Vốn cấp một là gì? Các đặc điểm và so sánh với vốn cấp hai?

Tìm hiểu về vốn? Tìm hiểu về vốn cấp 1? So sánh vốn cấp một với vốn cấp hai?

Vốn luôn là một trong những vấn đề được tất cả các chủ thể quan tâm. Trong thực tiễn vốn có vai trò vô cùng quan trọng và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của các doanh nghiệp. Có nhiều loại vốn khác nhau, trong số đó chúng ta cần kể đến vốn cấp một. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về loại vốn này.

1. Tìm hiểu về vốn:

Ta hiểu về vốn như sau:

Vốn được hiểu chính là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền để các chủ thể sẽ có thể sử dụng trong kinh doanh.

Khả năng sử dụng được trong kinh doanh của vốn thực chất chính là tiêu chí cơ bản được sử dụng nhằm mục đích để đánh giá tiền, tài sản, quyển tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn. Đối với tiền thì sẽ cần phải tích góp đến mức nhất định thì mới có thể sử dụng trong kinh doanh với tư cách là vốn.

Còn đối với tài sản nếu chỉ thuần tuý có giá trị và giá trị sử dụng mà không có khả năng chuyển đổi thành tiền và sử dụng trong kinh doanh thì cũng không có giá trị là vốn.

Đối với các quyền tài sản, nếu các chủ thể không có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để từ đó có thể hoạch toán trong kinh doanh thì không thể dùng để nhằm mục đích thực hiện đầu tư nên quyền tài sản trong trường hợp cụ thể này cũng không được xem là vốn.

Vốn được hiểu cơ bản chính là tiền đề để thực hiện các hoạt động đầu tư. Cơ chế hình thành vốn và sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật cụ thể như: Luật ngân sách nhà nước, Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật hợp tác xã và nhiều các văn bản pháp luật khác.

Vốn có vai trò hàng đầu trong mọi loại hình doanh nghiệp, cụ thể đó chính là những vai trò cơ bản sau đây:

– Vốn được xem là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

– Vốn là căn cứ được sử dụng nhằm mục đích để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.

– Bên cạnh đó, ta nhận thấy, vốn còn là cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật trong xuyên suốt quá trình trình lập và hoạt động phát triển.

– Vốn còn có vai trò là tiềm lực kinh tế, là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để nhằm mục đích có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.

– Vốn thực chất còn là cơ sở để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Với những vai trò cụ thể được nêu bên trên cho ta thấy vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Nhưng việc các chủ thể sử dụng vốn như thế nào cũng quan trọng không kém bởi nếu bạn sử dụng thông minh, phát huy được hết những tiềm lực và vai trò của chúng thì chắc chắc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có sự khác biệt và tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định.

Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh và những ưu nhược điểm hay lợi thế cạnh tranh khác nhau mà lựa chọn phương thức sử dụng vốn hiệu quả, mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

2. Tìm hiểu về vốn cấp 1:

Khái niệm và đặc điểm của vốn cấp 1:

Vốn cấp 1 được sử dụng nhằm mục đích chính là để mô tả mức độ an toàn vốn của ngân hàng và dùng để chỉ vốn nòng cốt bao gồm vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại.

Vốn cấp 1 về cơ bản thực chất chính là hình thức hoàn hảo nhất về vốn của một ngân hàng, khoản tiền mà ngân hàng đã lưu trữ để từ đó có thể duy trì hoạt động thông qua tất cả các giao dịch rủi ro mà nó thực hiện, như đầu tư và cho vay.

Vốn cấp 1, hay còn gọi vốn nòng cốt hoặc vốn cơ bản, được hiểu cơ bản chính là một loại vốn tự có của một tổ chức tín dụng. Về cơ bản, vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức đó cũng như phần lợi nhuận không chia.

Từ vốn cấp 1, chúng ta sẽ có thể tính được tỷ lệ vốn cấp 1 để từ đó biết một tổ chức tín dụng có đủ vốn hay không theo tiêu chí của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Để nhằm mục đích có thể tính tỷ lệ vốn cấp 1 của một tổ chức tín dụng, lấy lượng vốn cấp 1 của tổ chức đó chia cho tổng tài sản rủi ro của nó.

Theo Quy ước Basel II, nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 4% thì tổ chức tín dụng được coi là đủ vốn.

