Hệ số tự tài trợ là gì? Phân loại và ý nghĩa của hệ số tự tài trợ?

Phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp? Tìm hiểu về hệ số tự tài trợ? Phân loại và ý nghĩa của hệ số tự tài trợ?

Khi là một doanh nhân hay là nhà kinh tế học thì khái niệm hệ số tự tài trợ không còn mấy xa lạ đối với mọi người. Hệ số tự tài trợ ra đời đã giúp phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hệ số tự tài trợ càng lớn thì sẽ chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp càng cao, thì trong trường hợp này rủi ro cho doanh nghiệp lại càng thấp.

1. Phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp:

Ta hiểu về phân tích tình hình tài trợ như sau:

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp đã góp phần quan trọng để phản ánh quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng, vận động của các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp gắn liền với các quan hệ kinh tế dưới hình thức nảy sinh lợi ích giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan.

Do vậy, để nhằm giúp cho việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp hiệu quả. Các chủ thể là những nhà quản trị tài chính phải luôn đánh giá được đúng đắn thực lực, những thuận lợi, khó khăn về tài chính của đơn vị nhằm đưa ra những chiến lược, sách lược phù hợp, kịp thời và hiệu quả.

Tình hình tài trợ của doanh nghiệp thực chất đã phản ánh mối quan hệ giữa việc sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp vào đầu tư, khai thác để nhằm từ đó có thể tạo ra lợi ích với nguồn gốc tài trợ bỏ ra.

Kết hợp với việc xem xét khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, khả năng tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp bằng vốn tự có, sẽ đánh giá rõ hơn về tình hình tài trợ. Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong quá trình phân tích gồm: mức độ tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu, mức độ tự tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu.

Việc phân tích tình hình tài trợ của các doanh nghiệp thông thường được tiến hành thông qua xác định các chỉ tiêu và so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Bên cạnh đó căn cứ vào giá trị của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh và đặc thù ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp.

Mục đích phân tích tình hình tài trợ như sau:

Phân tích tình hình tài trợ nhằm mục đích chính đó là để giúp cho các chủ thể là những nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ thể quản lý khác biết được:

Mức độ độc lập, tự chủ về tài chính trong tài trợ; Mức độ ổn định, an toàn của chính sách tài trợ.

Phân tích tình hình tài trợ nhằm để các chủ thể là những nhà quản trị và các nhà quản lý khác đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhất.

Cơ sở số liệu để từ đó có thể phân tích tình hình tài trợ là dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán. Kỳ phân tích là quý, năm để kịp thời cung cấp thông tin cho các chủ thể là những nhà quản lý.

2. Tìm hiểu về hệ số tự tài trợ:

Ta hiểu về hệ số tự tài trợ như sau:

Trên thực tiễn, nhằm mục đích để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính, chỉ tiêu thông dụng và phản ánh rõ nét nhất là hệ số tự tài trợ.

Hệ số tự tài trợ được hiểu chính là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu hệ số tự tài trợ này cho biết trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần.

Trị số của chỉ tiêu càng lớn, cũng sẽ chứng tỏ rằng khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, trị số của các chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm.

Hệ số tự tài trợ cũng chính là một trong sáu chỉ số nằm trong nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp hay còn gọi là nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính. Các chỉ số còn lại gồm:

– Hệ số đòn bẩy tài chính:

Hệ số đòn bẩy tài chính được tính bằng tổng tài sản bình quân trên số vốn chủ sở hữu bình quân. Hệ số này thể hiện vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Hệ số đòn bẩy tài chính cho biết khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

– Hệ số tài sản cố định:

Hệ số tài sản cố định trên thực tiễn được xác định bằng số tài sản cố định trên số vốn chủ sở hữu cho biết mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho tài sản cố định. Hệ số tài sản cố định khi càng lớn, sự an toàn của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại, hệ số tài sản cố định càng thấp thì sự an toàn của doanh nghiệp càng cao.

– Hệ số thích ứng dài hạn:

Hệ số thích ứng dài hạn được xác định dựa trên tỷ lệ giữa tài sản dài hạn với tổng của vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Chỉ số hệ số thích ứng dài hạn phản ánh khả năng chi trả cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp dựa trên các nguồn vốn lâu dài (ở đây là vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn).

– Tỷ số nợ trên tài sản:

Tỷ số nợ trên tài sản được tính bằng tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tài sản cho chúng ta biết được số vốn mà doanh nghiệp thực sự sở hữu là bao nhiêu. Chỉ số tỷ số nợ trên tài sản càng nhỏ thì khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại, chỉ số tỷ số nợ trên tài sản càng lớn cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng thấp.

Công thức tính hệ số tự tài trợ cụ thể như sau:

Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng số nguồn vốn.

Hệ số tự tài trợ bao nhiêu là tốt?

Tỷ số tự tài trợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.

3. Phân loại và ý nghĩa của hệ số tự tài trợ:

Phân loại hệ số tự tài trợ:

Dưới đây sẽ là phân loại hệ số tự tài trợ. Hệ số tự tài trợ được phân làm hai loại. Cụ thể đó chính là hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn và hệ số tự tài trợ tài sản cố định. Công thức tính và khái niệm của nó sẽ được trình bày ngay sau đây.

– Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn:

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay chúng ta còn gọi là hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn ) thực chất chính là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản ngắn hạn bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu/Tài sản dài hạn.

– Hệ số tự tài trợ tài sản cố định:

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (hay chúng ta còn gọi là hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản cố định) là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu/tài sản cố định đã và đang đầu tư.

Ý nghĩa của hệ số tự tài trợ:

Hệ số tự tài trợ đã cho biết tỷ lệ phần trăm của nguồn vốn sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp (bởi trong một doanh nghiệp, tổng giá trị của nguồn vốn bằng với tổng giá trị của tài sản).

Rất khó để các chủ thể sẽ có thể xác định được một con số phù hợp cho hệ số này với doanh nghiệp. Và cũng không có một con số nào được cho là con số vàng cho tỷ lệ này giúp các doanh nghiệp phát triển.

Hệ số tự tài trợ nhỏ cũng sẽ chỉ có thể cho thấy được doanh nghiệp đó chưa tận dụng hết được đòn bẩy tài chính này hoặc hệ số tự chủ tài chính không phải là đòn bẩy tài chính trọng tâm của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp cụ thể, khi doanh nghiệp biết cách tận dụng đòn bẩy tài chính tốt hơn thì cũng sẽ làm cho doanh nghiệp đó có thể từ đó nhanh chóng phát triển vượt sự mong đợi.

Độ lớn của hệ số tự tài trợ trên thực tiễn cũng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chính sách kinh doanh, mô hình doanh nghiệp, hướng phát triển và từng lĩnh vực kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những con số vàng khác nhau cho doanh nghiệp của mình dựa theo những tính toán của ban lãnh đạo.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com