Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Khái niệm Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Theo ghi nhận tại Luật doanh nghiệp 2014:
Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó (khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp).
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp).
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. (Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP).
Điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Nội dung | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh |
Hoạt động kinh doanh | Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty. | Được kinh doanh một số ngành nghề cụ thể mà công ty đã đăng ký kinh doanh. |
Con dấu, giấy phép | Có con dấu riêng;
Có giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
Không có dấu riêng;
Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
Về đặt tên | Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện | Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh |
Ký kết hợp đồng
Xuất hóa đơn |
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;
Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. |
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;
Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. |
Mã số thuế | Có mã số thuế riêng 13 số. Văn phòng đại diện kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số Văn phòng ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. | Không có mã số thuế riêng.
Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc. |
Các loại thuế phải nộp | Thuế thu nhập cá nhân | Thuế môn bài
|
Thủ tục thành lập, thay đổi | Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.
Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận. |
Hồ sơ thành lâp đơn giản;
Khi thay đổi địa chỉ không phả làm thủ tục xác nhận thuế. |
Thông qua sự khác biệt giữa văn phòng đại diện và địa điểm doanh, doanh nghiệp nên dựa và nhu cầu thực tế để quyết định lựa chọn thành lập loại hình đơn vị trực thuộc nào.
- Nếu doanh nghiệp đang muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh tại tỉnh thành phố đó thì nên lựa chọn mở văn phòng đại diện.
- Nếu doanh nghiệp muốn mở một cơ sở có chức năng kinh doanh thì nên lựa chọn loại hình địa điểm kinh doanh. Trường hợp Công ty mở một cơ sở chỉ để giao dịch trong cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp, muốn lựa chọn hình thức đơn giản nên thành lập địa điểm kinh doanh.
Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ đến Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được tư vấn chi tiết bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.