1. Quy định về nghỉ việc trong thời gian thử việc như thế nào?

Luật LVN Group tư vấn về nghỉ việc trong thời gian thử việc theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay:

 

Trả lời:

Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) về thời gian thử việc và hợp đồng thử việc như sau:

“Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng”.

“Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác”.

“Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.

 

Em chào Luật sư của LVN Group. Em có làm cho một công ty bột giặt, hợp đồng thử việc đến ngày 11/9 mới hết. Ngày 31/8 công ty đã chốt lương, ngày 7/9 công ty có trả lương cho nhân viên qua tài khoản atm, nhưng em không được trả lương. Ngày 7/9 em có gọi điện cho trưởng phòng và xin nghỉ luôn, cùng ngày trưởng phòng gọi điện cho nhân sự kêu giam lương em và không trả lương cho em. Nói lý do là em nghỉ ngang. Như vậy có đúng không ạ, xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em.

=> Hiện nay, pháp luật không quy định việc nghỉ việc trong thời gian thử việc phải báo trước, vì vậy, việc công ty giam lương của bạn vì lý do nghỉ ngang sẽ trái quy định pháp luật. Công ty bạn có nghĩa vụ phải trả lương cho bạn. Trong trường hợp này, bạn liên hệ với công ty để yêu cầu họ thanh toán lương cho bạn. Vì số tiền là 01 tháng lương nên không nên kiện cáo, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Nếu như công ty không trả lương cho bạn, bạn có thể tố giác họ về tội trả chậm lương, khi đó công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, cụ thể như sau:

“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.

 

Gửi công ty luật LVN Group, Em có ký hợp đồng thử việc với công ty A từ ngày 01/07/2016 đến ngày 31/08/2016. Em tiếp tục làm việc đến nay là ngày 20/09/2016 nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng chính thức. Nhưng bây giờ em muốn nghỉ vì công ty trả lương quá chậm, công việc không giống như lúc thỏa thuận ban đầu. Em tính ngày hôm nay 20/09/2016 xin nghỉ nhưng em sẽ làm đến hết ngày 30/09/2016 mới nghỉ luôn thì em có vi phạm luật không ạ? Nếu không thì em có bị mất lương tháng 09 này không? Mong công ty luật có thể tư vấn giúp em, em đang hoang mang lắm, em cũng mới ra trường nên cũng chưa rành lắm những vấn đề này. Em cám ơn.

=> Trong thời hạn 03 ngày trước khi bạn kết thúc thời gian làm việc công ty phải thông báo cho bạn kết quả công việc trong thời gian làm thử. Theo quy định về chế độ thử việc, khi hết thời hạn thử việc mà Công ty không ký kết hợp đồng lao động cho người lao động, người lao động không được thông báo kết quả thử việc mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức. Vì người lao động vẫn đi làm và được giao công việc bình thường có nghĩa là đã xác lập quan hệ lao động giữa hai bên.Tuy pháp luật không có quy định cụ thể trường hợp đương nhiên được làm việc chính thức sẽ tương ứng với loại hợp đồng lao động nào, có xác định thời hạn bao lâu,nhưng có thể thấy việc không ký kết hợp đồng mới, vẫn làm phát sinh quan hệ lao động giữa hai bên, coi như hợp đồng mới đương nhiên được xác lập và không xác định thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của lao động (là loại hợp đồng không xác định thời hạn). Như vậy, trong trường hợp của bạn mặc dù không ký hợp đồng lao động mới nhưng hợp đồng lao động giữa bạn và công ty đã đương nhiên được xác lập.

Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động tại Điều 35, cụ thể như sau:

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Trong trường hợp này, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì không được bố trí đúng công việc và không được trả lương đúng thời hạn, vì vậy, bạn có nghĩa vụ thông báo trước ít nhất 03 ngày. Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn có ý định thông báo trước 10 ngày là đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp của bạn, công ty vẫn phải thanh toán tiền lương ứng tháng 9 cho bạn.

 

Công ty em có kí kết HĐLĐ thử việc 2 tháng với 1 nhân sự, do không đáp ứng được nhu cầu công việc nên công ty quyết định chấm dứt HĐLĐ. Cho e xin mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng LĐ được không ạ!!! Thanks a chi Phản hồi sớm giúp e ạ

=> Luật LVN Group xin giới thiệu mẫu văn bản thông báo về việc giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao đông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bạn kích vào link dưới để tải biểu mẫu: Mẫu văn bản thông báo về việc giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao đông

 

Kính gửi : Quý Văn phòng Luật sư Theo nguyên tắc khi xin việc người lao động phải cung cấp bộ hồ sơ có chứng thực của chính quyền địa phương (Đơn xin việc, SYLL, Hộ khẩu và CMND). Nhưng do đặc thù công ty thì cho sale thử việc trong 1 tuần nếu ko đạt chỉ tiêu sẽ bị out. Do đó, nhiều bạn chỉ nộp bảng photo chưa chứng thực. Chứng thực thì để xác minh tính chính xác của thông tin, nhiều khi xảy ra việc gì mình sẽ liên hệ để giải quyết (cái này công ty ko giao đồ gì hết nên ko lo vấn đề này). Nhưng theo pháp luật lao động thì có bắt buộc không ? Vì có mấy bạn làm vài ngày mà chứng thực sẽ mất công. Và có mấy bạn ở tỉnh ko có hộ khẩu thì theo luật có bắt buộc ko ? Cám ơn Luật sư

=> Quy định pháp luật hiện nay không bắt buộc trong hồ sơ xin việc phải cung cấp hồ sơ chứng thực của chính quyền mà đó là yêu cầu khi tuyển dụng của mỗi công ty để đảm bảo trách nhiệm sau này khi xảy ra tranh chấp.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

2. Quy định của bộ luật lao động về thử việc ?

Chào Luật sư của LVN Group, Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi 1 trường hợp sau khi người lao động trong thời gian thử việc thấy không phù hợp và xin nghỉ thì theo quy định của hợp đồng lao động về thử việc.

