Quý thầy cô đang có những băn khoăn về việc viết giáo án sao cho hiệu quả. Dưới đây là mẫu giáo án minh họa môn Hóa học mô đun 2 THCS đầy đủ có thể hữu ích với các thầy cô trong quá trình soạn giáo án để giảng dạy của mình.
1. Khái niệm giáo án:
Giáo án là những kế hoạch chi tiết về lộ trình từng bài học mà giáo viên soạn thảo trước khi lên đứng lớp. Nội dung của giáo án cụ thể bao gồm chủ đề giảng dạy của giờ lên lớp, mục tiêu của giờ dạy, phương pháp dạy học, các yêu cầu cơ bản để đảm bảo cho giờ học được diễn ra tốt nhất để đạt được mực tiêu đã đề ra (yêu cầu về kĩ năng của giáo viên, kĩ năng của học sinh, dụng cụ thiết bị cần thiết phục vụ cho bài học…), quy trình học (các bước tiến hành để hoàn thành bài học, các hoạt động liên quan đến bài học như trả lời câu hỏi, làm việc nhóm…tất cả đều được giáo viên sắp xếp theo một trình tự hợp lí, với một khoảng thời gian hợp lí). Mỗi giáo án sẽ áp dụng hiệu quả cho từng đặc điểm lớp khác nhau vậy nên có thể có nhiều giáo án cho cùng một bài cho từng lớp khác nhau để đạt hiệu quả khác nhau.
2. Tầm quan trọng của soạn thảo giáo án:
2.1. Soạn thảo giáo án đánh giá được năng lực, kỹ năng giáo viên:
Phương pháp giảng dạy mang lại một hiệu quả tốt nhất luôn là nghĩa vụ mà mỗi người thầy người cô cần luôn quan tâm phát triển bản thân mình. Phương pháp giảng dạy như thế nào được giáo viên thể hiện rõ nhất qua giáo án mà thầy cô có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước khi lên lớn. Một giáo án được soạn thảo kĩ càng, phù hợp sẽ đánh giá đươc năng lực kĩ năng của giáo viên đang ở trình độ nào, có thực sự có chuyên môn cao trong việc dạy học hay không.
2.2. Soạn thảo giáo án hiệu quả đem lại tiết học thành công:
Một tiết học trên lớp được coi là hiệu quả nếu tiết học đó có sự tương tác tích cực giữa thầy cô với học sinh của mình, phát huy được tính năng động, chủ động và sự tích cực của người học. Nếu học sinh thích thú, tích cực tham gia và hoạt động học tập thầy cô đã lên trong giáo án thì chắc chắn mục tiêu học tập cũng sẽ được hoàn thành. Tất cả đều là sự chuẩn bị trước, một giáo án với nội dung ghi đầy đủ nội dung môn học, những điểm lưu ý hoặc tìm hiểu những tài liệu tham khảo được giáo viên ghi vào giáo án rất chi tiết. Điều quan trọng là giáo viên phải chuẩn bị tốt giáo án, có đủ sự tự tin, chuyên môn và truyền lửa học cho học sinh thì chắc chắn tiết học sẽ vô cùng hiệu quả
2.3. Soạn thảo giáo án giúp các bạn học sinh tiếp thu kiến thức tốt
Soạn thảo bài giáo án mang lại cho giáo viên rất nhiều lợi ích khi giảng dạy đồng thời cũng đem lại lợi ích vô giá cho học sinh. Một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu sẽ khiến việc tiếp thu kiến thức được diễn ra hiệu quả nhất. Khi đã nắm chắc kiến thì không lí gì học sinh lại không tự tin trong việc thể hiện những kiến thức mà mình đã tiếp thu được. Từ đó, kết quả mang lại trong các bài thi, bài kiểm tra đạt được hiệu quả cao.
3. Mẫu giáo án minh họa môn Hóa học mô đun 2 THCS đầy đủ:
3.1. Mục tiêu dạy học:
Mục tiêu quan trọng hàng đầu là các em học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản đã học về chủ để Phản ứng oxi hóa- khử như thế nào, bao gồm định nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử, các loại phản ứng oxi hóa – khử, lập phương trình oxi hóa khử, ý nghĩa của phản ứng này. Từ việc nắm bắt được các kiến thức cơ bản trên các em có thể vận dụng trong việc giải quyết các loại bài tập trong sách giáo khoa liên quan đến phản ứng này
Mục tiêu nâng cao là các em học sinh có thể vận dụng chúng trong các dạng bài tập nâng cao liên quan đến các phản ứng oxi hóa khử cũng
Mục tiêu mở rộng: các em có thể vận dụng được phản ứng này trong một số thí nghiệp nhỏ dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Từ đó để các em có thể vận dụng phản ứng oxi hóa – khử trong thực tế đồng thời tạo niềm say mê hơn cho các em đối với bài học này nói riêng và môn hóa học nói chung.
