1. Hệ thống Madrid được hiểu như thế nào?

Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý, ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới

Hệ thống này được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý: Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu, được ký kết tại Madrid ngày 14 tháng 04 năm 1891, hiện nay đang có 55 thành viên và Nghị định thư kiên quan đến Thỏa ước Madrid được ký kết ngày 27 tháng 06 năm 1989 tại Madrid, hiện có 108 thành viên. Điểm khác biệt giữa hai loại văn bản này là Nghị định Madrid cho phép các đăng ký nhãn hiệu quốc tế được dựa trên đơn quốc gia mà không dựa trên các đăng ký đã được cấp ở một quốc gia

Hệ thống Madrid cho phép công dân, pháp nhân của tất cả các quốc gia thành viên có thể được bảo hộ nhãn hiệu của mình cho hàng hóa, dịch vụ tại các nước khác tham gia hệ thống khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc được nộp đơn đăng ký tại nước xuất xứ bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tịa Văn phòng Quốc tế của WIPO thông qua sự trung gian của Cơ quan Nhãn hiệu tại quốc gia xuất xứ

Thay vì nộp đơn quốc gia riêng biệt, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với các quy tắc và quy định thủ tục quốc gia hoặc khu vực khác nhau và trả một khoản phí khác nhau thì việc đăng ký quốc tế có thể thực hiện bằng cách đơn giản hơn là nộp đơn tại Văn phòng quốc tế bằng một ngôn ngữ và trả một lần lệ phí. Trường hợp đăng ký quốc tế được giao cho bên thứ ba, được thay đổi tên, địa chỉ có thể được ghi lại có hiệu lực đối với tất cả các bên ký kết được chỉ định bằng mọt bước thủ tục duy nhất.

 

2. Nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bao gồm: (Nghị định Madrid 1989)

Mọi đơn quốc tế theo Nghị định thư này đều phải được làm theo mẫu quy định tại Quy chế. Cơ quan xuất xứ phải xác nhận rằng các thông tin trong đơn quốc tế tương ứng với các thông tin trong đơn cơ sở hoặc đăng ký cơ sở, tùy từng tường hợp tại thời điểm xác nhận. Bên cạnh đó phải nêu được ngày nộp đơn, số đơn đối với đơn cơ sở; ngày đăng ký và số đăng ký, ngày nộp đơn và số đơn đăng ký cơ sở đối với đăng ký cơ sở. Cơ quan xuất xứ cũng phải nêu ngày nộp đơn quốc tế

Người nộp đơn phải nêu hàng hóa và dịch vụ mà theo đó nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ và nếu có thể phải nêu cả nhóm hoặc các nhóm tương ứng theo Bảng phân loại được thiết lập theo Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu. Nếu người nộp đơn không nêu chỉ dẫn phân loại này thì Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc phân loại hàng hóa và dịch vụ vào các nhóm phù hợp của Bảng phân loại nêu trên. Việc chỉ dẫn các nhóm hàng hóa của người nộp đơn sẽ được Văn phòng quốc tế phối hợp với cơ quan xuất xứ kiểm tra. Trong trường hợp có sự bất đồng giữa Cơ quan xuất xứ và Văn phòng quốc tế thì quan điểm của Văn phòng quốc tế sẽ được ưu thắng.

Nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ màu sắc như đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu thì người đó phải tuyên bố về điều đó và nộp cùng với đơn quốc tế một thông báo chỉ rõ màu sắc hoặc tập hợp màu sắc cần được bảo hộ; nộp kèm theo đơn quốc tế mẫu nhãn hiệu dó dưới dạng màu, màu này sẽ được kèm theo thông báo của Văn phòng quốc tế, số lượng màu nhãn hiệu được ấn định tại Quy chế. 

Văn phòng quốc tế sẽ đăng ký ngày những nhãn hiệu được nộp theo Điều 2 Nghị địn Madrid, ngày đăng ký quốc tế là ngày Cơ quan xuất xứ nhận được đơn quốc tế với điều kiện Văn phòng quốc tế nhận được đơn quốc tế đó trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đó. Nếu Văn phòng quốc tế không nhận được đơn quốc tế trong thời hạn đó thì ngày đăng ký quốc tế sẽ là ngày Văn phòng quốc tế nhận được đơn quốc tế. Văn phòng quốc tế sẽ thông báo kịp thời về đơn quốc tế cho các cơ quan có liên quan. Nhãn hiệu được đăng ký trong Đăng bạ quốc tế sẽ được công bố trên công báo định kỳ do Văn phòng quốc tế phát hành trên cơ sở các thông tin trong đơn quốc tế.

Nhằm mục đích công bố các nhãn hiệu đã được đăng ký trong Đăng bạ quốc tế, mỗi cơ quan sẽ được nhận từ Văn phòng quốc tế một số bản công báo miễn phí và một số bản công báo được giảm giá thoe những điều kiện do Đại hội đồng quy định. Công bố này được coi là đủ đối với các mục đích của tất cả các bê tham gia và không được yêu cầu bất cứ sự công bố nào khác đối với chủ sở hữu đăng ký quốc tế.

 

3. Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

TỜ KHAI

YÊU CẦU ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

DẤU NHẬN ĐƠ

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

 

     

 

Chủ đơn dưới đây đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ làm thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại nước hoặc các nước*:

_ Chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid

_ Vừa là thành viên Thỏa ước Madrid vừa là thành viên Nghị định thư Madrid

NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

Mẫu nhãn hiệu

(giống như mẫu nhãn hiệu trong đơn ĐKNH cơ sở hoặc GCNĐKNH cơ sở)

Đơn ĐKNH cơ sở nộp tại Việt Nam hoặc GCNĐKNH cơ sở đã được cấp tại Việt Nam
 

– Đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở

Số đơn/ Số GCN:

Ngày nộp đơn/ ngày cấp GCN:

Nhóm hàng hóa, dịch vụ:

Chủ đơn/ chủ GCN (tên, địa chỉ): 

CHỦ ĐƠN

(Tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu)

Tên đầy đủ: 

Địa chỉ: 

Điện thoại:         Fax:       Email:      

(Tên và địa chỉ phải ghi thống nhất với Đơn ĐKNH cơ sở hoặc giấy CNĐKNH cơ sở)

ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN

Mã đại điện:

_ Là người đại điện theo pháp luật của chủ đơn

_ Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn

_ Là người khác được ủy quyền của chủ đơn

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại:      Fax:      Email:      

TÊN VÀ MÃ NƯỚC CHỈ ĐỊNH ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU

1. Tên nước

Mã nước

5. Tên nước

Mã nước

2. Tên nước

Mã nước

6. Tên nước

Mã nước

3. Tên nước

Mã nước

7. Tên nước

Mã nước

4. Tên nước

Mã nước

8. Tên nước

Mã nước

PHÍ, LỆ PHÍ

Loại phí, lệ phí

– Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế)

Tổng số phí, lệ phí nộp theo đơn là

Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản)”;

Số tiền

                                                                             

 

                                           

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU 

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

– Tờ khai gồm … trang x … bản

– Mẫu đăng ký của Văn phòng quốc tế, mẫu số … làm bằng tiếng … gồm … trang x … bản 

– Mẫu nhãn hiệu gồm … mẫu

– Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp GCN đăng ký nhãn hiệu cơ sở

– Bản sao GCN đăng ký nhãn hiệu cơ sở

– Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hieeujj tại nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia có yêu cầu như vậy (Ai-len, Singapore, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, …)

– Giấy ủy quyền bằng tiếng …

_Bản dịch tiếng Việt gồm … trang

_ Bản gốc

_ Bản sao (_ Bản gốc sẽ nộp sau

                  _ Bản gốc đã nộp theo đơn số: …)

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phó qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khaonr của Cục Sở hữu trí tuệ)

– Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung

– 

– 

– 

– 

– 

– 

Cán bộ nhận đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

– 

– 

– 

– 

– 

– 

–                           

   

CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Khai tại: … ngày … tháng .. năm …

Chữ ký, họ tên của chủ đơn/ đại diện của chủ đơn

(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

Còn … trang bổ sung

* Chú thích: trong tờ khai này, chủ đơn/ đại diện của chủ đơn đánh dấu x vào ô vuông nếu các thông tin ghi sau ô vuông là phù hợp

 

4. Quy trình thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid

Văn phòng quốc tế WIPO sẽ thẩm định về mặt hình thức bao gồm tư cách người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ của đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đơn đăng ký sẽ được ghi nhận trong đăng bạ quốc tế và được công bố trong công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO

Văn phòng quốc tế thông báo cho từng bên tham gia nhận được yêu cầu bảo hộ trong đơn quốc tế hoặc chỉ định sau. Từ ngày đăng ký quốc tế hoặc chỉ định sau, việc bảo hộ nhãn hiệu tại từng bên tham gia được chỉ định sẽ giống như khi nhãn hiệu đó được nộp trực tiếp tại Cơ quan của bên tham gia.

Mỗi bên tham gia được chỉ định thẩm định nội dung đơn trong khoảng thời gian quy định theo Thỏa ước hoặc Nghị định thư và sau đó thông báo kết quả cho Văn phòng quốc tế

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn pháp luật về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế mà Luật LVN Group cung cấp tới quý khách hàng. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7. Gọi số 1900.0191 hoặc gửi email qua địa chỉ: [email protected] để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tốt nhất từ Luật LVN Group. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.