hệ thống danh mục dùng chung và chỉ tiêu báo cáo cho ngành BHXH thì mã định danh y tế sẽ gồm 10 số. Đây cũng là mã định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT.
Mã định danh sẽ được cấu tạo như sau: Mã số BHXH, họ và tên, ngày sinh, giới tính, mã tỉnh/huyện/xã nơi đăng ký sinh, mã thẻ BHYT (nếu người tham gia BHYT).
Để có thể biết được thông tin của người dân, các cơ sở y tế sẽ tiến hành tra cứu mã số BHXH trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc Cổng tiếp nhận dữ liệu của Hệ thống thông tin giám định BHYT. Khi tra cứu trên hệ thống sẽ xuất hiện những dữ liệu khám và chữa bệnh của người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh mà bệnh đã từng đến và các thông tin cần thiết liên quan đến người bệnh.
Việc cung cấp thông tin mã định danh y tế là quyền và nghĩa vụ của người dân. Theo quyết định, BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Y Tế (Cục công nghệ thông tin) cấp và quản lý mã số BHXH của người dân để đảm bảo thông tin và an toàn đối với những thông tin cá nhân, tránh trường hợp bị ăn cắp thông tin. Người dân cũng có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ thông tin và các thông tin có liên quan đến việc khám chữa bệnh để các cơ sở y tế có thể nắm bắt một cách chính xác. Đồng thời, để việc bảo vệ thông tin cần phải xây dựng các biện pháp cụ thể rõ ràng hơn, như việc xây dựng cơ chế, giải pháp bảo đảm quyền riêng tư trong quá trình cung cấp, lưu trữ và sử dụng thông tin định danh người dân. Đối với những cơ sở khám và chữa bệnh cũng cần đề cao trách nhiệm quản lý định danh người bệnh, đặt việc bảo mật thông tin của người bệnh lên hàng đầu.
Sử dụng mã định danh nền tảng duy nhất để chia sẻ dữ liệu cho các hệ thống khác nhau trong cùng một quốc gia, giúp tổng hợp dữ liệu có thể được sử dụng để lập kế hoạch và nghiên cứu dễ dàng hơn. Tương tự, ở một quốc gia nơi nhiều cơ quan sử dụng một mã định danh chung giúp dễ dàng xác minh hoặc kiểm tra chéo các thuộc tính của bệnh nhân trên các hệ thống cho nhiều mục đích khác nhau, việc sử dụng bảo hiểm y tế cho phép nhân rộng nhanh chóng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã đăng ký trên toàn quốc.
3. Nếu thẻ BHYT chưa hết hạn thì có được dùng định danh y tế không?
Cơ quan BHXH đã cấp thẻ BHYT với cấu trúc thẻ gồm 15 kí tự (trong đó 10 kí tự cuối là mã số BHXH, đồng bộ với mã sổ BHXH) từ ngày 1/8/2017. Các đối tượng khi tham gia BHYT kể từ ngày 1/8/2017 sẽ được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH. Theo đó, 10 kí tự cuối của mã thẻ BHYT được dùng làm mã số BHXH. Mã BHXH này là mã bảo hiểm duy nhất, mỗi người chỉ được dùng 1 số. Hiện nay BHXH Việt Nam đã và đang trên con đường hoàn cơ sở dữ liệu đối với các đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Trong tương lai, Việt Nam đang tiến tới cấp thẻ BHXH và thẻ BHYT điện tử.
Nhưng vấn đề thắc mắc lớn đặt ra, đó là việc thay đổi thẻ BHYT như vậy liệu có ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT hay không đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Việc cấp mã số BHXH định danh cá nhân nên các trường hợp thông tin cá nhân đã được đồng bộ hóa với mã hộ gia đình sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống cấp thẻ BHYT cho người tham gia. Việc cấp thể mới cũng sẽ được thực hiện đúng lộ trình, vì thế người dân yên tâm rằng, thẻ BHYT sẽ được sử dụng cho đến khi hết hạn.
Trong khi đợi cấp hoặc đổi thẻ BHYT mới (Theo mã số BHXH), người tham gia BHYT cũ mà còn giá trị sử dụng vẫn được sử dụng để khám chữa bệnh bình thường theo quy định của BYT. Trong trường hợp dữ liệu của BHYT chưa phù hợp với quy định hoặc hồ sơ, chứng từ thực tế: Thời điểm lập danh sách báo giảm, số tiền đóng, mã đối tượng, mức hưởng, thời gian tham gia đủ 5 năm liên tục,…) thì cơ quan quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi phù hợp khi khám chữa bệnh cho người tham gia theo quy định.
4. Ưu điểm khi sử dụng định danh y tế:
Việc sử dụng mã số định danh BHYT là một bước tiến lớn trong ngành y tế, thủ tục tham gia BHYT sẽ trở nên đơn giản hơn, khi người tham gia BHYT chỉ cần điền vào tờ khai (Mẫu – TK01 – TS) trong trường hợp chưa được cấp mã số BHXH hoặc bổ sung những thông tin cần thiết trên tờ kê khai để được cấp mã số BHXH trên BHYT.
Cũng không thể phủ nhận được trên thực tế, việc cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong việc đổi thẻ, cấp thẻ mới. Khi đi khám chữa bệnh, người dân cũng không cần phải lo lắng, cũng không cần phải lo sợ sẽ làm mất thẻ BHYT mà chỉ ghi nhớ BHYT cùng giấy tờ tùy thân thì vẫn được hưởng những quyền lợi hợp pháp khi khám bệnh.
Khi các thông tin của người tham gia BHYT được cung trên cùng một hệ thống quản lý thì việc phối hợp giữa các cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh cũng sẽ thuận tiện hơn. Đồng thời, người sử dụng cũng dễ dàng hơn trong việc đối chiếu, cơ sở để KCB tra cứu, đối chiếu trên Cổng tiếp nhận dữ liệu của Hệ thống thông tin giám định BHYT để đảm bảo giá trị sử dụng thẻ BHYT.
Theo phân tích của những người có chuyên môn, không chỉ ở góc độ cơ quan quản lý mà cả đối tượng chính sách, việc cấp mã số BHXH trên thẻ BHYT như một định danh duy nhất sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Theo đó, việc cấp mã định danh y tế và được quản lý trên hệ thống quản lý chung sẽ giảm thiểu tối đa vấn đề cấp trùng thẻ và đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, nhất là khi điều kiện và quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được chú trọng như quyền lợi của người tham gia BHYT trên 5 năm theo quy định của Luật BHYT.
5. Ý nghĩa của mã định danh y tế:
Mỗi người sẽ chỉ có một mã số bảo hiểm y tế và mã số này sẽ có giá trị suốt đời. Theo quy định số 2153/QĐ-BHYT, mã số bảo hiểm xã hội được sử dụng làm định danh y tế. Trong đó:
– Mã số BHYT đượùng để xác định hồ sơ, cũng như thông tin của bệnh nhân khi khám bệnh, chữa bệnh hoặc tham gia các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
– Các cơ sở y tế sẽ sử dụng định danh y tế liên kết với các cơ sở y tế và hệ thống quản lý dữ liệu chung để đảm bảo giám sát tốt thông tin của bệnh nhân và phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Quyết định 4376/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế xây dựng, sử dụng và quản lý mã định danh y tế.
Quyết định số 1263/QĐ-BHXH ngày 21/11/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
Quy định số 2153/QĐ-BHYT