Hệ số lương là Hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương (lương cơ bản) và mức lương tối thiểu. Hệ số lương là một trong các yếu tố cơ bản của thang, bảng lương. Hệ số lương là cơ sở để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền làm thêm giờ, ngừng việc, nghỉ phép,… cho người lao động trong khu vực nhà nước

Hệ số lương trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ở các nhóm khác nhau, ở các bậc khác nhau thì khác nhau. Hệ số lương khi càng cao khi bậc càng cao và nhóm được xét có trình độ càng cao giữ vị trí quan trọng. Xem thêm: Giáo viên là công chức hay viên chức ?

 

1. Đối tượng áp dụng hệ số lương

Hệ số lương sẽ áp dụng cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, cụ thể là:

  1. Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11).
  2. Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  3. Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
  4. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
  5. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
  6. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 2 Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
  7. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
  8. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

Mặc dù quy định về hệ số lương cho các đối tượng trên là bắt buộc nhưng hiện nay không chỉ có các cơ quan, đơn vị trong nhà nước mà nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng sử dụng hệ số lương để xây dựng thang bảng lương cho đơn vị doanh nghiệp của mình.

 

2. Hệ số lương trung cấp năm 2023

Nguyên tắc xếp lương

  • Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
  • Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
  • Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
  • Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
  • Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.

Các bảng lương

– Quy định 7 bảng lương sau:

  • Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
  • Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
  • Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
  • Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
  • Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
  • Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân

– Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tùy theo từng đối tượng được xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao nhất bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân (bảng 7)

– Công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu áp dụng thang lương, bảng lương quy định trong các công ty nhà nước. Xem thêm: Mã ngạch viên chức là gì? Quy định danh mục mã ngạch viên chức

 

3. Bảng hệ số lương trung cấp năm 2023

Tùy thuộc vào mỗi ngành nghề thì hệ số lương trung cấp sẽ có sự khác nhau

Hệ số lương trung cấp của công chức (công chức loại B)

Ngạch công chức loại B áp dụng hệ số lương trung cấp

Số TT Ngạch công chức loại B
1 Cán sự
2 Kế toán viên trung cấp
3 Kiểm thu viên thuế
4 Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng)
5 Kiểm tra viên trung cấp hải quan
6 Kỹ thuật viên kiểm dịch động – thực vật
7 Kiểm lâm viên
8 Kiểm soát viên trung cấp đê điều
9 Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản
10 Kiểm soát viên trung cấp thị trường
11 Thống kê viên trung cấp
12 Kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa
13 Thư ký trung cấp thi hành án (dân sự)
14 Kiểm tra viên trung cấp thuế
15 Kiểm lâm viên trung cấp
16 Kỹ thuật viên bảo quản trung cấp
17 Thủ kho bảo quản

 

Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hệ số lương trung cấp 1,86 2,06 2,26 2,46 2,66 2,86 3,06 3,26 3,46 3,66 3,86 4,06

Hệ số lương trung cấp của viên chức (viên chức loại B)

Kỹ thuật viên lưu trữ
Lưu trữ viên trung cấp
Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật
Kỹ thuật viên dự báo bảo vệ thực vật
Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật – thú y
Kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng
Kỹ thuật viên
Quan trắc viên
Giáo viên tiểu học
Giáo viên mầm non
Y sĩ
Y tá chính
Nữ hộ sinh chính
Kỹ thuật viên chính y
Dược sĩ trung cấp
Kỹ thuật viên chính dược
Hoạ sỹ trung cấp
Diễn viên hạng III
Dựng phim viên
Kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng
Thư viện viên trung cấp
Hướng dẫn viên (ngành văn hoá – thông tin)
Tuyên truyền viên
Hướng dẫn viên (ngành thể dục thể thao)
Nhân viên công tác xã hội
Hộ sinh trung cấp
Kỹ thuật viên trung cấp y
Điều dưỡng trung cấp
Dân số viên trung cấp
Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Trắc địa bản đồ viên trung cấp
Địa chính viên trung cấp
Điều tra viên trung cấp tài nguyên môi trường
Dự báo viên trung cấp khí tượng thủy văn
Kiểm soát viên trung cấp khí tượng thủy văn
Quan trắc viên trung cấp tài nguyên môi trường

 

Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hệ số lương trung cấp 1,86 2,06 2,26 2,46 2,66 2,86 3,06 3,26 3,46 3,66 3,86 4,06

Hệ số lương của Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp

Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hệ số lương nhóm 1 3,5 3,8 4,1 4,4 4,7 5,0 5,3 5,6 5,9 6,2
Hệ số lương nhóm 2 3,2 3,5 3,8 4,1 4,4 4,7 5,0 5,3 5,6 5,9

Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)