Nghỉ việc vì lý do sức khoẻ, lao động hưởng chế độ thế nào?

Khi một người lao động đang làm việc tại một doanh nghiệp, nhưng vì lý do sức khỏe mà phải nghỉ việc. Vậy khi nghỉ việc vì lý do sức khoẻ thì lao động sẽ có thể được hưởng những chế độ sau:

1. Chế độ ốm đau:

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có quy định về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau, theo quy định này thì người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp sau:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc đượcđiều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp màphải nghỉ việc và phảicó xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi màbị ốm đau và phảicó xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộcvào một trong các trường hợpđược quy định ở trên.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do bịtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu như người lao động phải nghỉ việc. Tuy nhiên, để người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì người lao động bị ốm đau sẽ phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Nhưng không phải bất kỳ trường hợp người lao động nào bị ốm đau thì cũng đều được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, quy định của pháp luật cũng đã quy định rõ những trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau, điều này được quy định rõ tại khoản 2 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc làdo tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;

– Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do bịtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang đượcnghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúngquy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo cácquy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A đang làm việc tại công ty X có tham gia bảo hiểm xã hội, tuy nhiên khoảng cuối tháng 1 chị A bị ốm thế nên chị A phải nghỉ việc. Khoảng thời gian ốm đau trong tháng 1 mà không phải tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì chị A được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.

Khi người lao động nghỉ việc do ốm đau sẽ được mức hưởng của chế độ như sau:

– Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn, không xác định thời hạn: mức hưởng tính theo tháng bằng 75% củamức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc;

– Đối với người lao động hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày:

+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

2. Trợ cấp thôi việc:

Nếu như người lao động vì lý do sức khỏe mà phải nghỉ việc thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi:

– Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật;

– Làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên;

Trong trường hợp này, nếu như người lao động đáp ứng đủ điều kiện nêu trên, mỗi năm làm việc, người lao động được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trong đó:

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc đượctính là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian màngười lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc màngười lao động đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;

– Tiền lương để tính tiềntrợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi màngười lao động thôi việc.

Nếu như người lao động vì lý do sức khỏe mà phải nghỉ việc nhưng không báo trước cho người sử dụng lao động đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ không được hưởng khoản tiền trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả.

3. Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn:

Người lao động nghỉ việc vì lý do sức khỏe có thể sẽ được nghỉ hưu trước tuổi nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu nếu như người lao động đáp ứng được các điều kiện sau:

– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Nhưvậy, người lao động mà nghỉ việc vì lý do sức khỏe sẽ có thể được nhận lương hưu trước tuổi quy định nếu như người lao động đó đáp ứng được điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội và tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động đã nêu ở trên.

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu cũng đã quy định rõ về tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, cụ thể như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2021

55 tuổi 3 tháng

2021

50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng

2022

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

 

 

2029

53 tuổi

 

 

2030

53 tuổi 4 tháng

 

 

2031

53 tuổi 8 tháng

 

 

2032

54 tuổi

 

 

2033

54 tuổi 4 tháng

 

 

2034

54 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

55 tuổi

Mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động về hưu trước tuổi vì lý do sức khỏe được tính như sau:

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

4. Trợ cấp thất nghiệp:

Sau quá trình làm việc và tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhữngngười lao động nghỉ việc vì lý do sức khỏe cóthể sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi màcó đủ 04 điều kiện theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, cụ thể như sau:

– Chấm dứt hợp đồng lao độngđúng pháp luật, trừ trường hợp người lao động nghỉviệc vì lý do sức khỏe mà đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

– Ngườilao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên;

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

– Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày ngườilao động nghỉ việc vì lý do sức khỏe nộp hồ sơ.

Mức trợ cấp thất nghiệp được xác định theo công thức tại khoản 1 Điều 8của Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

Mứchưởng hàng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

Cácvăn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

– Bộ Luật Lao động 2019;

– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu;

– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

– Luật Việc làm 2013;

– Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com