Hiện nay, nhiều trại giam có “phòng hạnh phúc” để phạm nhân cải tạo tốt được gặp vợ hoặc chồng nhưng không được sinh con. Điều này được thể hiện bừng một cam kết. Vậy để phạm nhân thực hiện đúng cam kết, tránh để lại những hậu quả không mong muốn thì cần có những giải pháp gì?

 

1. Buồng hạnh phúc là gì?

“Buồng hạnh phúc” là một chủ trương mang tính nhân văn, được sử dụng như một phần thưởng dành cho những phạm nhân có nỗ lực cải tạo tốt trong quá trình cải tạo tại trại giam.

Buồng hạnh phúc là tên gọi chỉ một không gian riêng tại các trại giam, được bố trí để phạm nhân cải tạo tốt gặp vợ/chồng của mình.

Ở các trại giam khác nhau, buồng hạnh phúc có thể có các  tên gọi khác nhau, như: “Nhà 24h”, “Phòng hạnh phúc”, “Buồng vợ chồng”,…

Buồng hạnh phúc là một trong những chính sách thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của pháp luật cũng như thể hiện sự ghi nhận với quá trình cải tạo, tu dưỡng tích cực của phạm nhân.

 

2. Những đối tượng được gặp phạm nhân.

Theo Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định những đối tượng được gặp phạm nhân, bao gồm:

Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị, em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 nhân thân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp nhân thân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm. Người chưa đăng ký kết hôn có thể được gặp phạm nhân theo trường hợp khoản 2 Điều trên. Tuy nhiên người này không được vào phòng riêng thăm phạm nhân, căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA.

 

3. Phạm nhân có được nhân quà của thân nhân mang vào không?

Căn cứ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019, chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân như sau: Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm. Đối với tiền, phạm nhân phải gửi trại gian, trại tạm gian, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý. Việc quản lý, sử dụng đồ vật, tiền của phạm nhân được thực hiện theo quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 28 của Luật Thi hành án hình sự 2019.

Phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi qua đường bưu chính không quá 02 lần trong 01 tháng. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận tiền, đồ vật mà thân nhân của phạm nhân gửi cho phạm nhân và bóc, mở, kiểm tra để phát hiện và xử lý đồ vật thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật. Như vậy, thân nhân có thể mang quà cho nạn nhân nhưng không được mang các đồ vật thuộc danh mục cấm. Ngoài ra, quà có thể gửi bưu điện cho phạm nhân không quá 02 lần/tháng.

 

4. Điều kiện để phạm nhân được gặp vợ, chồng tại buồng hạnh phúc.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BCA thì phạm nhân được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân; gặp vợ, chồng ở phòng riêng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+/ Có ít nhất hai quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp nhân thân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tu từ khá trở lên hoặc do yêu cầu của công tác giáo dục cải tạo thì có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân tại Nhà gặp phạm nhân nhưng không quá 03 giờ;

+/ Có ít nhất hai quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên và thời gian từ khi xếp loại quý liền hề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên thì có thê gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 03 giờ;

+/ Có ít nhất bốn quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại tốt và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù tốt và được khen thưởng do có thành tích lao động, học tập theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì có thể được gặp vợ, chồng ở phòng riêng từ 03 giờ đến không quá 24 giờ;

Theo đó, phạm nhân khi thuộc các trường hợp trên mới có thể được vào phòng riêng gặp vợ, chồng.

 

5. Thủ tục đăng ký gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc

Để gặp được phạm nhân tại buồng hạnh phúc, vợ/chồng cần phải làm các thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA.

5.1 Các giấy tờ vợ/chồng của phạm nhân cần chuẩn bị 

STT CÁC GIẤY TỜ
1

Đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của UBND cấp xã/công an cấp xã nơi vợ/chồng đang sinh sống hoặc làm việc (trong trường hợp vợ/ chồng không có tên trong Sổ gặp nạn nhân)

2

Có một trong các loại giấy tờ tuỳ thân:

– Chứng minh nhân dân 

– Căn cước công dân 

– Hộ chiếu 

– Giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.

3

Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của UBND xã thể hiển thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân.

4

Đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của thân nhân phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.

 

5.2 Phạm nhân phải chuẩn bị giấy tờ sau

  • Đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân và các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hoá gia đình hiện hành.
  • Giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù (trong trường hợp là phạm nhân nữ).

Đặc biệt, phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai khi gặp chồng tại buồng hạnh phúc.

 

6. Những vật dụng được mang khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc.

Khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc, khoản 2 Điều 6 cuả Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định các vật dụng vợ/chồng được mang theo như sau:

  • Quần áo
  • Khăn mặt
  • Bàn chải đánh răng, kem đánh răng
  • Lược nhựa
  • Nước uống
  • Dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Việc phạm nhân được hưởng đặc quyền gặp vợ, chồn trong “Buồng hạnh phúc” không chỉ là niềm vui của riêng hai vợ chồng mà còn thể hiện sự công nhận của cán bộ trại giam với những nỗ lực cải tạo của họ. Đây là một trong những đặc quyền từ chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với các phạm nhân có ý thức phấn đấu trong việc cải tạo để sớm trở về với gia đình và hoà nhập lại với cộng đồng, xã hội.

Bài viết trên đây là những tư vấn của Luật LVN Group về khái niệm “buồng hạnh phúc” và điều kiện để được sử dụng “buồng hạnh phúc” của phạm nhân. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn trực tuyến: 1900.0191 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Trân trọng!