3.2. Những phẩm chất cần có:
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, các em học sinh cũng cần phải có một số phẩm chất nhất định trong quá trình học tập môn học này như sau:
Sự chăm chỉ, trách nhiệm:
Học sinh cần phải chăm chỉ, chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập do giáo viên yêu cầu. Đó là những hoạt động như chuẩn bị bài, chú ý lắng nghe giảng và ghi chép kiến thức đầy đủ, làm bài tập đầy đủ… Những yêu cầu này đôi khi thầy cô sẽ không nhắc nhở các em hằng ngày bởi đây cũng là những yêu cầu căn bản đối với một học sinh trong quá trình học bất kì một môn học nào. Do đó, nếu thầy cô không nhắc, các em cũng phải chăm chỉ, tự giác, chủ động thực hiện thì mục tiêu học tập mới có thể đạt được.
Các em phải thấy được trách nhiệm của mình đối với công việc học tập của bản thân cũng như sự phát triển của cả một lớp học. Vì vậy, không chỉ cần chăm chỉ hoàn thành những nhiệm vụ học tập mà các em còn cần phải có ý thức trách nhiệm hỗ trợ, hợp tác, trao đổi tri thức, giúp đỡ các bạn trong lớp cùng nhau tiến bộ.
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Các em học sinh cần chủ động tự nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trong quá trình hoạt động nhóm, chủ động phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lí để các bạn có thể phát huy ưu điểm thế mạnh của mình cũng như hạn chế những thiếu sót để hoàn thiện bản thân hơn, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ….
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các em phải tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu kiến thứcsự góp ý, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm. Việc này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp và hợp tác.
Năng lực hóa học:
Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm và xác định số oxi hóa của các nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất. Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hóa – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử đồng thời xác định được số oxi hóa của các nguyên tử các nguyên tố; cân bằng được phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Mô tả được một số phản ứng oxi hóa-khử gắn chặt với thực tiễn cuộc sống như thế nào.
3.3. Thiết bị dạy học và học liệu:
Phiếu học tập: tạo 5 phiếu học tập tương đương với 5 vấn đề cần được các em học sinh giải quyết sau khi học xong bài phản ứng oxi hóa – khử. Những phiếu học tập này sẽ được sử dụng trong lúc các em làm việc nhóm. Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm được trao một phiếu học tập để thảo luận giải quyết từng vấn đề cụ thể.
– Phiếu số 01: 4 quy tắc xác định số oxi hóa.
– Phiếu số 02: Các định nghĩa chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử.
– Phiếu số 03: Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử.
– Phiếu số 04: Vận dụng lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử.
– Phiếu số 05: Bài tập củng cố.
– Ngoài ra thiết bị học tập cần có là máy chiếu hoặc ti vi để các em có thể quan sát sinh động nhất về loại phản ứng này thông qua các video, hình ảnh về ý nghĩa thực tiễn của phản ứng oxi – hóa khử.
– Phiếu đánh giá: Phiếu này được chia cho 5 nhóm, các nhóm sau khi có kết quả cùng thảo luận điền trong phiếu học tập sẽ trao đổi ngẫu nhiên phiếu học tập với nhau sau đó xem xét là đánh giá bài làm của các nhóm khác để tổng kết vấn đề, bài học.
3.4. Tiến trình dạy học:
Khởi động: diễn ra trong 5’ đầu giờ, thực hiện kiểm tra kiến thức cũ để các em vận động tri thức, sẵn sàng bước vào bài học mới
Tìm hiểu cụ thể vào nội dung của bài học mới (diễn ra trong 25 phút) với các nội dung như phản ứng oxi hóa – khử là gì, cân bằng phương trình, các loại phản ứng oxi hóa khử, ý nghĩa của phản ứng ấy…
– Mục tiêu: Nắm được nội dung bài học
– Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, đối thoại, nêu vấn đề, kĩ thuật công não.
– Phương án đánh giá: Thông qua quan sát để thấy mức độ, thái độ tham gia học tập của các em học sinh để từ đó có hướng phát triển bài học phù hợp
Luyện tập và tổng kết bài học (diễn ra trong 10 phút cuối giờ): Giáo viên sẽ chia nhóm, phát phiếu học tập cũng như phiếu đánh giá cho từng nhóm.
– Mục tiêu: vận dụng được tri thức vừa được truyền tải, làm được những bài tập cơ bản đến nâng cao về phản ứng oxi hóa – khử này.
– Phương pháp, kĩ thuật: Hợp tác làm việc nhóm, đàm thoại giữa các nhóm, kĩ thuật công não.