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Như vậy khi không đạt yêu cầu về việc làm thử thì em trai bạn có quyền nghỉ mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường. Trong trường hợp người sử dụng lao động không chịu ký nhận bàn giao thì tôi có quyền vẫn nghỉ theo luật đúng không và những ngày công còn lại họ phải thanh toán cho tôi?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group nhiều!

>> Luật sư tư vấn luật lao động gọi : 1900.0191

 

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại điều 26 và 27 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định về tiền lương thử việc và kết thúc thời gian thử việc, cụ thể như sau:

“Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.

Như vậy, trong thời gian thử việc bạn vẫn được nhận lương, có quyền hủy bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Do đó khi người sử dụng lao động không chịu ký nhận bàn giao thì bạn có quyền nghỉ theo luật và vẫn được nhận lương thử việc.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.  

 

3. Trong thời gian thử việc người lao động có được nghỉ việc ?

Xin chào Luật sư của LVN Group! Tôi có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Trường hợp sau khi người lao động trong thời gian thử việc thấy không phù hợp và xin nghỉ thì theo quy định của hợp đồng lao động về thử việc Điều 29 quy định về thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động ?
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy Trong trường hợp người sử dụng lao động không chịu ký nhận bàn giao thì tôi có quyền vẫn nghỉ theo luật đúng không ? Những ngày công còn lại họ phải thanh toán cho tôi?
Tôi xin chân thành cảm ơn !

 

Trả lời

Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:

“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.

Như vậy theo quy định trên, thì hết thời hạn thử việc nếu việc làm thử đạt yêu cầu mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động hoặc không chịu ký nhận bàn giao thì bạn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Thời hạn thử việc được quy định tai Điều 25 Bộ luật lao động là “Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

– Về tiền lương trong thời gian thử việc được quy định tại Điều 26 như sau “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó “. Như vậy, bạn thử việc tại công ty trong khoảng thời gian bao lâu thì công ty có trách nhiệm thanh toán tiền lương cho bạn. Tiền lương thử việc do các bên thỏa thuận với nhau nhưng không thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi dành cho quý khách hàng, ý kiến tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật và thông tin mà khách hàng cung cấp.Mục đích đưa ra sự tư vấn là để cá nhân, tổ chức tham khảo. nếu còn vấn đề thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.0191 để được tư vấn pháp luật trực tiếp.

 

4. Tư vấn chấm dứt hợp đồng thử việc

Kính thưa Luật LVN Group tôi có một thắc mắc nhờ các Luật sư của LVN Group giải đáp giúp: Tôi ký hợp đồng học nghề có trả lương tại một doanh nghiệp may với thời hạn 2 tháng. Nhưng tôi mới học được 12 ngày thì công ty gọi tôi lên và đuổi tôi vì lý do một ngày tôi làm ra quá ít sản phẩm và không trả lương cho tôi trong những ngày tôi làm ra sản phẩm.
Vì tôi mới học nghề nên có thể làm ra ít sản phẩm là việc bình thường. Cho tôi hỏi việc chấm dứt hợp đồng của công ty như vậy có đúng không và công ty có phải trả lương cho tôi không ?
Xin nhờ các Luật sư của LVN Group giải đáp giúp. Tôi xin cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định thời gian thử việc, cụ thể như sau:

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác”.

Như vậy, công ty được phép thử việc 2 tháng với một công việc nếu bạn có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

“Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.

Như vậy, trong thời gian thử việc, công ty có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà bạn và công ty đã thỏa thuận. Tuy nhiên, công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh toán tiền lương cho bạn trong 12 ngày này. Tham khảo bài viết liên quan: Chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc có cần phải báo trước ?

 

5. Tư vấn về hợp đồng thử việc ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có câu hỏi mong được Luật sư của LVN Group tư vấn: Công ty tôi có một nhân viên đã từng làm việc tại công ty, đã được kí hợp đồng lao động chính thức. Nhưng sau đó nhân viên đó xin thôi việc. Và một tháng sau khi nghỉ việc lại xin quay lại làm việc. Luật sư cho tôi hỏi, đối với trường hợp như thế này khi quay lại có phải thử việc nữa không? Dựa vào điều khoản nào?Luật nào?
Xin cám ơn!

>> Tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

 

Trả lời:

Nhân viên cũ của bạn đã thôi việc sau khi ký hợp đồng lao động nghĩa là quan hệ lao động giữa hai bên đã chấm dứt, hợp đồng lao động cũ không còn hiệu lực. Khi nhân viên cũ của bạn muốn làm việc lại, công ty có quyền coi nhân viên đó như một nhân sự mới của công ty và có quyền thử việc lại nhân viên đó. Quy định về thử việc người lao động được Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định như sau:

“Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng”. Tham khảo bài viết liên quan:Nhân viên thử việc có được trả lương không?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.