Tìm hiểu về việc niêm yết chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam? Tìm hiểu về chứng khoán thay đổi niêm yết?
Việc niêm yết chứng khoán nhằm mục đích chính đó chính là để thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Sở giao dịch chứng khoán với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng. Trên thực tế, có những trường hợp công ty niêm yết chứng khoán trên sàn cần thay đổi niêm yết mới đảm bảo đúng thủ tục pháp lý để được tiếp tục hoạt động. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
1. Tìm hiểu về việc niêm yết chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Trước tiên chúng ta hiểu về chứng khoán như sau:
Chứng khoán được xác định chính là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ … Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.
Đặc điểm của chứng khoán cụ thể như sau:
– Chứng khoán có tính thanh khoản: Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng mua bán trên thị trường. Các chứng khoán khác nhau thì các chứng khoán này cũng sẽ có khả năng chuyển nhượng là khác nhau. Trong đó, cổ phiếu có mức thanh khoản cao nhất.
– Chứng khoán có tính rủi ro: Chứng khoán như khái niệm được nêu trên được hiểu là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro (Rủi ro thị trường, rủi ro lạm phát, rủi ro chính trị …).
– Chứng khoán có tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi chủ thể là những nhà đầu tư sở hữu đều mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này có được từ cổ tức được chia hoặc việc tăng giá chứng khoán trên thị trường.
Theo Khoản 24 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 quy định về khái niệm niêm yết chứng khoán như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
24. Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.”
Từ quy định được nêu cụ thể bên trên thì chúng ts có thể hiểu niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Cụ thể, niêm yết chứng khoán thực chất chính là quá trình Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra.
Niêm yết chứng khoán hiện nay thông thường bao hàm việc yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán. Hoạt động niêm yết chứng khoán trên thực tế đòi hỏi phải đảm bảo sự tin cậy đối với thị trường cho các chủ thể là những nhà đầu tư. Cụ thể, các công ty xin niêm yết phải có đáp ứng được các điều kiện để niêm yết. Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán ban hành. Các chủ thể là những nhà đầu tư và công chúng phải nắm được đầy đủ các thông tin và có cơ hội nắm bắt thông tin do công ty phát hành công bố ngang nhau, đảm bảo sự công bằng trong tiếp nhận thông tin, kể cả các thông tin mang tính chất định kỳ hoặc thông tin thức thời mà những thông tin này cũng có tác động đến giá cả, khối lượng chứng khoán giao dịch.
Mục tiêu của niêm yết chứng khoán cụ thể đó là các mục tiêu sau:
Mục tiêu của niêm yết chứng khoán đó chính là để có thể thông qua đó thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Sở giao dịch chứng khoán với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng.
Nhằm mục đích hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của các chủ thể là những đối tượng công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch.
Cung cấp cho các chủ thể là những nhà đầu tư những thông tin về các tổ chức phát hành.
Mục tiêu của niêm yết chứng khoán đó chính là có thể giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá vì thông qua việc niêm yết công khai, giá chứng khoán được hình thành dựa trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán.
2. Tìm hiểu về chứng khoán thay đổi niêm yết:
Ta hiểu về chứng khoán thay đổi niêm yết như sau:
Như đã phân tích cụ thể nêu trên, ta nhận thấy, chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của chủ thể kà người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán trên thực tế có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán thay đổi niêm yết là một thuật ngữ khá phổ biến và đây thực chất chính là nghiệp vụ cần thực hiện khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị niêm yết chứng khoán của mình.
Những trường hợp chứng khoán thay đổi niêm yết:
Những trường hợp cần phải thay đổi đăng ký niêm yết chứng khoán được quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các trường hợp cụ thể sau đây:
– Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, tổ chức niêm yết phải thực hiện niêm yết bổ sung trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành đợt chào bán là trường hợp phải thay đổi đăng ký niêm yết chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Tổ chức niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập là trường hợp phải thay đổi đăng ký niêm yết chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên Sở giao dịch chứng khoán là trường hợp phải thay đổi đăng ký niêm yết chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ chuẩn bị chứng khoán thay đổi niêm yết:
Các chủ thể sẽ cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký niêm yết để có thể nộp cho Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt nam sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu rõ lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có liên quan (Mẫu NY – 05, Thông tư số 202/2015/TT-BTC của Bộ tài chính).
– Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); thay đổi niêm yết chứng chỉ Quỹ đầu tư chứng khoán của Đại hội nhà đầu tư hoặc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
– Bản sao hợp lệ Giấy Chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc văn bản nhận đầy đủ hồ sơ của đợt phát hành (Áp dụng đối với trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng và các trường hợp phát hành thêm khác);
– Báo cáo phát hành (Phụ lục 13, 14, 17, 18,19, 21, 22 Thông tư 162/2015/TT-BTC của Bộ tài chính; Mẫu số 02, Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ).
– Văn bản xác nhận kết quả phát hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (nếu có).
– Báo cáo kiểm toán vốn (Không áp dụng với trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách/gộp cổ phiếu).
– Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán đã được điều chỉnh.
– Các tài liệu khác liên quan đến việc thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết (nếu có).
Công ty khi cần thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết sẽ cần phải chuẩn bị 1 hồ sơ bản chính (bản cứng) và 1 hồ sơ dữ liệu điện tử đi kèm. Thủ tục thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán.