Quy định về nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền

Để tiến hành in, đúc tiền thì cần nhập khẩu một số hàng hóa. Vậy việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

 

1. Tổ chức và quản lý việc in đúc tiền:

In, đúc tiền là hoạt động kinh doanh mà Nhà nước độc quyền thương mại, được quy định tại Nghị định 94/2017/NĐ-CP. (Độc quyền thương mại là hoạt động thương mại chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoặc các doanh nghiệp nhà nước được giao thực hiện).

Khi nào thì cần phải in, đúc tiền?

+ Căn cứ vào dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, và nhu cầu tiền dữ trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ để có thể lưu thông hàng năm thì thống độc ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần phải in và đúc thêm

+ Để in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành, Ngân hàng nhà nước sẽ xây dựng các dự án và trình lên Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án

– Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức việc in, đúc tiền theo nguyên tắc sau:

+ Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

+ Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc tiền giao cho Ngân hàng Nhà nước

+ Nếu thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đsuc tiền Việt Nam ở nước ngoài  thì ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng quyết định

+ Các cơ sở in, đúc tiền cần quản lý từng loại in, đúc tiền dựa vào hướng dẫn của ngân hàng nhà nước

+ Nếu các loại giấy in tiền hỏng, sản phẩm in, đúc hỏng phải được Ngân hàng nhà nước hướng dẫn và giám sát tiêu hủy

2. Thực hiện việc in, đúc tiền như thế nào?

– Việc in đúc tiền tại cơ sở in cần được thực hiện trên những cơ sở sau:

+ Cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền được thống đốc phê duyệt và dựa trên hợp đồng, in, đúc tiền được ký giữ Ngân hàng Nhà nước

+ Mẫu in chuẩn đa hình (đối với tiền giấy) và mẫu đúc chuẩn đơn hình (đối với tiền kim loại) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền được Thống đốc phê duyệt.

– Việc in, đúc tiền phải đảm bảo thực hiện chính xác như bản in gốc, khuôn đúc gốc và phù hợp với số lượng tiền cần in, đúc quy định trong hợp đồng in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước

– Nếu in, đúc tiền ở nước ngoài thì cục phát thanh và kho quỹ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.  Khi lựa chịn cơ sở in, đúc tiền tại nước ngoài được thực hiện theo quy định cua rphasp luật về đấu thầu, đảm bảo chất lượng của đồng tiền và an ninh, an toàn trong quá trình in, đúc tiền

– Cơ sở in, đúc tiền cần quản lý, sử dụng bản in, khuôn đúc và hồ sơ, tài liệu mật về in, đúc tiền, đảm bảo phù hợp với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Việc này cần phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng chế bản, inm đúc tiền và nêu rõ trách nhiệm của các bên

– Việc in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Trong suốt quá trình sản xuất, cơ sở in, đúc tiền cần phải tuân thủ quy trình công nghệ in, đúc tiền, đồng thời quản lý chất lượng trong quá trình in, đúc, bảo đảm đồng tiền được in, đúc đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền.

– Trong từng công đoạn sản xuất cần phải quản lý chất lượng nguyên, vật liệu chính, bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuẩt nhằm đảm bảo chất lượng tiền in, đúc và việc đảm bảo an ninh, an toàn. Cục phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng của các cơ sở in, đúc tiền về các nội dung luên quan đến quy trình công nghệ chế bản, in, đúc tiền.

– Nếu sản phẩm có lỗi kỹ thuật hoặc thừa, thiếu về số lượng trong số sản phẩm đã được kiểm tra thì cơ sở in, đúc tiền sẽ chịu trách nhiệm

3. Quy định về nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền:

3.1. Thủ tục nhập khẩu:

Để có thể nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền thì phải căn cứ vào văn bản chỉ định và cho phép cơ sở đúc tiền đó được nhập khẩu hàng hóa  và hợp đồng in, đúc tiền giữa cơ sở in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước.

Sau đó, thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ có văn bản xác nhận việc cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước theo hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức văn bản khác giữa cơ sở in, đúc tiền và đơn vị cung cấp hàng hóa.

Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu, cơ sở in, đúc tiền gửi Cơ quan hải quan 01 (một) bản chính văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước, nộp kèm theo hồ sơ nhậ khẩu theo quy định của cơ quan hải quan.

Cục phát hành và kho quỹ sẽ có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và quản lý việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền.

Cơ sở in, đúc tiền chỉ được nhập khẩu đúng số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa và phải chấp hành các quy định của pháp luật về việc nhập khẩu hàng hóa.

3.2. Danh mục hàng hóa nhập khẩu phục vụ in đúc tiền:

Các danh mục hàng hóa chỉ định cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước gồm: Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại; Giấy in tiền; Mực in tiền; Máy ép foil chống giả; Foil chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý; Máy in tiền; Máy đúc, dập tiền kim loại, cụ thể như sau:

(Thông tư số 38/2018/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

STT

TÊN HÀNG HÓA

 SỐ THEO BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU

Chương

Nhóm

Phân nhóm

1

Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại

 

 

 

 

– Bằng thép hợp kim

72

24

90

00

– Bằng thép không gỉ

72

18

99

00

– Bằng sắt, thép không hợp kim

72

06

90

00

2

Giấy in tiền

 

 

 

2.1

– Giấy in tiền cotton
– – Ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp

48

02

69

11

– – Loại khác

48

02

69

19

2.2

– Giấy in tiền polymer
– – Từ các polymer trùng hợp
– – – Dạng tấm và phiến

39

20

99

21

– – – Loại khác

39

20

99

29

– – Từ các polymer trùng ngưng hoặc tái sắp xếp
– – – Dạng tấm và phiến

39

20

99

31

– – – Loại khác

39

20

99

39

– – Loại khác

39

20

99

90

3

Mực in tiền

 

 

 

 

– Mực in tiền màu đen được làm khô bằng tia cực tím

32

15

11

10

– Mực in tiền màu đen loại khác

32

15

11

90

– Mực in tiền màu khác

32

15

19

00

4

Máy ép foil chống giả

84

20

10

90

5

Foil chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý

49

11

99

90

6

Máy in tiền

6.1

Máy phủ Varnish
– Máy in phủ Varnish theo công nghệ in Flexo. Có thể in được mực không màu phát quang UV

84

43

16

00

– Máy in phủ Varnish theo công nghệ in Offset. Có thể in được mực không màu phát quang UV

84

43

13

00

– Máy in phủ Varnish kết hợp cả công nghệ Flexo và Offset. Có thể in được mực không màu phát quang UV

84

43

19

00

6.2

Máy in số

84

43

19

00

6.3

Máy in lõm

84

43

19

00

6.4

Máy in Offset

84

43

13

00

6.5

Máy in lưới

84

43

19

00

7

Máy đúc, dập tiền kim loại

84

62

49

10

4. Tự ý in, đúc tiền bị xử lý như thế nào?

Việc tự ý in đúc tiền có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm, tàng chữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

+ Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

+ Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm đối với trường hợp phạm tội với giá trị tiền giả tương ứng từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng

+ Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với trường hợp phạm tội với giá trị tiền giả tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên

 + Ngoài ra, người pahmj tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

Nghị định 40/2012/NĐ-CP quy định về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư 38/2018/TT-NHNN quy định về việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com