Thủ tục công chứng đối với người không biết đọc, biết viết

Hiện nay, trường hợp người không biết đọc, biết viết lập hợp đồng hoặc các giao dịch vẫn có quyền yêu cầu công chứng tại văn phòng công chứng. Vậy thủ tục công chứng đối với người không biết đọc, biết viết như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

1. Công chứng là gì? 

Công chứng được hiểu là việc công chứng viên trong một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

(theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014). 

2. Hợp đồng, giao dịch của người không biết đọc, biết viết có công chứng được không? 

Về nguyên tắc hợp đồng công chứng, người yêu cầu công chứng phải ký và hợp đồng, giao dịch trước sự chứng kiến của công chứng viên.

Với trường hợp người yêu cầu công chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký (không biết viết) thì việc ký sẽ thay thế bằng điểm chỉ.

Nguyên tắc điểm chỉ: người yêu cầu công chứng sẽ phải sử dụng ngón trỏ phải. Nếu như không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.

Sẽ điểm chỉ bằng ngón khác và ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ.

– Yêu cầu phải có người làm chứng:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật công chứng năm 2014, trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký được thì việc công chứng phải có người làm chứng.

Điều kiện về người làm chứng:

+ Phải đủ từ 18 tuổi trở lên.

+ Đảm bảo năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.

+ Người làm chứng sẽ do người yêu cầu công chứng mời. Trường hợp công chứng viên sẽ chỉ định người làm chứng nếu như người yêu cầu công chứng không mời được.

Do vậy, theo quy định trên thì khi người không biết đọc, không viết viết có hợp đồng, giao dịch cần công chứng thì vẫn thực hiện được theo quy định.

3. Thủ tục công chứng đối với người không biết đọc, biết viết? 

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Người có nhu cầu tiến hành nộp hồ sơ cần công chứng đến văn phòng công chứng.

Theo Khoản 1 Điều 40 Luật công chứng năm 2014, hồ sơ công chứng bao gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng, nôi dung bao gồm:

+ Các thông tin về họ và tên.

+ Địa chỉ người yêu cầu công chứng.

+ Nội dung công chứng.

+ Danh mục giấy kèm theo.

+ Tên tổ chức hành nghề công chứng.

+ Họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng.

+ Thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch.

– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (bản sao).

– Trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản phải buộc phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì cần có Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định (bản sao).

– Các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (bản sao).

Lưu ý: những giấy tờ trên có thể là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy đảm bảo đầy đủ nội dung, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra hồ sơ:

Khi nhận được hồ sơ, công chứng viên thực hiện kiểm tra.

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì công chứng viên thụ lý và ghi vào số công chứng.

Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn cho người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng cũng như các quy định pháp luật có liên quan.

Thực hiện giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về quyền cũng như nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia giao dịch, hợp đồng.

– Trường hợp hồ sơ chưa rõ hoặc việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về vấn đề năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hay về đối tượng của hợp đồng thì khi đó, công chứng viên chịu trách nhiệm đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hồ sơ.

Hoặc công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định nếu theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Nếu như người yêu cầu công chứng không làm rõ được vấn đề thì có quyền từ chối việc công chứng.

Bước 3: Thực hiện ký hợp đồng:

* Trường hợp hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn: 

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch. Như trên phân tích, nếu như người yêu cầu công chứng không biết viết thì tiến hành điểm chỉ vào hợp đồng.

Trước khi kí thì sẽ thực hiện đọc lại dự thảo hợp đồng. Trường hợp người yêu cầu công chứng không tự đọc được thì công chứng viên sẽ đọc hợp đồng cho người yêu cầu công chứng nghe.

Công chứng viên yêu cầu bên người yêu cầu công chứng xuất trình đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để đối chiếu sau đó ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

* Trường hợp hợp đồng, giao dịch soạn thảo theo đề nghị:

Công chứng viên thực hiện soạn thảo hợp đồng, giao dịch trên cơ sở nếu như xác định nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

Người yêu cầu công chứng không đọc được thì khi đó công chứng viên sẽ đọc cho người yêu cầu công chứng nghe bản dự thảo.

Sau đó, người yêu cầu công chứng sẽ điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

4. Mức phí công chứng hiện nay: 

4.1. Công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch: 

– Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch:

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

– Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản:

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê)

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 40 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp)

– Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (tính trên giá trị tài sản):

TT

Giá trị tài sản

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 5 tỷ đồng

100 nghìn

2 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng

300 nghìn

3 Trên 20 tỷ đồng

500 nghìn

4.2. Công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

TT

Loại việc

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

40 nghìn

2 Công chứng hợp đồng bảo lãnh

100 nghìn

3 Công chứng hợp đồng ủy quyền

50 nghìn

4 Công chứng giấy ủy quyền

20 nghìn

5 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này)

40 nghìn

6 Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25 nghìn

7 Công chứng di chúc

50 nghìn

8 Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

20 nghìn

9 Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác

40 nghìn

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

Luật Công chứng 2014. 

Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com