1. Pháp luật là gì ? 

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2. Nguồn gốc của pháp luật

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu sau:

Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật;

Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này;

Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lí và duy trì trật tự xã hội. Riêng với con đường thứ ba này, hình thức pháp luật thứ ba ra đời, đó chính là các văn bản quy phạm pháp luật.

3  Vai trò của pháp luật

Nếu chỉ hiểu pháp luật là gì thôi thì chưa đủ, cần tìm hiểu rõ về vai trò của pháp luật. Theo đó, pháp luật là công cụ quan trọng và chủ yếu để Nhà nước thực hiện quản lý trật tự xã hội. Do đó, khi nói đến vai trò của pháp luật, cần đề cập đến vai trò đối với nhà nước và đối với xã hội.

 Đối với nhà nước:

– Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước, bởi lẽ bất cứ một chính quyền nào được tạo nên đều phải đảm bảo tính hợp pháp, trong khi đó pháp luật chính là công cụ để đảm bảo sự hợp pháp đó.

– Pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước và được thể hiện thông qua việc pháp luật quy định về cách thức tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân; các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm…

– Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Theo đó, với những đặc điểm của mình như tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế… pháp luật có khả năng được triển khai phổ biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trong phạm vi cả nước thông qua các chính sách phổ biển pháp luật. Qua đó, nhà nước đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… của đất nước….

 Đối với xã hội:

Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của riêng nhà nước, công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành tài sản chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố tất yếu cho cuộc sống hàng ngày.

Pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Bởi có thể thấy, trong xã hội việc phát sinh các mâu thuẫn là điều không tránh khỏi, khi các mâu thuẫn phát sinh, cần phải có căn cứ để các bên dựa vào đó để giải quyết các mẫu thuẫn của mình. Và khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất.

4. Quy định về thuộc tính cơ bản của pháp luật

Thuộc tính của pháp luật là những đặc trưng, đặc điểm vốn có, không thể tách rời của pháp luật. Thông qua thuộc tính của pháp luật, có thể phân biệt được pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Pháp luật có bốn thuộc tính cơ bản:

Thuộc tính thứ nhất: Pháp luật có tính quyền lực nhà nước

 Quyền lực nhà nước là một thuộc tính riêng của pháp luật mà không một quy phạm nào có thể có được. Để có thể thực hiện việc tổ chức và quản lý xã hội, nhà nước cần phải có pháp luật, nhằm mục đích bắt buộc mọi người phải thực hiện. Các quy định của pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà nước thừa nhận những quy tắc ứng xử đã có sẵn từ trong xã hội (đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo,…) Và với kết cấu là những quy tắc xử sự chung, pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với các hành vi ứng xử của mọi người trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhà nước. 

Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép các chủ thể được làm gì, không được làm gì, nên làm gì, không nên làm gì và có thể bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào, . . . Mặt khác, với thuộc tính quyền lực nhà nước của mình, pháp luật có thể có các biện pháp cưỡng chế từ nhà nước, để bắt buộc người dân phải thực hiện theo những quy định được nên ra của pháp luật, nếu không họ sẽ bị trừng phạt, để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.

Ví dụ: Luật an toàn giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước (đại diện là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, …..). Những người vi phạm Luật giao thông đường bộ đều phải chịu phạt theo điều luật đã quy định.

Thuộc tính thứ hai: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến

Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung. Trong xã hội các hành vi xử sự của con người rất khác nhau, tuy nhiên trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định vẫn đưa ra được cách xử sự chung phù hợp với đa số.

Cũng như quy phạm pháp luật, các quy phạm xã hội khác đều có những quy tắc xử sự chung, nhưng khác với các quy phạm xã hội, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi bằng những quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết.

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên thành luật”. Tùy theo từng nhà nước khác nhau mà ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội mang tính chất chủ quan của một nhóm người hay đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn của đa số nhân dân trong quốc gia đó.

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ được áp dụng đối với tất cả công dân đang sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc,…. và được áp dụng nhiều lần.

Thuộc tính thứ ba: Pháp luật có tính hệ thống

Ngay chính bản thân khái niệm của pháp luật đã là một hệ thống các quy tắc xử sự chung, hoặc là các quy phạm, cũng có thể là các  nguyên tắc hoặc khái niệm pháp lý . . . Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hộ thông qua việc tác động một cách trực tiếp lên các cách xử sự của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ xã hội đó, nhưng những quy định đó lại không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó và thống nhất với nhau, tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh.

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ; Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thuộc tính thứ tư: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Quy phạm có thể hiểu một cách đơn giản là các khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp luật được xem như là các quy phạm trong xã hội và nó được biết đến, và sử dụng một cách vô cùng phổ biến. Từ đó, pháp luật định hướng cho nhận thức và hành vi của các chủ thể trong xã hội. Khi rơi vào một tình huống nhất định, dựa vào thuộc tính quy phạm của pháp luật, các chủ thể sẽ được định hướng hành vi cho bản thân mình để đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Phạm vi tác động của pháp luật rất lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi người, cho cá nhân, tổ chức trong phạm vi của một quốc gia và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; hay thể hiện trên mọi lĩnh vực của các mối quan hệ xã hội. Cũng chính vì vậy, pháp luật mới mang thuộc tính phổ biến.

Ví dụ: Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật. Trong đó sẽ ghi rõ những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm, như: điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về vấn đề Thuộc tính của pháp luật. Nếu quý khách hàng còn bất cứ vướng mắc nào vui lòng gọi tổng đài tư vấn 24/7 theo số: 1900.0191. Rất mong nhận được sự hợp tác.

Trân trọng./.