Căn cứ vào Điều 60 Bộ luật Lao động năm 2019, trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề như sau:

Một là, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

Hai là, hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, với quy định nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để phục vụ cho công việc tốt hơn, nâng cao cơ hội việc làm trong tương lai, nâng cao hiệu suất lao động và thu nhập của người lao động cũng được cải thiện.

Luật LVN Group phân tích chi tiết hơn các vấn đề pháp lý liên quan như sau:

 

1. Thế nào là đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động?

Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 quy định về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề. Theo đó, người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá và công nhận kĩ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của bản thân. Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua các hoạt động cụ thể theo quy định của pháp luật: 

– Người sử dụng lao động có thể thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; phối hợp cùng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;

– Người sử dụng lao động tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động và tham gia hội đồng kĩ năng nghề, dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kĩ năng nghề. Đồng thời tổ chức đánh giá và công nhận kĩ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.

Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động cũng được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động năm 2019: Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc mà người sử dụng lao động sẽ tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc; Và thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động làm việc người sử dụng lao động cũng sẽ tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc; thời gian tập nghề sẽ không quá 03 tháng. Người sử dụng lao động khi tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cũng không được thu học phí mà phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, pháp luật cũng quy định độ tuổi của người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, tập nghệ thuộc vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao. Trong suốt thời gian học nghề, tập nghề nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải trả lương theo mức do hai bên đã thỏa thuận trước với nhau. Khi hết thời hạn học nghề, tập nghề thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của bộ luật. 

 

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động?

Theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ xây dựng kế hoạch hằng năm và dành chi phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. Hằng năm, người sử dụng lao động sẽ thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, với quy định của pháp luật về trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề để phục vụ cho công việc sau này được tốt hơn; Đồng thời, người lao động sẽ được nâng cao cơ hội việc làm trong tương lai, nâng cao hiệu suất lao động và thu nhập của người lao động cũng sẽ được cải thiện.

 

3. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động

Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động để có thể tìm được Việt Nam và tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc là để nâng cao trình độ nghề nghiệp đi vào làm việc cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề cũng giống như những hợp đồng dân sự là sự giao kết bằng lời nói hoặc là bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, cụ thể là giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia vào chương trình đào tạo thường xuyên trong trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp và chương trình đào tạo thường xuyên. Đào tạo thường xuyên được thực hiện các chương trình cụ thể: Chương sinh đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người lao động; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ; Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng; Chương trình đào tạo để lấy bằng cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo nghề nghiệp thường xuyên. 

Hợp đồng đào tạo nghề theo quy định thì sẽ gồm các nội dung cụ thể sau đây:

– Nghề đào tạo;

– Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

– Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

– Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

– Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

– Trách nhiệm của người lao động. 

Hai bên sẽ phải ký kết vào hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản và mỗi bên sẽ giữ 01 bản. 

Theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải đảm bảo thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên là từ 01 – 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô – đun hoặc tính chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô – đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo. Người có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa Trung học phổ thông. Đối với trình độ cao đẳng theo niên chế thì thời gian đào tạo được thực hiện từ 02 – 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông; Từ 01 – 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa Trung học phổ thông. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô – đun hoặc tính chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô – đun hoặc tính chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa Trung học phổ thông. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô – đun hoặc tính chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô – đun hoặc tín chỉ theo từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc đã đi học và thi đạt yêu cầu đúng khối lượng kiến thức văn hóa Trung học phổ thông. 

 

4. Chi phí đào tạo nghề

Theo quy định của pháp luật thì chi phí đào tạo sẽ bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ để chi trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm cả chi phí đi lại và chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo. Ngoài ra, trong thời gian học nghề, tập nghề nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải trả lương theo mức do hai bên đã thỏa thuận.

Trên đây là tư vấn Luật LVN Group muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn pháp luật lao động trực tuyến 24/7 theo số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!