Chỉ số P/B thực chất chính là một công cụ của phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu. Tìm hiểu về chỉ số P/E? Khái quát về chỉ số P/B và P/E?
Trong thị trường tài chính, các chỉ số về tài chính vẫn luôn được nhiều chủ thể là những nhà đầu tư nghiên cứu và sử dụng; để nhằm mục đích từ đó có thể tìm kiếm những cơ hội đầu tư sinh lời cao. Trong đó chỉ số P/B và P/E là hai chỉ số tài chính được ứng dụng trong thị trường cổ phiếu. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về các chỉ số này.
1. Tìm hiểu về chỉ số P/B:
Ta hiểu về chỉ số P/B như sau:
Chỉ số P/B là viết tắt của Price to Book Value Ratio; còn gọi tỷ số P/B, hệ số P/B.
Chỉ số P/B thực chất chính là một công cụ của phương pháp phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu. Chỉ số P/B chính là tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Ưu nhược điểm của chỉ số P/B:
– Ưu điểm của chỉ số P/B:
Chỉ số P/B có nhiều nhũng ưu điểm vượt trội mà chỉ số P/B mang lại cụ thể như sau:
+ Các doanh nghiệp thông thường sẽ sử dụng chỉ số P/B để thể hiện giá trị sổ sách. Thông qua chỉ số này doanh nghiệp có thể định giá được giá trị sổ sách; giá trị tài sản của doanh nghiệp mình ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
+ Chỉ số P/B thì sẽ mang lại sự ổn định hơn nhiều so với các chỉ số khác cụ thể như EPS, hay chỉ số P/E, PEG, P/S,…
+ Những doanh nghiệp khi có khối tài sản thuộc phần lớn tài sản cần có tính thanh khoản cao như các ngân hàng; các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính; các công ty đầu tư thì việc áp dụng chỉ số P/B sẽ vô cùng hợp lý và phù hợp với doanh nghiệp.
– Nhược điểm của chỉ số P/B:
Bên cạnh những ưu điểm thì chỉ số P/B cũng có 1 số nhược điểm. Cụ thể chúng ta có thể kể đến các nhược điểm sau:
– Chỉ số P/B không phù hợp trong trường hợp khi doanh nghiệp cần định giá cổ phiếu như các công ty dịch vụ; bởi vì những trường hợp như thế thì tài sản thường vô hình; khó định giá và không có độ trung thành như của các chủ thể là những khách hàng,…
– Nếu cần so sánh, đánh giá giá trị giữa các doanh nghiệp cùng ngành với nhau thì chỉ số P/B không thực sự phù hợp; bởi các doanh nghiệp này sẽ có mô hình kinh doanh khác nhau, cả sự khác nhau về chiến lược kinh doanh, phân khúc trong chiến lược marketing.
– Ở những công ty, doanh nghiệp có chỉ số phát triển nhanh, tăng trưởng nhanh thì chỉ số P/B không đạt được hiệu quả như mong đợi.
– Khi chúng ta áp dụng chỉ số P/B vào giá trị sổ sách thì sẽ rất dễ xảy ra nhiều vấn đề không đáng có như tạo giá trị tài sản ngầm; tài sản ảo xảy ra nhiều hơn dựa vào các nguyên tắc kế toán.
Cách tính P/B:
Để nhằm mục đích có thể tính chỉ số P/B, các chủ thể sẽ cần xác định 2 yếu tố cấu thành là: Giá thị trường (Price); và Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu (Book Value per Share).
Công thức: P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
Hay P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
B = Book Value : Giá trị sổ sách một cổ phiếu.
Ví dụ cụ thể nhue giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ VND; tổng nợ 150 tỷ VND. Như vậy, ta nhận thấy rằng, giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành; như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND.
Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND; thì P/B của cổ phiếu được tính như sau: P/B = 75.000/25.000 = 3
Ý nghĩa của chỉ số P/B:
– Khi chỉ số P/B thấp, điều đó có nghĩa:
+ Khi chỉ số P/B thấp thì cổ phiếu đang bị định giá thấp
+ Khi chỉ số P/B thấp thì công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
+ Khi chỉ số P/B thấp thì tài sản thực tế của công ty thấp hơn so với phần ghi ở sổ sách (BCTC)
– Ngược lại khi chỉ số P/ B cao, điều đó có nghĩa:
+ Khi chi chỉ số P/ B cao thì cổ phiếu đang định giá cao.
+ Khi chi chỉ số P/ B cao thì công ty có triển vọng phát triển trong tương lai rất tốt.
+ Khi chi chỉ số P/ B cao thì công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn nhiều như bất động sản, bằng sáng chế; nắm cổ phần công ty khác.
Vậy thế nào là Chỉ số P/B tốt:
Thật khó để chúng ta sẽ có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B như thế nào là tốt. Chỉ số P/B có thể tốt ở ngành này; nhưng cũng có thể sẽ là không tốt ở một ngành khác.
Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị.
Để có thể biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không; các chủ thể cũng sẽ cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh; và so với mức trung bình ngành mà công ty đang hoạt động.
2. Tìm hiểu về chỉ số P/E:
Ta hiểu về chỉ số P/E như sau:
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) được hiểu là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Ý nghĩa của chỉ số P/E đó chính thể hiện mức giá mà các chủ thể sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, các chủ thể sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.
Công thức tính chỉ số P/E:
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Ví dụ cụ thể như: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2020 của cổ phiếu X là 22.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 2.000 đồng. Như vậy, ta nhận thấy, P/E của cổ phiếu X là 11.
Ý nghĩa của chỉ số P/E:
– Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:
+ Cổ phiếu đang bị định giá thấp.
+ Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…).
+ Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn.
+ Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.
Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:
+ Cổ phiếu đang định giá cao.
+ Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
+ Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời.
+ Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.
3. Khái quát về chỉ số P/B và P/E:
Đối với các chủ thể là những nhà đầu tư, P/B và P/E đều là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.
Nếu cổ phiếu của một doanh nghiệp có thị giá thấp hơn giá trị ghi sổ (P/B < 1), về mặt lý thuyết, các chủ thể sẽ có thể mua tất cả cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và kiếm được lợi nhuận vì tài sản ròng có giá trị cao hơn vốn hóa cổ phiếu.
Nhưng không hẳn lúc nào điều này cũng là món hời. Một cổ phiếu duy trì P/B<1, có thể thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức.
Tuy nhiên, cũng có thể doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục (của một chu kỳ kinh doanh), kết quả kinh doanh dần cải thiện, lợi nhuận gia tăng, giúp giá trị sổ sách tăng lên, tốc độ tăng nhanh hơn thị giá cổ phiếu. Lúc này, có thể thị trường cũng sẽ chưa đánh giá đúng giá trị công ty, cổ phiếu có tiềm năng tăng giá.
Với doanh nghiệp có chỉ số P/B ở mức cao, điều này có thể bởi vì thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các chủ thể là những nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách doanh nghiệp.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi các chủ thể là những nhà đầu tư thực hiện việc xem xét đối với các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi vì trên thực tế giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.
Với P/E, nếu chỉ số này cao, điều này có thể là sự kỳ vọng của các chủ thể là những nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.
Nhưng ngược lại, cũng có khả năng thị giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh, dẫn tới P tăng nhanh hơn E, đẩy tỷ lệ này lên cao. Trong trường hợp cụ thể được nêu này, có thể giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức và gây ra những bất lợi cho các chủ thể là những nhà đầu tư cũng như cho thị trường.