Giáo án bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (Lớp 12)

Giáo án bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (Lớp 12) giúp định hướng sinh viên biết cách đưa ra ý kiến và bình luận về một ý kiến bàn luận văn học. Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ cần thiết của sinh viên. Mời thầy cô và các bạn tham khảo.

1. Mục tiêu và phương pháp dạy học:

1.1. Mục tiêu:

– Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn luận về văn học.

– Củng cố và nâng cao kiến thức về nghị luận văn học trong chương trình học.

1.2. Phương pháp – phương tiện

Phương pháp: Khai thác ngữ liệu, thảo luận nhóm, rút ra nội dung bài học.

Phương tiện:

– Giao viên: sử dụng giáo án để chuẩn bị thật tốt cho bài giảng đạt hiểu quả cao.

– Học sinh: Phần chuẩn bị bài trước khi lên lớp, sách giáo khoa.

2. Nội dung bài học: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS        NỘI DUNG BÀI HỌC GHI CHÚ
Hoạt động 1: Hướngdẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý các đề bài ở SGKđể rút ra khái niệm và cách làm kiểu bài này.

TT1:

HS đọc đề 1 SGKvà đươc GV gợi ý thảo luận:

Yêucầuhọc sinh: Giải thích các từ, cụm từ:phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ?

HS trao đổi, phát biểu

GV nhận xét chung, định hướng:

 

TT2:

GV hỏi tiếp: Đề bài nêu lên vấn đề cần bình luận là gì? Cần tham khảo những bài học nào để làm dẫn chứng?

HS: Trao đổi, thảoluận về xác định vấn đề, suy nghĩ, liên hệ, phát biểu

GV: Nhận xét chung, định hướng lại:

TT3:

GV yêu cầu: Chứng minh vănhọc VN rất phong phú và đa dạng?.

HS: Lấy dẫn chứng, chứng minh

GV: Nhận xét chung, chốt lại:

TT4:

GV nêu câu hỏi thảo luận: Chủ lưu của vănhọc Việt Nam là yêu nước, nhận xét của em về ý kiến trênvà chứng minh?

HS trao đổi nhóm nhỏ.

GV nhận xét chung, chốt:

TT5: GV yêu cầu: Chứng minh vănhọc yêu nước VN quán thông kim cổ?

HS: Trao đổi, chứng minh

GV: Nhận xét, chốt:

 

 

 

 

TT6:

GV nêu câu hỏi thảo luận: Suy nghĩ của em về nhận định của Đặng Thai Mai?

HS: Làmviệc cá nhân, suy nghĩ, tự do, phát biểu

GV Nhận xét chung, định hướng câutrả lời cho học sinh.

TT7:

GV yêu cầu HS dựa vào gợi ý của SGK để lập dàn ý

HS: Tiến hành

GV: Định hướng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TT8:

GV yêu cầu HS đọc đề 2 SGK, GV gợi ý thảo luận các câu hỏi để HS tìm hiểu đề: Em hiểu ntn về 3 hình ảnh so sánh trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường?

HS: Làm việc cá nhân, phát biểu

GV: Nhận xét, kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TT9:

 GV nêu câu hỏi thảo luận: Theo em hễ cứ có nhiều kinh nghiệm, vốn sống thì đọc sách sẽ có kết quả?

HS: Trao đổi, phát biểu

GV: Nhận xét và định hướng lại câu trả lời.

TT10: GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi dẫn của sgk.

HĐ2: Hướng dẫn HS rút ra khái niệm tìm hiểu cách làm bài.

TT1:

 GV hỏi: Theo em thế nào là nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?

HS thảo luận và rút ra kết luận.  

GV nhận xét, chốt:

TT2:

 GV yêu cầu: Hãy rút ra đối tượng và nội dung của bài nghị luận về văn học? Khi viết bài nghị luận cần tập trung làm rõ vấn đề gì?

HS: Khái quát, rút ra kết luận

GV: Nhận xét và đưa ra kết luận

 

 

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý.

    Đề bài

 

 

* Đề 1 – SGK

a. Tìm hiểu đề:

– Phong phú, đa dạng: Có nhiều tác phẩm văn học với nhiều hình thức và thể loại khác nhau.

– Chủ lưu: Dòng chính, bộ phận chính.

– Quán thông kim cổ: Thông suốt từ xưa tới nay.

– Nội dung bình luận: Làm rõ nhận định “văn học yêu nước là chủ lưu trong sự đa dạng, phong phú của vănhọc VN”.

 

 

 

 

+ Vănhọc VN phong phú, đa dạng:

Chứng minh: đưara các tác phẩm chứng mình.

 

+ Chủ lưu của vănhọc Vn là yêu nước:

Chứng minh: Quá trình dựng nước và giữ nước là cảm hứng xuyên suốt trongphần lớn sáng tác của các nhà thơvăntrong giai đoạn chiến tranh.  

 

+ Vh yêu nước VN quán thông kim cổ:

Chứng minh:

— Vănhọc trung đại: chiến đấu chống giặc ngoại xâm (Tống Nguyên, Minh, Thanh).

— Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ phongtrào yêu nước càng phát triển mạnh mẽ.

