Chào LVN Group, bà tôi hiện nay đã lớn tuổi và tôi có muốn đem bà đi khám bệnh. LVN Group cho tôi hỏi Quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu Tôi xin chân thành cảm ơn LVN Group rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin vềQuy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu LVN Group mời bạn cân nhắc bài viết dưới đây của chúng tôi.
Văn bản hướng dẫn
Luật Bảo hiểm y tế
Quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về các cơ sở y tế thuộc tuyến tỉnh như sau:
Điều 5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh và tương đương
1. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
3. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
4. Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
6. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
7. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
8. Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về các cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương như sau:
Điều 6. Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến trung ương và tương đương
1. Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này;
2. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;
3. Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;
4. Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 7, Thông tư 40/2015/TT-BYT, các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có giấy phép hoạt động, được phép thực hiện khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.
Người hành nghề khám, chữa bệnh của cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
Các trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh tại Khoản 1, 2, 4 của Điều 3, Thông tư 40/2015/TT-BYT nếu không có giấy phép hoạt động thì cần có đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường, có thể xử lý, cấp cứu ban đầu, cung cấp thuốc, phát thuốc trong phạm vi và khả năng chuyên môn.
Đối với các phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập: Đảm bảo đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, được cấp phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.
Phòng khám đa khoa: Cần có ít nhất 2 chuyên khoa nội và ngoài. Riêng đối với phòng khám có khám và chữa bệnh cho trẻ em cần có thêm 1 chuyên khoa nhi.
Về vấn đề thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 quy định:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế…
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”
Vì vậy, nếu có nhu cầu thì người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10) hoặc trong kỳ gia hạn thẻ BHYT. Đây là quy định mang tính chất tạo điều kiện thuận lợi cho những người đóng Bảo hiểm y tế, đặc biệt trong trường hợp người dân phải công tác lưu động hoặc đến tạm trú ở địa điểm khác thì được thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại.
Để thực hiện đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, bạn cần xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế đã được cấp. Đồng thời, bạn cần kê khai vào Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin vào tờ khai TK1-TS ghi rõ về việc thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu.
Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sẽ được thực hiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày đơn vị BHXH nhận đủ hồ sơ và hợp lệ. Lưu ý: Thẻ BHYT của bạn phải còn hiệu lực, bạn cần nộp thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân bản sao công chứng.
Theo quy định tại Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT thì người tham gia BHYT được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở khám bênh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi công tác, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến tỉnh trở lên thì người tham gia BHYT được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại đây khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc công tác trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT theo hướng dẫn của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc công tác trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe theo Hướng dẫn số 52HD/BTCTW ngày 2/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng;
– Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố;
– Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên;
– Trẻ em dưới 6 tuổi;
– Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu.
Vì vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ được đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh. Để được đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, vào đầu mỗi quý đề nghị người tham gia BHYT mang thẻ BHYT đã được cấp đến đơn vị BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn thủ tục thực hiện.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định thế nào trong pháp luật hiện hành
Liên hệ ngay với LVN Group
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà LVN Group chia sẻ với các bạn về “Quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có câu hỏi về vấn đề Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai hãy liên hệ 1900.0191. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/lvngroup
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@lvngroup
- Youtube: https://www.youtube.com/Lvngroupx
Giải đáp có liên quan
Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các trường hợp được đăng ký nơi khám chữa bệnh lần đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh hoặc trung ương được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư 40/2015/NĐ-CP bao gồm:
Trường hợp nơi thường trú, tạm trú, nơi công tác mà trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương, hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Người thường trú, tạm trú, công tác trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hoặc những người thuộc các diện sau:
Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này.
Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;
Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
Theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu như sau:
Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải công tác lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang công tác lưu động, tạm trú theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chiếu theo hướng dẫn trên thì khi bạn là người tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp thì có quyền đăng ký khám chữa bệnh theo nhu cầu riêng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương mà không phải tuân theo chỉ định của bất cứ ai.
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 8, Thông tư 40/2015/TT-BYT, người tham gia Bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại những cơ sở khám đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư này và không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi công tác, địa điểm cư trú và khả năng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh. Người tham gia BHYT có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu