“Những đứa con trong gia đình” có nội dung xoay quanh nhân vật Việt – người lính trẻ sẵn sàng chiến đấu vì quê hương, đất nước. Trong trận chiến Việt đã bị thương và lạc đồng đội, anh nằm ở chiến trường hồi tưởng lại những ký ức về chính gia đình và đồng đội của mình. Để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm, mời các bạn cùng theo dõi ngay những bài văn mẫu Phân tích những đứa con trong gia đình hay nhất trong bài viết dưới đây.
1. Dàn ý phân tích “Những đứa con trong gia đình” ngắn gọn nhất:
Mở bài
– Giới thiệu về tác giả và truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
Thân bài
a, Nội dung chính
– Tạo nên một hình ảnh về của một gia đình yêu nước.
– Tinh thần chiến đấu dũng cảm với lòng căm thù của giặc sâu sắc và chiến đấu hết sức mình, thủy chung, hi sinh vì cách mạng vì Tổ quốc.
b, Các nhân vật trong tác phẩm
– Nhân vật chú Năm:
+ Thông qua cuốn sổ ghi chép đã lưu giữ những chiến công và những tội ác tàn bào quân giặc đã gây ra cho gia đình.
+ Nhiều kinh nghiệm, chín chắn và là một người giàu tình cảm.
+ Đầy lí trí nhưng tâm hồn lại mơ mộng.
– Nhân vật Chiến:
+ Là một người chị nhưng lại mang phẩm chất của người mẹ ở trong gia đình.
+ Luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương em, gánh vác mọi việc ở trong gia đình.
+ Tính toán, sắp xếp mọi chuyện một cách kỹ lưỡng trước ngày tham gia nhập ngũ.
+ Vô cùng dũng cảm, kiên quyết, thay em ra trận, giành hết lấy phần hiểm nguy.
– Nhân vật Việt:
+ Sau trận chiến diễn ra ác liệt, Việt đã bị thương đau đớn, mắt không còn thấy rõ, đói khát, dường như sức lực đã cạn kiệt nhưng vẫn không có chút ý nghĩ nào sẽ từ bỏ.
+ Căm thù giặc dũng cảm chiến đấu, luôn nghĩ về gia đình của mình.
+ Có nét hồn nhiên, ngây thơ của một cậu bé mới lớn như: sợ ma, tinh nghịch,….
c, Nghệ thuật
– Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, đặc sắc góp phần tạo mạch cho câu chuyện phát triển.
– Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, với lối kể chuyện gần gũi, tự nhiên, góp phần tăng sức hút cho câu chuyện.
Kết bài
Thông qua tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” ta càng thêm yêu, thêm quý và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, đồng thời thể hiện cốt cách của đồng bào miền Nam vô cùng son sắt, thủy chung.
2. Phân tích “Những đứa con trong gia đình” ngắn gọn:
Người lính là một đề tài muôn thuở luôn được các nhà văn săn đón. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một tác phẩm cũng đã đề cập đến người lính cách mạng, những năm tháng trên chiến trường chiến đấu gian khổ, khó khăn. Nhân vật Việt và Chiến là những người lính cách mạng, biểu tượng cho những người anh hùng, sẵn sàng ra trận chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.
Tác phẩm chính là sự hồi tưởng của Việt, khi bị thương ở chiến trường trong quá trình anh ltham gia chiến đấu nơi chiến trường khốc liệt. Nguyễn Thi đã sử dụng những nét liên tưởng nhằm tạo ra dòng hồi tưởng của nhân vật thông qua cách xây dựng hình tượng nhân vật. Nhớ những tháng năm của tuổi thơ, những ngày tháng đấu tranh, nhớ khoảng thời gian sống ở vùng quê nhà. Qua nhân vật Việt mỗi nhân vật đều mang một dòng hồi tưởng, những hình ảnh đó thể hiện qua những thành viên có trong gia đình như ba, má, chị Chiến và chú Năm. Đây là những người đều có chung điểm chung về lý tưởng, luôn hết mình chiến đấu vì cách mạng, vì dân tộc. Họ có mong ước được trả thù cho đất nước, giết chết giặc, họ mong muốn cùng nhau đi tòng quân chiến đấu. Những con người ấy là những con người yêu thương gia đình, hình ảnh hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm để đi đánh giặc đã thể hiện được tình nghĩa thiêng liêng đối với cha mẹ của mình. Không hề quên nghĩa vụ đối với đất nước và cũng không quên tình nghĩa đối với người cha mẹ.
