Mẫu đơn đề nghị xin hưởng chế độ người khuyết tật mới nhất

Chế độ hưởng trợ cấp cho người khuyết tật luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Dưới đây là bài phân tích về mẫu đơn đề nghị xin hưởng chế độ người khuyết tật mới nhất.

1. Mẫu đơn đề nghị xin hưởng chế độ người khuyết tật mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

….., ngày …tháng… năm ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Kính gửi:…..

– Căn cứ Luật Người khuyết tật năm 2010;

– Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Tên:                                                              ngày sinh:                            Giới tính:

CMND số:                                                    ngày cấp:                            Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Hiện nay, tôi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật của mình. Tôi đã gửi hồ sơ xác định mức độ khuyết tật theo đúng quy định pháp luật tới UBND quận vào ngày ….. vừa qua. Bên cạnh nhu cầu trên, tôi cũng mong muốn được chi trả khoản trợ cấp xã hội cho người khuyết tật.

Căn cứ mục 17 chương IV Kế hoạch số 161/KH-UBND:

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

17. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

– Xây dựng kế hoạch cụ thể trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố; thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng và tạo điều kiện cho người khuyết tật học tập, lao động, sản xuất, làm kinh tế, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.

– Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật, vận động nhân dân và các tổ chức kinh tế – xã hội, chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật; Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Kế hoạch; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định hiện hành.

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP:

Điều 3. Mức độ khuyết tật

2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

Căn cứ Luật Người khuyết tật năm 2010:

Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

b) Người khuyết tật nặng.

Tôi nhận định…….. nơi tôi có hộ khẩu thường trú đồng thời có chỗ ở hiện tại có trách nhiệm giải quyết vấn đề trợ cấp cho người khuyết tật trên địa bàn quận. Như đã trình bày trên, tôi được xác định là người khuyết tật nặng nên thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Từ những căn cứ trên, tôi đề nghị Chủ tịch UBND quận sớm xem xét xử lý hồ sơ và tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp người khuyết tật cho tôi.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung hồ sơ đề nghị.

Người viết đơn

2. Chính sách đối với người khuyết tật theo quy định của Nhà nước:

Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, quy định về đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

– Đối với trẻ em dưới 16 tuổi: Nghị định này quy định rõ, trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội::

+ Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Cả cha và mẹ của trẻ dưới 16 tuổi bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

+ Cả cha và mẹ dưới 16 tuổi đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Trẻ dưới 16 tuổi có cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Trẻ dưới 16 tuổi được hưởng trợ cấp xã hội khi cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Trong trường hợp cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Đối với trẻ dưới 16 tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi thì vẫn được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật.

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội.

–  Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con) cũng nằm trong nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội.

– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp xã hội: 

+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

+  Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

– Trợ cấp xã hội cũng được áp dụng đối với người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp xã hội.

– Trợ cấp xã hội được áp dụng cho người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Trên đây là những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Nhà nước. Theo quy định tại điều luật trên, người khuyết tật là những chủ thể thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội.

3. Ý nghĩa của quy định trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật mà Nhà nước đưa ra:

Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội. Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là những đối tượng thuộc hoàn cảnh khó khăn, cần nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước. Những quy định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:

– Quy định của Nhà nước giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự hỗ trợ nhất định về kinh tế. Điều này giúp cuộc sống của họ được ổn định và bớt khó khăn hơn.

– Các quy định này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước với người dân. Đồng thời, đây là một trong những minh chứng thể hiện cho truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của người dân Việt Nam: Lá lành đùm lá rách.

– Chính sách hỗ trợ giúp thúc đẩy sự phát triển đời sống người dân, hướng tới việc thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. 

Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com