 

 

 

b. Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai

– Thân bài:

+ Vănhọc VN rất phong phú, đa dạng.

+ Vănhọc yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VN.

+ Lí giải nguyên nhân khiến vănhọc yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt.

– Kết bài: Nhận định về ý kiến của nhàvăn Đặng Thai Mai giá trị hiện nay của ý kiến đó.

 * Đề 2 – SGK:

a. Tìm hiểu đề:

 

– Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ: Đọc sách chỉ vấn là góc nhìn nhận vấn đề trong phạm vi nhỏ hẹp.

– Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: Kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn,khi ấy tầm nhìn mở rộng hơn khi đọc sách.

– Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Càng nhiều vốn sống càng hiểu vấn đề sâu rộng hơn vềnhững kiến thức trong sách vở.

Þ Càng lớn tuổi, vốn sống, kinh nghiệm càng nhiều thì việc đọc sách càng hiệu quả.

– Vốn sống, kinh nghiệm giúp ích rất nhiều trong việc đọc sách của con người.

– Bên cạnh đó cầncó thái độ yêu thích việc đọc sách.

 b. Lập dàn ý (SGK)

 

 2. Khái niệm:

 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là dạng bài yêu cầu người viết phải biết cách gải thích đúng đắn nội dung một ý kiến văn học, biết nhận định, đánh giá ý kiến ấy.

 

3. Cách viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

– Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng.

– Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa của ý kiến văn học đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS liệtcác tác phẩm để chứng minh

3. Luyện tập làm bài văn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Cho đề văn: Có ý kiến cho rằng “tâm hồn Nguyễn Trãi rất nhạy cảm,rất tinh tế. Ông nhìn ra cái đẹp ở những sự vật rất đỗi bình thường, từ đó làm nên những câu thơ hay, bất ngờ về cảnh vật quê hương”

Anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Hướng dẫn:

Đưa ra một số dàn ý sau:

a. Dàn ý 1

– Hồn thơ Nguyễn Trãi rất nhạy cảm, tinh tế, luôn luôn dạt dào cảm xúc trước những vẻ đẹp của thế giới xung quanh.

– Thi hứng của Nguyễn Trãi còn bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt bình dị, phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ tưởng như bình thường.

– Tâm hồn nhạy cảm tinh tế đã tạo nên những câu thơ hay lạ, bất ngờ về cảnh vật quê hương

– Những vần thơ hay, lạ bất ngờ về cảnh vật, quê hương càng làm cho ta hiểu sâu sắc hơn về đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi.

4. Hướng dẫn vận dụng vào viết bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học:

  Nội dung
1 Giới thiệu được vấn đề nghị luận và bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
2 Giải thích ý kiến
  – Giải thích từ ngữ

+ “Cuộc thám hiểm thực sự”: Quá trình lao động nghệ thuật đầy nghiêm túc, gian khổ và đầy bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực.

+ “Vùng đất mới”: Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề tài mới).

+ “Đôi mắt mới”: Cái nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới mẻ.

→ Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu của một nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống.

– Bàn luận

+ Để tạo nên tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tâm, có tầm, đó là tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và phải biết lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ giống như“cuộc thám hiểm thực sự”. Nếu dấn thân vào“vùng đất mới” mà nhà văn không có cách nhìn, cách cảm thụ đời sống một mới mẻ thì cũng không thể tạo nên tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực.

+ Dù viết về đề tài đã cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính khám phá, thì mỗi nhà văn vẫn thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc.

+ Nếu nhà văn có“đôi mắt mới”, biết nhìn nhận con người và đời sống dưới nhiều góc độ, phát hiện lại tiếp cận với một“vùng đất mới”, thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của“đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của“vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác văn học.

 + Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo nhà văn phải bám sát vào hiện thực đời sống, phải trau dồi tài năng, bản lĩnh (sự tinh tế, sắc sảo…); bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời…); xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ.            

4. Phân tích, chứng minh
   – Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Khác với các thi sĩ cùng thời, khi viết về đề tài người lính (anh bộ đội Cụ Hồ) thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng thể hiện một cách nhìn mới, một“đôi mắt mới”, nhà thơ không né tránh hiện thực mà nhìn thẳng vào cuộc chiến khốc liệt để làm nổi bật những hi sinh, mất mát.

+ Hình ảnh con đường Tây Tiến hiện ra vừa dữ dội, hùng vĩ vừa thơ mộng, mĩ lệ một thời.

+ Bức tượng đài người lính Tây Tiến (xuất thân từ tầng lớp trí thức Hà Nội) hào hoa, lãng mạn, đậm tinh thần bi tráng dưới góc nhìn của nhà thơ.

– Đánh giá khái quát

Nếu có“đôi mắt mới”, cách nhìn mới về cuộc sống thì cho dù có viết về“vùng đất cũ” nhà văn vẫn tạo ra được những áng thơ, thiên truyện độc đáo, có giá trị, có phẩm chất và cốt cách văn học, có sức lay động lòng người, có khả năng sống mãi với thời gian.

5. Kết luận vấn đề

 

5. Hướng dẫn về nhà:

– Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về ý kiến văn học

– Chuẩn bị bài: Việt Bắc

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com