1. Đăng ký bản quyền logo là gì?

Đăng ký bản quyền logo là việc chủ sở hữu logo thực hiện các thủ tục pháp lý để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền sở hữu logo của mình thông qua việc đăng ký qua các bước như sau: (i) tra cứu logo; (ii) nộp đơn đăng ký bản quyền logo; (iii) theo dõi đơn đăng ký logo; (iv) nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền logo.

Cụ thể, chủ sở hữu tiến hành chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho logo tại Cục sở hữu trí tuệ (đăng ký logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu) hoặc Cục bản quyền tác giả (đăng ký bản quyền logo dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng). Sau thời gian thẩm định, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả hoặc Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

 

2. Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là gì?

Mỗi một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đều được gắn trên đó một thương hiệu cụ thể để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Đó gọi là nhãn hiệu. Theo thuật ngữ chuyên ngành thì “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì các lý do sau đây:

Một là, giúp đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, làm hạn chế tối đa việc khai thác, sử dụng các chủ thể khác mà chưa được sự cho phép, bên cạnh đó còn giữ được uy tín, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường;

Hai là, làm giảm tối đa việc làm giả, làm nhái hoặc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn khiến người tiêu dùng lựa chọn sai, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Ba là, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu một sản phẩm, dịch vụ không được đăng ký nhãn hiệu đồng nghĩa với việc nó không được bảo vệ hoàn toàn, điều này sẽ gây ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu được các nhà đầu tư rất chú trọng trước khi đưa ra quyết định.

 

3. Phân biệt giữa đăng ký bản quyền logo hay bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Yếu tố so sánh Đăng ký nhãn hiệu Đăng ký bản quyền logo
Đối tượng Sở hữu công nghiệp: Nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng, . . . Quyền tác giả, cụ thể: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Cơ quan quản lý Cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ Cục bản quyền tác  giả – Bộ Văn hóa thể thao và du lịch
Mục đích Phân biệt hàng hóa / dịch vụ cùng loại của mình với người khác (độc quyền) Chứng minh quyền sở hữu đối với tác phẩm, không phải để phân biệt hàng hóa / dịch vụ
Điều kiện bảo hộ

Đảm bảo không trùng hay tương tự cả về mặt hình thức và nội dung với các nhãn hiệu khác cho cùng loại sản phẩm / dịch vụ đã được nộp đơn trước

Nhãn hiệu khi bảo hộ độc quyền buộc phải gắn với hàng hóa hay dịch vụ nhất định còn quyền tác giả thì không 

Đảm bảo tính sáng tạo, tính nguyên gốc, không sao chép.

Tác phẩm được tạo ra bằng hoạt động lao động trí tuệ; không phải sao chép từ tác phẩm của người khác.

Cơ chế xác lập quyền Phải đăng ký và được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng Được bảo hộ ngay khi tác phẩm ra đời, không nhất thiết phải đăng ký. Nếu đăng ký sẽ dễ dàng chứng minh quyền sở hữu với bên thứ ba hoặc khi xảy ra tranh chấp. Nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên không đăng ký hoặc đăng ký sau.
Cơ chế thẩm định Thẩm định chặt chẽ, nghiêm ngặt vì phải so sánh với các đơn đăng ký đã nộp trước đó Thẩm định nhanh vì dựa trên cam kết, cam đoan của chủ sở hữu và tác giả
Phạm vi bảo hộ  Đăng ký nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc, . . . Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì nếu như có người khác sử dụng logo tương tự sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký. Nếu người khác sử dụng logo đó cho sản phẩm, dịch vụ khác sẽ không bị coi là vi phạm Đăng ký quyền tác giả sẽ được bảo hộ đối với các sản phẩm mang tính chất sáng tác của tác giả. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ cho bản quyền yếu hơn so với bảo hộ nhãn hiệu vì chỉ khi có người sử dụng logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm bản quyền.
Thời gian thẩm định 12 tháng 15 ngày
Thời hạn bảo hộ 10 năm. Gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm 75 năm (đã công bố) hoặc 100 năm (chưa công bố)

 Như vậy:

– Bảo hộ quyền tác giả hướng đến việc bảo hộ tính sáng tạo của trí tuệ con người; nghiêng về các giá trị tinh thần.

– Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hướng đến việc bảo vệ môi trường lành mạnh trong kinh doanh nên nó cần có sự ràng buộc ghi nhận pháp lý nhất định.

 

4. Ưu, nhược điểm của đăng ký bản quyền logo và bảo hộ độc quyền nhãn hiệu

– Về bản chất, quyền tác giả với tác phẩm phát sinh kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện; thiện chí trung thực của người đăng ký. Do đó, dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận;

– Thời gian được cấp Giấy chứng nhận nhanh. Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe nên thời gian để cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả nhanh chóng.

– Thời gian bảo hộ dài; đối với tác phẩm là logo có thời hạn là 75 năm kẻ từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Với tác phẩm chưa công bố trong 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình; thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

Hết thời hạn bảo hộ nói trên; tác phẩm thuộc về công chúng. Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm logo có trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của tác giả.

 

4.2 Ưu điểm của đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu

– Được xem là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ nhất hiện nay. Phạm vi bảo hộ rộng nhất: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình của nhãn hiệu; chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn cho dù không bị trùng 100%

– Văn bản bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp đó cung ứng là có uy tín, đã đăng ký và được bảo hộ với Nhà nước. Từ đó tại niềm tin và uy tín cho người tiêu dùng; nâng cao vị thế thị trường;

– Văn bản bảo hộ nhãn hiệu như bảo chứng cho kết quả của việc đăng ký. Là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác.

– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đọc quyền là  điều kiện bắt buộc khi triển khai hệ thống mã số mã vạch cho doanh nghiệp nếu muốn cung cấp sản phẩm mang thương hiệu ra thị trường trong nước và quốc tế.  

 

5. Nên chọn đăng ký bản quyền logo hay bảo hộ độc quyền nhãn hiệu

Về mặt thời gian: Ưu thế của việc đăng ký bản quyền là thời gian đăng ký nhanh chóng và thời hạn bảo hộ lâu dài mà không càn gia hạn hay nộp các chi phí gia hạn.

Về mặt hồ sơ, thủ tục: Việc chuẩn bị hồ sơ tài liệu cho đăng ký bản quyền hức tạp hơn do phải cung cấp các tài liệu thể hiện chủ sở hữu và tác giả là ai, nếu có nhiều tác giả hoặc chủ sở hữu thì cần văn bản thể hiện sự đồng ý của họ. Đối với nhãn hiệu, chỉ cần chuẩn bị tờ khai và mẫu nhãn hiệu là có thể tiến hành đăng ký ngay.

Về căn cứ và điều kiện phát sinh quyền và chức năng: logo sẽ được tự động bảo hộ khi hoàn thành vì thế việc đăng ký chỉ được coi như một thủ tục xác nhận chủ sở hữu quyền tác giả còn logo muốn bảo hộ dưới dạng một nhãn hiệu cần được đăng ký.

Chức năng của nhãn hiệu: Là để phân biệt hàng hóa của các chủ sở hữu khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Do đó khi muốn sử dụng logo nhằm mục đích kinh doanh thì việc đăng kí nhãn hiệu sẽ mang lại quyền lợi tốt nhất cũng như cơ chế chặt chẽ để xử lý hành vi sử dụng sai nhãn hiệu. Thông thường, chủ sở hữu chỉ muốn ghi nhận quyền tác giả của mình trước cơ quan nhà nước thì có thể cân nhắc việc đăng ký bản quyền. 

Trong cả hai hình thức nói trên, chủ sở hữu quyền tác giả hay chủ sở hữu nhãn hiệu đều có quyền xử lý các hành vi xâm phạm của chủ thể khác, tuy nhiên thực tế xem xét khả năng đăng ký cùng một logo cho hai loại hình này, nguồn thông tin tra cứu là khác nhau và được thực hiện bởi hai cơ quan khác nhau là Cục sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu và Cục bản quyền với quyền tác giả. Do đó, khi có hành vi xâm phạm nhãn hiệu mà sử dụng quyền bản quyền để làm căn cứ xử lý hoặc ngược lại sẽ khó khăn hơn.

Từ đó, có thể thấy rằng, căn cứ vào mục đích sử dụng logo mà người chủ sở hữu có thể lựa chọn tiến hành đăng ký bản quyền hoặc đăng ký nhãn hiệu. Hoặc để đảm bảo lợi ích tốt nhất thì có thể tiến hành đăng ký của hai thủ tục này.