Công thức tính tỷ lệ vốn cấp 1:

Tỷ lệ vốn cấp 1= Tiền vốn nòng cốt của 1 ngân hàng/ Tổng tài sản rủi ro.

Cần lưu ý rằng đối với những tài sản như tiền mặt, tiền xu thường có tỉ lệ rủi ro là 0, trong khi các khoản vay không có bảo đảm có tỉ lệ rủi ro là 100%.

Vốn cấp 1 trong tiếng Anh là gì?

Vốn cấp 1 trong tiếng Anh là Tier 1 Capital.

Cách thức hoạt động của vốn cấp 1:

Theo quan điểm của cơ quan quản lí, vốn cấp 1 thực chất chính là thước đo nòng cốt về sức mạnh tài chính của một ngân hàng vì nó bao gồm vốn tự có.

Vốn tự có bao gồm chủ yếu là lợi nhuận giữ lại và cổ phiếu phổ thông. Vốn tự có cũng có thể bao gồm cổ phiếu ưu đãi không tích lũy, không được hoàn trả. Theo Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, người ta thường sẽ nhận thấy rằng các ngân hàng cũng sử dụng các công cụ tài chính mới để tích lũy vốn cấp 1.

Tuy nhiên, các công cụ như vậy trên thực tế cũng sẽ cần phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt. Vốn có được thông qua các công cụ này chỉ có thể chiếm 15% tổng số vốn cấp 1 của ngân hàng. Hiệp ước vốn Basel III ra đời và được lên kế hoạch để nhằm mục đích loại bỏ vốn kiếm được thông qua các công cụ tài chính mới.

Hiệp ước vốn Basel III được phát triển nhằm mục đích để đáp ứng những thiếu sót trong quy định tài chính lộ ra sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 và 2008.

Tỉ lệ vốn cấp 1 so sánh vốn chủ sở hữu của ngân hàng với tổng tài sản có rủi ro (RWAs). Ta hiểu tổng tài sản có rủi ro chính là tất cả các tài sản được nắm giữ bởi một ngân hàng có trọng số rủi ro tín dụng. Đa số các ngân hàng trung ương đều thiết lập các công thức tính trọng số rủi ro tài sản theo hướng dẫn của Ủy ban Basel.

3. So sánh vốn cấp một với vốn cấp hai:

Trước tiên, ta hiểu về vốn cấp 2 như sau:

– Khái niệm vốn cấp 2:

Vốn cấp 2 thực chất được hiểu là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai sau vốn cấp 1. Vốn cấp 2 được chỉ định chính là vốn bổ sung và bao gồm các khoản mục như dự trữ định giá lại, dự trữ chưa công bố, công cụ lai giữa nợ và vốn, và nợ thứ cấp có kì hạn.

Vốn cấp 2 trên thực tế sẽ thường được coi là kém an toàn hơn vốn cấp 1. Tại Mỹ, yêu cầu về tổng vốn ngân hàng một phần dựa trên trọng số rủi ro tài sản của ngân hàng.

– Vốn cấp 2 trong tiếng Anh là gì?

Vốn cấp 2 trong tiếng Anh là Tier 2 Capital.

So sánh vốn cấp 1 và vốn cấp 2:

Vốn cấp 1 như đã được phân tích cụ thể nên trên chính là nguồn vốn chính của ngân hàng. Thông thường, vốn cấp 1 sẽ nắm giữ gần như tất cả các quỹ tích lũy của ngân hàng. Các quỹ này được tạo ra đặc biệt để nhằm mục đích chính đó là nhằm hỗ trợ các ngân hàng bù đắp các khoản lỗ, giữ hoạt động của ngân hàng liên tục.

Theo phiên bản phát hành của Basel III, tỉ lệ vốn cấp 1 tối thiểu được nêu đó chính là 6%. Tỷ lệ vốn cấp 1 này trên thực tế thì sẽ được tính bằng cách chia vốn cấp 1 cho tổng tài sản dựa trên rủi ro.

Vốn cấp 2 như khái niệm được nêu cụ thể bên trên sẽ bao gồm các công cụ lai giữa nợ và vốn, dự phòng tổn thất cho vay và dự trữ định giá lại cũng như lợi nhuận chưa phân bổ. Vốn cấp 2 hiện nay hoạt động như một nguồn vốn tài trợ bổ sung bởi vì thực chất hiện nay vốn cấp 2 không đáng tin cậy như vốn cấp 1.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com