Trong đời sống vợ chồng, khi quan hệ hôn nhân tình cảm rạn nứt không thể cứu vãn sẽ dẫn đến ly hôn. Vậy đơn ly hôn có buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng không? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
1. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
Ly hôn là sự kiện pháp lý, chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp luật giữa hai chủ thể trong mối quan hệ hôn nhân. Khi có bản án ly hôn mà Tòa án đưa ra, hai người sẽ không có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Hay nói cách khác, nó là minh chứng chứng minh sự độc thân của các cá nhân.
Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên quan điểm, ý chí hoàn toàn tự nguyện của các bên. Về nguyên tắc, khi tiến hành đăng ký kết hôn, các bên đã xác lập với nhau mối quan hệ ràng buộc về mặt pháp luật, bao gồm các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản. Ly hôn là sự kiện pháp lý, chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai chủ thể. Khi có bản án ly hôn của phía bên Tòa án, sự ràng buộc về quan hệ vợ chồng giữa hai vợ chồng hoàn toàn chấm dứt. Đồng thời, các bên sẽ thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến vấn đề tự thỏa thuận (hoặc quyết của Tòa án) về việc phân chia tài sản chung, con cái chung và công nợ chung.
Thực tiễn hiện nay, vấn đề ly hôn ở nước ta ngày càng dấu hiệu gia tăng. Khi các bên không muốn duy trì cuộc hôn nhân vì các lý do chủ quan, khách quan khác nhau, họ sẽ hướng tới việc chấm dứt quan hệ hôn nhân về mặt pháp luật. Ly hôn là quyền của công dân. Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của các cá nhân như sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Liên quan đến vấn đề ly hôn, có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra. Vướng mắc xoay quanh vấn đề ly hôn ngày càng lớn. Một trong những thắc mắc của người dân về lĩnh vực này, là đơn ly hôn có buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng không?
2. Các trường hợp ly hôn theo quy định của pháp luật:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, có hai trường hợp ly hôn: Ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
– Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình quy định về thuận tình ly hôn như sau:
+ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
+ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nhưng không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, bản chất của ly hôn thuận tình cả vợ và chồng đều có mong muốn, yêu cầu ly hôn, và các bên đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề liên quan đến tài sản, công nợ và con cái. Trong một số trường hợp, hai vợ chồng đều mong muốn ly hôn nhưng không hướng được đến việc thỏa thuận về con cái, tài sản, thì nhờ đến sự can thiệp, hỗ trợ phân chia của tòa án.
– Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định về vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương) như sau:
+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tức khi nhận được đơn xin ly hôn của vợ hoặc chồng, Tòa án sẽ tiến hành cho hai bên một khoảng thời gian hòa giải. Nếu sau thời gian hòa giải, hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung, hoặc có căn cứ chứng minh một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ (chồng), Tòa án sẽ giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cho hai vợ chồng.
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+ Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Ở đây, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, ly hôn đơn phương được hiểu là trường hợp ly hôn được diễn ra theo yêu cầu của một phía. Khi có căn cứ xác thực rằng lý do ly hôn đơn phương mà chủ thể đệ đơn đưa ra là hợp lý, sau khoảng thời gian hòa giải mà hai bên không hàn gắn được với nhau, thì Tòa án sẽ tiến hành các quy trình, thủ tục theo pháp luật về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của các chủ thể liên quan.
Như vậy, có hai trường hợp ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành: Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Ly hôn đơn phương là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên yêu cầu, ý chí hoàn toàn tự nguyện của các cá nhân. Ly hôn đơn phương là mong muốn ly hôn xuất phát từ mong muốn, ý chỉ chủ quan của một bên. Về cơ bản, khi nhận đơn xin ly hôn của công dân, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét và thụ lý. Sau một khoảng thời gian hòa giải, nếu không thành, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết, chấm dứt quan hệ hôn nhân của các cá nhân.
3. Đơn ly hôn có buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng không?
Như đã phân tích ở phần mục trên, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, có hai trường hợp ly hôn. Ở mỗi trường hợp này, bản chất mà pháp luật quy định có những điểm khác biệt cụ thể.
– Đối với ly hôn thuận tình. Ly hôn thuận tình là hai vợ chồng đều đồng thuận ly hôn. Tức ở cả hai bên đều có mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, và yêu cầu Tòa án đưa ra quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân đó về mặt pháp luật. Khi thuận tình ly hôn, hai bên sẽ thỏa thuận được với nhau những vấn đề liên quan đến con cái, công nợ và tài sản (Nếu không thoả thuận được thì sẽ nhờ Tòa án giải quyết phân chia). Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình tương đối nhanh, bởi cả hai bên đều có mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đặc biệt, trong hồ sơ của đơn ly hôn nộp lên Tòa, bắt buộc phải có đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn này sẽ phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
Vậy nên, đối với trường hợp ly hôn thuận tình, đơn ly hôn bắt buộc phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
– Đối với ly hôn một phía (ly hôn đơn phương): Bản chất của ly hôn một phía là vợ (hoặc chồng) mong muốn ly hôn, nhưng người còn lại không đồng ý. Trong trường hợp này, pháp luật vẫn cho phép một phía nộp đơn ly hôn ra Tòa. Và việc giải quyết ly hôn sẽ diễn ra với thời gian lâu hơn. Khi có căn cứ chứng minh việc một trong hai bên vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân, đẩy cuộc hôn nhân vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tiến hành hòa giải không thành, thì Tòa án sẽ đưa ra quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân cho vợ và chồng. Khi nộp hồ sơ ly hôn đơn phương, chủ thể có mong muốn ly hôn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đơn xin ly hôn đơn phương chỉ cần có chữ ký của chủ thể muốn đệ đơn, chứ không cần chữ ký của cả hai vợ chồng.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A anh Phạm Văn M kết hôn từ năm 2019. Sau 3 năm sống chung, anh M thường xuyên có hành vi bạo lực, vũ phu với chị A. Không chịu đựng được nữa, chị A làm hồ sơ ly hôn đơn phương. Trong hồ sơ đó, chị A đã làm một đơn ly hôn đơn phương, có chữ ký của cá nhân chị A. Đơn xin ly hôn đã được Tòa án thụ lý và giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp ly thuận tình, đơn ly hôn buộc phải có chữ ký của cả vợ và chồng. Ngược lại, nếu là ly hôn đơn phương (ly hôn một phía) thì không cần có chữ ký của cả hai vợ chồng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật hôn nhân và gia đình 2014.