Trong quá trình đi chiến đấu, chị Chiến là một đội trưởng gương mẫu, kiên cường, anh dũng chiến đấu, biểu hiện đó chính là Việt đã phá được chiếc xe tăng của kẻ thù trong một trận chiến giáp lá cà. Việt đã bị thương nhưng vẫn căm thù giặc, kiên cường sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc. Những con người ấy là những người chiến sĩ vô cùng kiên cường. Khi bị thương Việt đã hồi tưởng lại những tháng năm đã trôi qua, những tháng năm của tuổi thơ tranh giành nhau cùng đi bắt ếch, những năm tháng ra chiến trường khốc liệt để đánh giặc, hai chị em Chiến và Việt giành nhau đi tòng quân. Cả hai chị em đều có tấm lòng thương yêu cha mẹ và căm thù quân giặc sâu sắc.
Với động lực quyết tâm đánh giặc trả thù cho đất nước, để giành được độc lập tự do, đó chính là ý chí quyết tâm của người lính trẻ. Đó là những người lính có tinh thần kiên cường, gan dạ, lập được biết bao chiến công to lớn. Tuy vậy, trong tác phẩm mỗi người lại có những nét tính cách riêng biệt. Chiến là một người chị luôn gánh vác, chịu đựng mọi việc trong trận chiến. Việt là một người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, tranh đi tòng quân. Tác giả Nguyễn Thi đã đề cập đến tinh thần anh dũng của những người lính khi chiến đấu, đó là tinh thần vượt qua bao khó khăn, hiểm nguy trong cuộc sống, bất chấp mọi gian khổ, khó khăn nhưng vẫn cố gắng vì sự nghiệp dân tộc.
Tinh thần chiến đấu của người lính cách mạng đã được Nguyễn Thi thể hiện rất xuất sắc. Thông qua tác phẩm, đã làm nổi bật tình cảm gia đình thiêng liêng của những người lính với chi tiết đắt giá diễn tả tình cảm thương yêu đối với cha mẹ. Với những chi tiết vô cùng đặc sắc, tác phẩm của Nguyễn Thi đã thể hiện giá trị to lớn trong việc lên án, tố cáo tội ác của quân giặc, đồng thời làm nổi bật tình yêu thương của con người.
3. Phân tích “Những đứa con trong gia đình” hay nhất:
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, nhà văn Nguyễn Thi là một trong những nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam. Đề tài của ông thường viết về mảnh đất và con người Nam Bộ một cách rất chân thực và nó trở thành đề tài nổi bật trong các tác phẩm của Nguyễn Thi. Tác phẩm mà ông đặt nhiều tâm huyết nhất đó chính là “Những đứa con trong gia đình”, tác phẩm nói về những phẩm chất cao đẹp và tính cách anh hùng của người dân vùng đất Nam Bộ. Ngay trong nhan đề của tác phẩm đã gợi cho ta thấy sự tiếp nối của các thế hệ sau với các thế cha ông đi trước. Tác giả Nguyễn Thi muốn đề cao vai trò của gia đình là rất quan trọng đối với mỗi con người, gia đình không chỉ là cái nôi nuôi dưỡng con người mà còn là nơi khơi dậy tình yêu Tổ Quốc và yêu gia đình hết sức mãnh liệt.
Các nhân vật trung tâm của tác phẩm là Việt, chị Chiến, chú Năm,.. Người thân còn lại trong gia đình chính là chú Năm, chú vừa là chỗ dựa, vừa là người cưu mang, chăm sóc và dạy dỗ chị em Việt thay cho ba má hai chị em. Đối với chị em Việt thì chú là điểm tựa tinh thần rất lớn để hai chị em tiếp tục sống để chiến đấu và tiến lên phía trước. Tất cả những vẻ đẹp chả người nông dân mộc mạc, giản dị, chất phác đều được hiện hữu ở chú Năm, chú là đại diện cho vẻ đẹp của người nông dân miền đất Nam Bộ. Qua cách dạy dỗ chị em Việt cho ta thấy một tính cách thẳng thắn và mạnh mẽ ở trong chú Năm. Chú cũng là người yêu sông nước, đi đến nhiều nơi và viết nhiều. Chú là đặc trưng của con người Nam Bộ, nồng nàn hơi thở Nam Bộ. Đặc biệt là tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc trong con người chú. Các sự kiện và sự việc của gia đình được chú ghi lại rất tỉ mỉ, để thấy được chú là một người rất chăm chỉ và cẩn thận. Chú là người luôn sống về tuyền thống và một lòng luôn hướng về Tổ Quốc linh thiêng.
Má của Việt là một người phụ nữ mạnh mẽ, gan dạ và có lòng yêu thương con và yêu nước sâu sắc. Những đau thương luôn đi theo với cuộc đời của má Việt. Nhưng với người mẹ mạnh mẽ ấy tất cả đều được mẹ vượt qua bằng bản lĩnh và sự mạnh mẽ của mình để nuôi các con khôn lớn và duy trì sự sống. Hình ảnh má Việt chính là đại diện điển hình cho người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung về đức tính trung hậu, kiên cường, đảm đang, giàu đức hi sinh và không chịu khuất phục trước khó khăn.
Chị Chiến được hiện lên với hình dáng và tính cách giống của má qua ngòi bút của Nguyễn Thi. Với dáng người khoẻ khoắn, mạnh mẽ, kiên cường, bản lĩnh và luôn gánh vác các công việc của gia đình và luôn làm tròn trách nhiệm của một người chị lớn của gia đình. Ngoài ra Chiến còn là một người tần tảo, có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc và có ý thức phát huy các truyền thống của dân tộc. Ngoài tính cách mạnh mẽ của mình thì cô gái ấy vẫn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ, tinh tế và nhạy cảm của một cô gái 19 tuổi. Nguyễn Thi đã làm nổi bật vẻ đẹp của người con vùng đất Nam Bộ qua ngôn ngữ giọng điệu đơn giản của mình.
Việt được hiện thân là một cậu bé 18 tuổi qua cách đặc tả và lối văn trần thuật ở ngôi thứ 3 của tác giả. Việt là người rất yêu thương chị gái của mình và có sự ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của một đứa trẻ. Ngoài ra Việt còn là một người dùng cảm, gan dạ và giàu lòng yêu thương mọi người. Đặc biệt trong Việt luôn sôi sục truyền thống cách mạng, và có tình yêu đất nước, quê hương và một lòng hương về Tổ Quốc.
Nguyễn Thi đã xây dựng nên một sự nối tiếp các thế hệ với nhau trong một gia đình ở Nam Bộ qua lối viết văn bằng cảm hứng lãng mạn và ngôn ngữ giọng điệu tả thực của mình. Chính từ những nỗi đau mất mát và tình yêu thương đã hình thành nên một sức mạnh sinh to lớn để những người con trong gia đình, các thế hệ sau có sự trưởng thành nhanh chóng và sẵn sàng mang các trách nhiệm của gia đình và sứ mệnh của lịch sử thiêng liêng lên đôi vai mình. Qua cách xây dựng nhân vật có sự nối tiếp của thế hệ trước, Nguyễn Thi đã ca ngợi sức mạnh tư tưởng cùng với những lí giải của cội nguồn tạo nên chiến thắng.
4. Tóm tắt “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi:
Việt – nhân vật chính trong truyện “Những đứa con trong gia đình” đó là người miền Nam yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Người thân trong gia đình Việt đã lần lượt bị giết hại. Để trả thù cho gia đình và giành lại nền độc lập tự do cho đất nước, Việt mong muốn được đi nhập ngũ chiến đấu vì Tổ quốc. Trong cùng một ngày, cả hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ, trong khi tham gia trận chiến ở trong rừng cao su thì Việt bị thương và lạc mất đồng đội của mình. Việt trở nên mê man và lúc mê lúc tỉnh và nhớ về gia đình và má của mình. Dù đang bị thương nhưng Việt vẫn không hề sợ giặc, vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Việt hồi tưởng lại lúc hai chị em Chiến và Việt cùng giành nhau tham gia bộ đội. Vì nhỏ tuổi nên chị Chiến đã không cho Việt đi, sau khi chú Năm phân giải thì Việt mới có thể được tham gia chiến đấu với giặc. Đoạn trích kết thúc là hình ảnh hai chị em cùng khiêng bàn thờ của má sang nhà chú Năm gửi trông nom hộ để đi đánh giặc.