Khi nào được tạm giữ người?

Quyền tự do đi lại là một trong những quyền căn bản của con người và quy định tại điều 23 Hiến pháp 2013. Bởi vậy nên không ai có quyền được phép xâm hại đến quyền tự do đi lại của con người, trừ những trường hợp cụ thể được pháp luật quy định một cách chặt chẽ. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án hoặc của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Vậy ” Khi nào được tạm giữ người”?. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng LVN Group tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào LVN Group, tôi có nghe nói vè việc đơn vị chức năng bắt tạm giữ người trong một số tường hợp, tôi có một câu hỏi đó là khi nào được tạm giữ người ạ?, và việc tạm giữ người giữa thủ tục tố tụng hình sự và thủ tục hành chính khác nhau thế nào ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời câu hỏi của mình, mời bạn cân nhắc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Tạm giữ người là gì?

Chỉ trong một số trường hợp cụ thể được quy định thì đơn vị chức năng mới được quyền tạm giữ người. Pháp luật hiện hành quy định có 2 thủ tục tạm giữ người, đó chính là tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và  tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

– Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ.

– Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền theo hướng dẫn của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Khi nào được tạm giữ người

Tùy theo từng loại tạm giữ mà sẽ có những trường hợp tạm giữ khác nhau:

Tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự

Mục đích của tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú là để ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội, tạo điều kiện cho đơn vị điều tra thu thập chứng cứ, tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ. Tạm giữ đối với người bị bắt theo lệnh truy nã để có thời gian cho đơn vị bắt hoặc nhận người bị bắt thông báo cho đơn vị đã ra lệnh truy nã biết về việc đã bắt được đối tượng truy nã và có thời gian cho đơn vị đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ có thể là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo lệnh truy nã. Trong trưởng hợp người bị bắt khi phạm tội quả tang nhung sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra thì không cần phải tạm giữ.

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thường bị tạm giữ vì trong hầu hết trường hợp khi quyết định giữ khẩn cấp, đơn vị điều tra đã xác định cần phải ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ gây khó khăn cho việc điều tra, khám phá tội phạm. Đối với người bị bắt theo lệnh truy nã, ngay sau khi lấy lời khai, đơn vị điều tra nhận người bị bắt phải thông báo cho đơn vị đã ra lệnh truy nã để đơn vị này đến nhận người bị bắt. Việc tạm giữ đối với người này chỉ đặt ra khi xét thấy đơn vị đã ra lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận người bị bắt.

Khi nào được tạm giữ người

Tạm giữ theo thủ tục hành chính

Ngoài những quy định về việc tạm giữ người theo tố tụng hình sự, một số vi phạm hành chính cũng có thể khiến người vi phạm bị tạm giữ theo điều 122, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 112/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2016/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 2/5/2016).

Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau: gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

– Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp sau mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm.

– Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.

Với trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm được áp dụng với những hành vi xuất, nhập khẩu:

  • hàng hoá cấm;
  • hàng hoá có điều kiện mà không có giấy phép;
  • không làm thủ tục hải quan;
  • không có chứng từ, chứng từ;
  • không có tem nhập khẩu;
  • buôn bán qua biên giới vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật;
  • vận chuyển hàng hoá qua biên giới trái pháp luật;
  • và các trường hợp khác theo hướng dẫn của pháp luật.

Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Một là, đối tượng có thể bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Còn đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

Hai là, mục đích áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung theo hướng dẫn của Bộ luật Tố tụng Hình sự là: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm và để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mục đích áp dụng biện pháp tạm giữ (theo thủ tục tố tụng hình sự) nói riêng là để xác định căn cứ khởi tố bị can đối với người bị bắt hoặc giao người bị truy nã cho đơn vị đã ra lệnh truy nã. Còn mục đích tạm giữ người theo thủ tục hành chính là ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Ba là, những người sau đây có quyền ra lệnh tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp Trung đoàn và tương đương; Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển. Ngoài Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, người chỉ huy tàu bay, tàu biển, thì còn rất nhiều người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Vì vậy, thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự hạn chế hơn thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Bốn là, về thủ tục thì cả tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền. Nhưng sau khi ra quyết định tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự, thì người có thẩm quyền phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ. Viện kiểm sát có quyền xem xét và nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ, thì huỷ bỏ quyết định tạm giữ; khi đó người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Còn quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Người bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự bị tạm giữ ở nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của trại tạm giam. Còn người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không bị giữ ở nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của trại tạm giam.

Năm là, thời hạn tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự là ba ngày và có thể gia hạn hai lần mỗi lần không quá ba ngày. Còn thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính là 12 giờ và có thể kéo dài đến 24 giờ; đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời gian bắt đầu giữ người vi phạm.

Việc gia hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Còn việc kéo dài thời tạm giữ theo thủ tục hành chính không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Thời hạn tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự được trừ vào thời hạn tạm giam, cứ một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Nếu sau đó người đã bị tạm giữ bị kết án và phạt tù có thời hạn, thì thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù (Điều 33 Bộ luật Hình sự). Còn thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không được trừ vào thời hạn tạm giam và do vậy cũng không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt.

Liên hệ ngay

Trên đây là tư vấn của LVN Group về vấn đề “Khi nào được tạm giữ người”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; trích lục khai tử bản sao; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh; Quy định tạm ngừng kinh doanh; giải quyết ly hôn nhanh; văn phòng dịch vụ thám tử; Công chứng tại nhà; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty;  tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của LVN Group, hãy liên hệ: 1900.0191.

Mời bạn xem thêm:

  • Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
  • Vi phạm bản quyền trong xuất bản
  • Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
  • Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức thế nào?

Giải đáp có liên quan

Người bị tạm giữ có quyền gì?

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
Trong đó, người bị tạm giữ có quyền:
– Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác;
– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;
– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
– Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của đơn vị, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ là bao lâu?

Đối với tố tụng hình sự:
Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thời hạn tạm giữ như sau:
– Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
– Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.- Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
– Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
Đối với thủ tục hành chính:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật XLVPHC 2012, thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời gian bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời gian bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho đơn vị có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.

Ai có thẩm quyền tạm giữ?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật XLVPHC 2012 và được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 104 Luật Hải quan 2014, thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định như sau:
Ngoài công an thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com