M&A là gì? Lợi ích và các hình thức M&A phổ biến?

Tìm hiểu về M&A? Một số các hình thức M&A phổ biến và tiến trình để thực hiện một M&A?

Chúng ta đã nghe nói nhiều về các thuật ngữ liên quan đến M&A. Trong những năm gần đây, bên cạnh các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp tại Việt Nam, đầu tư thông qua hoạt động mua bán sáp nhập hiện đang trở thành một làn sóng đầu tư mới đầy tiềm năng. Các giao dịch M&A không ngừng gia tăng giữa các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời quy mô và giá trị của các thương vụ ngày càng lớn.

1. Tìm hiểu về M&A:

Ta hiểu vềM&A như sau:

M&A được biết đến là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A được hiểu cơ bản chính là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Cụ thể ta hiểu như sau:

– Mergers (sáp nhập) được hiểu cơ bản chính là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thường có cùng quy mô với nhau để nhằm mục đích chính có thể từ đó tạo ra một doanh nghiệp mới. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.

– Acquisitions (mua lại) được hiểu cơ bản chính là hình thức kết hợp mà doanh nghiệp lớn sẽ mua các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp bị mua lại này vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua.

Một số lợi ích của M&A:

M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đa phần hiện nay cũng đều được nhận định rằng nó sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A được xây dựng cũng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao và phát triển hiệu quả hơn.

– M&A có lợi ích là giúp nâng cao quy mô doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp cũng sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án… Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.

– M&A có lợi ích là giúp giảm chi phí nhân lực: Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.

– M&A có lợi ích là giúp cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

– M&A có lợi ích là giúp nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật: Thông qua việc M&A, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Một số hạn chế của M&A:

Thực tế, bên cạch các mặt tích cực thì việc sáp nhập không phải là không có các mặt hạn chế tuy nhiên nếu biết cách khắc phục thì những điểm này cũng không có gì đáng lo ngai quá. Sau đây là một số hạn chế cơ bản:

– M&A có hạn chế đó chính là gây ra những tranh cãi giữa các cổ đông lớn: Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất bởi nó đụng chạm tới quyền và lợi ích của các cổ đông. Khi các ngân hàng sáp nhập lại với nhau thì số vốn sẽ lớn hơn những cổ đông lớn của các ngân hàng có thể sẽ bị thâu tóm và quyền lợi sẽ giảm xuống. Và các ý kiến của các cổ đông này sẽ không còn tiếng nói trong đại hội cổ đông. Bởi nếu các cổ đông này vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phần thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ nhỏ hơn trước.

– M&A có hạn chế đó chính là gây ảnh hưởng tới quyền lợi của những cổ đông nhỏ: Không chỉ các cổ đông lớn bị ảnh hưởng về quyền lợi mà các cổ đông nhỏ cũng ảnh hưởng và thậm chí còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Vốn dĩ những cổ đông nhỏ trong doanh nghiệp đã có ít tiếng nói, ít quyền lợi hơn những cổ đông lớn nay qua hình thức sáp nhập tỷ lệ mà họ nắm giữ trên tổng số cổ phần nhỏ đi tiếng nói của họ trên cuộc họp đại hội cổ đông càng không có trọng lượng. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới những cái “tôi” trong lòng những vị doanh nhân này.

– M&A có hạn chế đó chính là có sự pha trộn, kết hợp giữa phong cách, văn hoá làm việc của các công ty sáp nhập: Mỗi doanh nghiệp có điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác.

– M&A có hạn chế đó chính là văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn: Văn hóa doanh nghiệp thể hiện những đặc trưng riêng có của mỗi doanh nghiệp, thể hiện những đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Việc pha trộn 2 nền văn hóa dễ gay nên đổ vỡ.

2. Một số các hình thức M&A phổ biến và tiến trình để thực hiện một M&A:

Hiện nay, căn cứ vào chức năng của các công ty thành viên, tính chất của việc mua bán, sáp nhập: hoạt động M&A có thể được phân loại theo 3 hình thức cụ thể sau đây:

M&A chiều ngang, M&A chiều dọc và M&A kết hợp. Cụ thể:

– M&A theo chiều ngang (Horizontal) được hiểu chính là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự cho người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa là cùng ngành và ở cùng một giai đoạn sản xuất. Các công ty, trong trường hợp này, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

– M&A theo chiều dọc (Vertical) được thực hiện với mục đích chính đó chính là nhằm mục đích để có thể kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ và dịch vụ tốt, nhưng khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

– M&A kết hợp (Conglomerate) được hiểu chính là hình thức mua bán và sáp nhập để nhằm mục đích chính giúp hình thành nên các tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu tập đoàn diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng họ không cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Sản phẩm của họ có thể được bổ sung, sản phẩm đi cùng nhau, nhưng về mặt kỹ thuật không phải là sản phẩm giống nhau.

Tiến trình để thực hiện một M&A:

Có 10 bước thực hiện tiến trình M&A. Việc mua bán và sáp nhập thông thường sẽ mất khoảng thời gian 6 đến 12 tháng hoàn thành, thậm chí lâu hơn và phải trải qua rất nhiều bước khác nhau.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế – tài chính thì chúng ta sẽ phải trải qua 10 bước để thực hiện M&A. Cụ thể như sau:

– Bước 1: Lên kế hoạch chiến lược mua lại: Khi tiến hành M&A thì chủ thể cần phải có những mong muốn rõ ràng từ việc mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp với nhau.

– Bước 2: Đặt tiêu chí: Các chủ thể cần phải có một mục tiêu trước khi tiến hành thực hiện kế hoạch M&A.

– Bước 3: Tìm kiếm các mục tiêu: Sau khi chủ thể biết rõ được mục đích của mình là gì các chủ thể đó sẽ tiến hành tìm kiếm những mục tiêu tiềm năng phù hợp nhất.

– Bước 4: Lên kế hoạch mua lại: Việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp không dễ dàng như khi các chủ thể mua một bó rau ngoài chợ. Các chủ thể sẽ cần phải liên hệ với các doanh nghiệp mục tiêu để thu thập thông tin.

– Bước 5: Phân tích: Các chủ thể sẽ cần phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin về những doanh nghiệp mục tiêu, sau đó sẽ phân tích, đánh giá và lựa chọn doanh nghiệp phù hợp nhất.

– Bước 6: Tiến hành đàm phán: Sau khi lựa chọn được doanh nghiệp phù hợp thì chủ thể có thể gửi tới một lời đề nghị chi tiết hơn.

– Bước 7: Thẩm định giá trị: Sau khi tiến hành đàm phán thì các chủ thể có thể yêu cầu thẩm định, kiểm tra về mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp chúng ta mua mua bán hoặc sáp nhập.

– Bước 8: Soạn thảo hợp đồng mua bán: Những chủ thể là các bên liên quan sẽ thống nhất và đưa ra được các quyết định cuối cùng và đưa ra những thỏa thuận về hợp đồng.

– Bước 9: Đưa ra các chiến lược tài chính sau khi mua lại hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

– Bước 10: Phân tích kỹ hơn về việc mua bán và sáp nhập này.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com