1. Sổ đỏ là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan đến sổ đỏ

1.1 Khái niệm

 Sổ đỏ là tên gọi phổ biến của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: 

“Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, sổ đỏ được hiểu là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của chủ sở hữu.

Lưu ý: Từ sổ đỏ không phải thuật ngữ pháp lý. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, tác giả vẫn sử dụng nhằm tiếp cận thông tin đến người đọc một cách 

 

1.2 Nội dung của sổ đỏ

Thông thường một sổ đỏ thường có 4 mặt tương đương với 4 mặt giấy A4. Nội dung của Sổ đổ thường đề cập đến các thông tin về:

+/ Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;

+/ Thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú: Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

+/ Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+/ Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

 

1.3 Điều kiện để được cấp sổ đỏ

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai năm 2013;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất

Khi rơi vào một trong các trường hợp nêu trên, người được cấp sổ đỏ phải có thêm các giấy tờ theo quy định tại các Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013.

 

2. Mẫu biên bản bàn giao sổ đỏ là gì?

Trước hết, biên bản là hình thức một loại văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản lập ra phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực. Biên bản có tầm quan trọng rất lớn giúp ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Dù biên bản không có hiệu lực pháp lý, tuy nhiên, chúng được dùng rộng rãi để làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.

Trong cuộc sống hiện nay, việc chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc, diễn ra hàng ngày. Để tránh phát sinh những tranh cãi, rủi ro, tranh chấp không mong muốn, các bên cần tiến hành lập biên bản bàn giao:

  • Khi các bên bàn giao tài sản (chẳng hạn bàn giao tài sản khi cho thuê nhà, bàn giao cho đơn vị chuyển nhà thuê…) thì lập biên bản bàn giao tài sản;
  • Khi các bên bàn giao hàng hóa trong quá trình mua bán, giao nhận hàng hóa, ký gửi hàng hóa… thì các bên lập biên bản bàn giao hàng hóa;
  • Khi người lao động nghỉ việc, nghỉ thai sản, chuyển công tác, nghỉ ốm… cần bàn giao lại các đầu mục công việc để cho người tiếp nhận công việc nắm rõ thì cần làm biên bản bàn giao công việc.

Biên bản bàn giao được coi là bằng chứng xác định ai là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm nếu việc bàn giao xảy ra tranh chấp sau này. Vì thế, mỗi Biên bản bàn giao phải được lập thành 02 bản, mỗi bên được giữ 01 bản. Qua đó có thể thấy, biên bản bàn giao sổ đỏ là văn bản do chủ thể có thẩm quyền bàn giao và chủ thể nhận bàn giao tiến hành xác nhận về quá trình, nội dung bàn giao sổ đỏ trên thực tế theo nhu cầu của một bên hoặc theo quy định của pháp luật nhằm làm căn cứ giải quyết phát sinh tranh chấp nếu có.

Biên bản giao nhận sổ đỏ chính là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao sổ đỏ. Trong biên bản bàn giao giấy tờ nhà đất cần nêu rõ nội dung bàn giao và các thông tin liên quan khác để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết bàn giao.

Như vậy, mục đích của biên bản bàn giao sổ đỏ là:

  • Thứ nhất, để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp sau này.
  • Thứ hai, mẫu biên bản bàn giao sổ đỏ nêu rõ nội dung bàn giao…và các nội dung khác  để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết bàn giao.

 

3. Những lưu ý khi viết biên bản bàn giao đất

Nếu bạn muốn tự tay soạn thảo biên bản bàn giao đất, bạn cần chú ý tới những nội dung chính, quan trọng đảm bảo được tính pháp lý cũng như quyền và lợi ích của đôi bên. 

Dưới đây là những phần nội dung quan trọng bắt buộc phải có trong biên bản bàn giao đất thực địa:

  • Hiện trạng đất khi bàn giao
  • Thông tin của bên giao đất, nhận đất và bên thứ 3 làm chứng
  • Thông tin liên quan đến tài sản bàn giao: diện tích lô đất, diện tích xây dựng, năm xây dựng, số tầng, giá trị quyền sử dụng đất,…
  • Các hồ sơ pháp lý của bất động sản.

 

4. Mẫu biên bản bàn giao sổ đỏ

>> Tải ngay: Mẫu biên bản bàn giao sổ đỏ

CƠ QUAN ……­­­
—————
Số:……/BB……..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ­­­

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…  

BIÊN BẢN

( V/v bàn giao sổ đỏ tại địa chỉ :………….)

– Căn cứ vào Hợp đồng ……………….

Chúng tôi gồm:

Bên A: Bên bàn giao

– Ông (Bà) : …………………… Chức vụ:……………………

– Cơ quan/ tổ chức:………………………

– Địa chỉ: …………………………

– Số điện thoại liên hệ:…………………

Bên B: Bên nhận bàn giao

– Ông (Bà) : …………………… Chức vụ:……………

– Số căn cước công dân:………………… cấp ngày …/…/… tại CA….

– Hộ khẩu thường trú: …………………

– Chỗ ở hiện nay:……………………

– Số điện thoại liên hệ:………………………

Hôm nay, ngày …..tháng…..năm bên A tiến hành bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất số ……… cho bên B tại địa điểm……………. Thông       tin cụ thể về việc bàn giao như sau:

1. Thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ông/bà: ………………. Năm sinh:……………………

Địa chỉ thường trú: …………………

2. Nội dung ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Số sổ:……………… Ngày cấp:…………….Cơ quan cấp:…………

Chứng nhận quyền sử dụng thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất như sau:

Thửa đất:

a. Thửa đất số :…………………………….

b. Địa chỉ:…………………………………….

c. Diện tích:………………m2 (Bằng chữ:……………….)

d. Hình thức sử dụng :………………………………………

đ. Mục đích sử dụng:………………………………………….

e. Thời hạn sử dụng:…………………………………………

Nhà ở:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Bên B có quyền và nghĩa vụ đã nhận sổ đỏ bên A bàn giao.

– Biên bản được lập thành 02 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên có trách nhiệm giữ một bản.

– Các bên tiến hành xác nhận các nội dung trên cùng đi đến thống nhất và ký xác nhận dưới đây.

Bên bàn giao  
(Ký và ghi rõ họ tên)

Bên nhận bàn giao  
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật LVN Group liên quan đến vấn đề: Ý kiến người thứ ba về cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.0191 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: [email protected] để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group.