Khoáng sản phi kim loại là gì? Bao gồm những loại nào?

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Vậy, Khoáng sản phi kim loại là gì? Bao gồm những loại nào? Cùng Luật LVN Group nghiên cứu bài vieest này ngay !.

1. Khoáng sản là gì?

Khoáng sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống con người như sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên… Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật. Vậy dưới góc độ pháp luật, Khoáng sản là gì?
Khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản (khoản 1 Điều 3 Luật khoáng sản 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản 2005).
Luật khoáng sản 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 có quy định về “khái niệm Khoáng sản là gì?” như sau: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.

2. Đặc điểm của tài nguyên khoáng sản?

Tài nguyên khoáng sản có những đặc điểm như sau:

Tính hữu hạn của khoáng sản: Như đã nói ở trên khoáng sản được hình thành từ hoạt động địa chất trong thời gian hàng trăm triệu năm cho nên nó không phải là vô hạn và hầu hết không thể cải tạo lại được.

Không thể sử dụng một cách trực tiếp các loại khoáng chất: Các loại khoáng sản chỉ được sử dụng khi đã trải qua xong quá trình xử lý và tinh chế.

Tính rủi ro về địa chất: Thông thường khoáng sản đều nằm rất sâu trong lòng đất nên việc khai thác phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa lý và địa chất. Địa chất khu vực có khoáng sản yếu sẽ dẫn đến các rủi ro về sập mỏ khoáng sản gây tổn hại về người và của.

Quan hệ hữu cơ với tài nguyên đất: Khi con người khai thác khoáng sản luôn phải sử dụng một diện tích mặt đất nhất định và khi khai thác khoáng sản có thể làm biến đổi tính chất của đất xung quanh nó.

Quan hệ hữu cơ với tài nguyên nước: Khi chúng ta tiến hành khai thác khoáng sản thì cần phải dùng một lượng lớn nước mặt cũng như nước ngầm gần khu vực khai thác, điều này là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước hiện nay.

3. Phân loại khoáng sản

Theo tính chất của công dụng, Khoáng sản được chia ra làm bốn nhóm: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim, khoáng sản nhiên liệu và khoáng sản nước.
– Khoáng sản kim loại là những quặng, qua quá trình chế luyện, lấy ra kim loại hoặc hợp chất của chúng, thuộc nhóm này gồm: Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, Mangan, Crôm…); Nhóm kim loại cơ bản (Thiếc, Đồng, Chì, Kẽm…); Nhóm kim loại nhẹ (Nhôm, Titan, Magiê…); Nhóm kim loại phóng xạ (Uran, thori, rađi) và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
– Khoáng sản phi kim là những quặng được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để lấy ra đơn chất hoặc hợp chất không kim loại: nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón (lưu huỳnh, apatit, phôtphorit…); Nhóm nguyên liệu gốm sứ – chịu lửa (sét, kaolin…) và nhóm nguyên liệu kiến trúc xây dựng (cát, đá vôi, đá hoa…).
– Khoáng sản nhiên liệu gồm các đá có nguồn gốc sinh vật (than bùn, than đá, dầu…). Loại khoáng sản này ngoài việc làm chất đốt, khoáng sản nhiên liệu còn để sản xuất ra hóa phẩm, dược phẩm và các thành phần khác (sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc.v.v…).
– Khoáng sản nước: Là các loại nước được dùng cho sinh hoạt và công nghiệp như nước khoáng, bùn khoáng sử dụng trong y tế và sinh hoạt.

4. Khoáng sản phi kim loại là gì?

Khoáng sản phi kim loại có thể được mô tả là khoáng sản không bao gồm kim loại. Một số ví dụ về khoáng sản phi kim loại là đá vôi, mangan, mica, thạch cao, than đá, dolomit, phốt phát, muối, đá granit, v.v.
Khoáng sản phi kim loại được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau để sản xuất các sản phẩm khác nhau; mica được sử dụng trong ngành điện và điện tử, đá vôi được sử dụng nhiều trong ngành xi măng. Chúng cũng được sử dụng trong sản xuất phân bón và vật liệu chịu lửa sản xuất.

5. Phân loại khoáng sản phi kim loại

Khoáng sản phi kim loại: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét v.v.; đá xây dựng như đá hoa cương v.v và các khoáng sản phi kim khác. Khoáng sản kim loại hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại quý.
Trên đây là nội dung vềKhoáng sản phi kim loại là gì? Bao gồm những loại nào? Luật LVN Group cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình nghiên cứu nếu có vấn đề câu hỏi vui lòng liên hệ công ty Luật LVN Group để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các nội dung trình bày hay về các lĩnh vực khác nữa !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com